Tại sao dân chủ pháp
luật thật sự phát triển chưa có ở Việt Nam?
Nguyễn Hữu Đổng
Dân chủ, pháp luật là các khái niệm biểu hiện thực chất thật sự phát
triển tiến bộ, văn minh của xã hội loài người. Cách đây hơn bảy thập kỷ,
sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh, thoát khỏi ách nô lệ thực
dân, phong kiến, nhân dân Việt Nam đã lập nên “nước dân chủ cộng hòa” –
hình thức quốc gia có nguyên tắc luật, nguyên lý pháp quyền đầu tiên ở
Đông Nam Á để thực hiện, bảo đảm “quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc” của nhân dân. Thế nhưng tại sao đã hơn bảy thập kỷ
trôi qua mà dân chủ pháp luật thật sự phát triển chưa có ở Việt Nam? Để
trả lời được câu hỏi này, cần phải nhận thức bản chất, thực chất, tính
chất của dân chủ thật sự, pháp luật, thật sự phát triển là gì?
Thật sự phát triển
là gì?
Thật sự là khái niệm có mô hình cấu trúc theo quy luật, hiện thực khách
quan như sau: “bản chất sự thật
– thực chất thật – tính chất
thật sự” [1]. Theo đó, trong
mối liên hệ với sự thật, thật, thì thật sự chỉ là khái niệm biểu hiện
của tính chất bên ngoài; sự thật là khái niệm biểu hiện của bản chất bên
trong; còn thật là khái niệm biểu hiện của thưc chất toàn diện ở giữa
bên ngoài và bên trong.
Từ mô hình cấu trúc thực chất thật nêu trên cho thấy rằng, phát triển là
khái niệm có mô hình cấu trúc theo quy luật, hiện thực khách quan như
sau: bản chất tăng về chất (sự thật cân đối của hiện tượng: chưa phát
triển) – thực chất (thật hài hòa giữa sự vật và hiện tượng tồn tại: phát
triển) – tính chất giảm về lượng (thật sự cân bằng của sự vật: không
phát triển). Tức phát triển là khái niệm biểu hiện thực chất tri thức
“học thuật” (tri thức khoa học do học tập, nghiên cứu mà có) về sự cân
đối, cân bằng, hài hòa giữa các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế
giới tự nhiên và xã hội.
Thực chất thật
và phát triển là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên khái
niệm thật sự phát triển hay phát triển thật sự.
Tức thật sự phát triển là khái
niệm biểu hiện thực chất tri thức học thuật về sự cân đối, cân bằng, hài
hòa thật sự giữa các sự vật, hiện tượng tồn tại trong
thế giới tự nhiên và xã hội.
Mô hình cấu trúc của thật sự phát triển có thể được biểu thị như sau:
bản chất thật sự chưa phát triển (hiện tượng cân đối) – thực chất thật
sự phát triển (tồn tại hài hòa) – tính chất thật sự không phát triển (sự
vật cân bằng).
Pháp luật là gì?
Từ các phân tích ở phần trên cho thấy rằng, pháp luật là khái niệm biểu
hiện ở tính chất, bản chất và thực chất. Tính chất của pháp luật biểu
hiện ở nguyên lý pháp quyền để bảo đảm đạt được mục tiêu chính sách phát
triển công bằng; bản chất của pháp luật biểu hiện ở phương pháp phi bạo
lực hay nguyên tắc luật để thực hiện mục tiêu chính sách phát triển bình
đẳng; thực chất của pháp luật biểu hiện ở nguyên tắc luật, nguyên lý
pháp quyền để bảo đảm đạt được mục tiêu chính sách phát triển công bằng,
bình đẳng, công lý.
Điều đó có nghĩa, pháp luật trong
quốc gia có thể được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất tri thức
học thuật về nguyên tắc luật, nguyên lý pháp quyền thực hiện, bảo đảm
đạt được các mục tiêu chính sách phát triển, tức bảo đảm “sự cân đối
(bình đẳng), cân bằng (công bằng), hài hòa (công lý) về phát triển văn
hóa, kinh tế, xã hội giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng” [2].
Mô hình cấu trúc của pháp luật có thể được biểu thị như sau: luật (bản
chất: nguyên tắc luật thực hiện mục tiêu chính sách phát triển) – luật,
pháp quyền (thực chất: xây dựng, thực hiện nguyên tắc luật, nguyên lý
pháp quyền bảo đảm đạt được mục tiêu chính sách phát triển) – pháp quyền
(tính chất: xây dựng nguyên lý pháp quyền bảo đảm đạt được mục tiêu
chính sách phát triển).
Dân chủ thật sự là
gì?
Từ các mô hình cấu trúc được phân tích ở trên cho thấy rằng, dân chủ
trong quốc gia có thể được biểu thị theo mô hình cấu trúc như sau: dân
chủ chưa thật sự (bản chất nhóm công dân của nhân dân làm chủ trực tiếp
trong chính quyền) – “dân chủ thật sự” [3, t. 11, tr. 41] (thực chất
nhân dân trong cộng đồng quốc gia vừa là chủ, vừa làm chủ trực tiếp,
gián tiếp trong chính quyền, xã hội, quốc gia) – dân chủ không thật sự
(tính chất cá nhân cư dân của nhóm công dân là chủ gián tiếp trong xã
hội).
Từ mô hình cấu trúc này cho thấy, dân chủ thật sự là khái niệm biểu hiện
tri thức học thuật về các cá nhân, nhóm, cộng đồng dân tộc trong quốc
gia vừa là chủ, vừa làm chủ trực tiếp, gián tiếp trong chính quyền, xã
hội, quốc gia. Dân chủ thật sự là nói về “dân chủ nhân dân” - tức “chính
quyền của nhân dân” [3, t.9, tr. 38] - chứ không phải “dân chủ xã hội
chủ nghĩa” [4]. Chính quyền của nhân dân tức là chính quyền của tất cả
các cá nhân (công dân, cư dân), nhóm (đảng phái, hội đoàn), cộng đồng
(dân tộc, tôn giáo); chính quyền do nhân dân tức là các cá nhân, nhóm,
cộng đồng đều được quyền tự do bầu và cử ra những người đại diện cho
mình trong chính quyền trung ương, địa phương; chính quyền vì nhân dân
tức là mọi đường lối, mục tiêu chính sách phát triển trong quốc gia đều
phải bảo đảm đạt được sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi
(quyền được sống), giá trị (quyền tự do), tinh thần (quyền mưu cầu hạnh
phúc) của nhân dân.
Mối liên hệ giữa dân
chủ, pháp luật, thật sự phát triển
Dân chủ, pháp luật, thật sự phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,
hình thành nên dân chủ pháp luật thật sự phát triển. Trong mối liên hệ
này, thì thật sự phát triển được nhìn nhận là mục tiêu chính sách phát
triển; dân chủ được nhìn nhận là phương thức lãnh đạo, phương pháp quản
trị thực hiện mục tiêu chính sách phát triển; còn pháp luật được nhìn
nhận là nguyên tắc luật, nguyên lý pháp quyền bảo đảm đạt được mục tiêu
chính sách phát triển.
Điều đó cho thấy rằng, pháp luật là gắn chặt với pháp quyền và “luật
phát triển” [3, t. 7, tr. 41]; không có luật đúng đắn, pháp quyền nhân
nghĩa thì quốc gia không thể có dân chủ thật sự và phát triển bền vững.
Tức dân chủ pháp luật thật sự phát triển có thể được nhìn nhận là khái
niệm biểu hiện thực chất các cư dân, công dân, nhân dân vừa là chủ gián
tiếp trong xã hội, vừa làm chủ trực tiếp trong chính quyền bằng phương
thức lãnh đạo, phương pháp quản trị, nguyên tắc luật, nguyên lý pháp
quyền để thực hiện, bảo đảm đạt được sự cân đối, cân bằng, hài hòa về
môi trường sống tồn tại, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi,
giá trị, tinh thần giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng.
Nguyên nhân nào làm
cho dân chủ pháp luật thật sự phát triển chưa có ở Việt Nam?
Tác giả bài viết này đưa ra ba nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là,
do Đảng Cộng sản đã nắm độc quyền tư tưởng, báo chí; từ đó làm cho nhân
dân mất quyền tự do về tư tưởng và ngôn luận, trong khi Hồ Chí Minh nói
rõ rằng: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do” [3, t.
10, tr. 378]. Tức nền tảng tư tưởng của Đảng đã sai lầm nghiêm trọng, do
tư tưởng (quan điểm, chủ nghĩa) mắc phải căn bệnh “giáo điều” – tư tưởng
“xã hội chủ nghĩa”, “cộng sản chủ nghĩa” (tính chất hình thức của tư
tưởng). Về thực chất, đây là hình thức tư tưởng biểu hiện tương tự tệ
nạn “mù chữ” [5] – kẻ thù cực kỳ nguy hiểm trong quốc gia dân chủ và xã
hội loài người. Tư tưởng đã mắc phải bệnh giáo điều thì hành động tất
yếu sẽ lệch lạc; hay nói cách khác: “Tư tưởng không đúng đắn thì công
tác ắt sai lầm” [3, t. 7, tr. 114].
Hai là,
do Đảng Cộng sản đã đứng trên pháp luật; hay Đảng tự coi mình là luật,
không “tuân theo pháp luật của nhân dân” [3, t. 8, tr. 264], bởi vì đã
“thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước” vào Hiến pháp Việt Nam năm
2013 một cách công khai [6, Lời nói đầu]. Tức Bộ Chính trị, Ban Chấp
hành trung ương Đảng tương tự như “ông vua tập thể”, Tổng Bí thư, Bí thư
Tỉnh ủy, Huyện ủy các địa phương tương tự như các “ông vua con” của thời
đại mới; còn nhân dân Việt Nam tương tự như “thần dân” thời nô lệ, phong
kiến chỉ mong muốn được “sống làm người chứ không chịu làm nô lệ” [3, t.
13, tr. 190]. Nhân dân Việt Nam hiện nay không có pháp luật của mình,
tức không có nguyên tắc luật, nguyên lý pháp quyền của mình để bảo vệ
công lý, bảo đảm đạt được các mục tiêu chính sách phát triển con người,
xã hội, quốc gia.
Ba là,
do nhiều đảng viên trong Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương Đảng
Cộng sản đã thiếu, hay vô “đạo đức” (tính chất: “làm cán bộ”), “tài
năng” (bản chất: “làm việc”) và “lương tâm” (thực chất: “làm người”);
tức họ đã không biết học lý luận là “để làm việc, làm người, làm cán bộ”
[3, t. 6, tr. 208] thật sự, mà chỉ học để mong ra “làm quan”, “phát
tài”, “cai trị” (quản lý, chỉ đạo), “dẫn dắt”, “định hướng” nhân dân đi
theo “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa” [5, Điều 2] – chế độ xã hội
phản khoa học, phản tiến bộ của ‘nhà nước phong kiến kiểu mới’ trong thế
kỷ XXI. Chính nhiều đảng viên cộng sản thiếu đạo đức, tài năng, lương
tâm này đã làm cho quốc gia Việt Nam ngày càng mất dần chủ quyền lãnh
thổ, “đất nước, biển đảo, khí trời” [7].
Tính chất cai trị về tư tưởng
và hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện rõ nét nhất qua vụ “xử
lý điểm nóng” - điểm nóng xung đột do “khủng hoảng niềm tin” [8] vào
Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền - ở xã Đồng Tâm, Huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 (ngày rằm tháng 12 âm
lịch năm 2020, ngày cận Tết cổ truyền của Dân tộc Việt Nam). Bởi vì,
Đảng Cộng sản đã mắc phải quá nhiều sai lầm từ trước đến nay trong quan
hệ với nhân dân nói chung, nhân dân xã Đồng Tâm nói riêng. Chẳng hạn,
như: 1) Bắt buộc “quân đội trung với Đảng”, tức trung với “nhóm lợi
ích”, nên đã dẫn đến “quân đội làm kinh tế” [9], bóc lột nhân dân, trở
thành kẻ thù của nhân dân; 2) Sai lầm khi áp dụng hình thức “sở hữu toàn
dân” [10] về chính sách tài nguyên, đất đai trong bản Hiến pháp năm 2013
và các đạo luật, nên đã không đáp ứng được “lòng dân” (đáp ứng “sự thực
và công lý”), làm cho niềm tin chân thật của nhân dân nói chung, nhân
dân xã Đồng Tâm nói riêng vào chế độ ngày càng mất dần; 3) Nguyên tắc
đối thoại công khai minh bạch trong giải quyết mâu thuẫn, xử lý điểm
nóng, xung đột giữa nhân dân và doanh nghiệp, chính quyền đã không được
tiến hành thỏa đáng; 5) Áp dụng hình thức độc quyền thông tin truyền
thông một chiều từ hệ thống báo chí của chính quyền; 6) Lực lượng vũ
trang đã cưỡng chế một cách vô nhân tính đối với các công dân chân thật
buộc phải tìm cách tự vệ sau các hành vi đe dọa trước đó của chính
quyền, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang; đồng thời, chính quyền đã sử
dụng biện pháp cưỡng chế vào thời điểm “mờ ám” khi trời còn tối, người
dân đang ngủ, ngay giáp Tết cổ truyền của Dân tộc.v..v..
Kết luận
Con đường phát triển
cách mạng dân tộc, xây dựng đất nước dân chủ, giàu mạnh, công bằng, bình
đẳng không chỉ là mong muốn trong tư tưởng Hồ Chí Minh – tư tưởng con
người “biết nhận thức phải, trái”, “có đúng, có sai” [3, t. 14, tr. 186]
chứ không phải “kinh thánh” [3, t. 7, tr. 120] – mà còn là mong muốn của
nhân dân Việt Nam. Con đường này tương tự như “sự thật của con đường
hạnh phúc” [11] – con đường
có mục tiêu
“độc lập
mang tính nhân quả (đầu - cuối), có phương pháp thực hiện mang tính
đối lập “song hành” (phải -
trái) và nguyên tắc thực hiện mang tính
độc lập, đối lập “trung
gian” (ở giữa)” [12].
Để xây dựng đất nước dân chủ và giàu mạnh như nêu ở trên, giải pháp hàng
đầu là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản, Quốc hội,
Chính phủ cần phải triệt để đổi mới toàn diện thật sự cả về thể chế kinh
tế, chính trị và văn hóa. Đây là yêu cầu cấp thiết nhất giai đoạn hiện
nay nhằm xây dựng “khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” [13], bảo vệ
chủ quyền quốc gia trước hành động sai trái của chính quyền cộng sản
Trung Quốc đang thực hiện chiến tranh xâm lược “mềm” (xâm lược mang tính
phản văn hóa, kinh tế, pháp lý, thông tin) đối với Việt Nam và các quốc
gia khác.
Thể chế kinh tế là khái niệm biểu hiện thực chất xây dựng, thực hiện
nguyên tắc luật để bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ giữa các doanh nghiệp hoạt động công ích, tư nhân,
cổ phần. Thể chế văn hóa là khái niệm biểu hiện thực chất xây dựng, thực
hiện nguyên lý pháp quyền để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, công lý về
quyền lợi, giá trị, tinh thần giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng. Thể chế
chính trị - xã hội là khái niệm biểu hiện thực chất toàn diện của xây
dựng, thực hiện nguyên tắc luật, nguyên lý pháp quyền để bảo đảm sự cân
đối, cân bằng, hài hòa về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giữa các doanh
nghiệp hoạt động công ích, tư nhân, cổ phần; bảo đảm về môi trường sống
tồn tại trong tự nhiên và xã hội; bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, công
lý về quyền lợi, giá trị, tinh thần giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng
trong quốc gia.
Để thực hiện các giải pháp nêu trên, cần phải xây dựng “thể chế kinh tế
thị trường đầy đủ” chứ không phải xây dựng thể chế “kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” [5, Điều 51]; đồng thời xây dựng “thể chế
chính trị pháp quyền” và “thể chế văn hóa đa dạng” [14] ở Việt Nam.
Đảng Cộng sản muốn tồn tại cùng Dân tộc Việt Nam, thì giải pháp tiếp
theo mang tính “quy luật phát triển của cách mạng” [3, t. 13, tr. 71] là
cần phải sửa đổi ngay Hiến pháp năm 2013, thay đổi tên Đảng Cộng sản
hiện nay trở lại tên “Đảng Lao động” như Hồ Chí Minh đã thực hiện cách
đây gần 70 năm, hoặc lấy tên mới là “Đảng Việt Nam Thống nhất”; bởi vì,
cụm từ “cộng sản” là không thật, phản khoa học! Đồng thời, Đảng cần phải
tôn trọng các quyền “là chủ”, “làm chủ”, “đi đúng đường lối của nhân
dân” [3, t. 8, tr. 50], thật sự hòa giải dân tộc và xây dựng, thực hiện
khối đại đoàn kết các dân tộc, cơ chế “tam quyền phân lập” – “Thần linh
pháp quyền” ở Việt Nam [15]. Thực hiện các giải pháp nêu trên dẫn đến
Đảng Cộng sản mất đi quyền “cai trị”, hay vai trò “lãnh đạo” (tiên
phong) trong quốc gia có thể được trao vào tay một đảng chính trị tiến
bộ khác, nhưng đây lại là “quy luật phát triển của xã hội” [3, t. 8, tr.
274], để Dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn. Việt Nam trường tồn và
phát triển bền vững mới thật sự là chân lý vĩnh hằng - cuộc sống - niềm
tin của nhân dân.
……………..
Tài liệu trích dẫn:
[2]
http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-phat-trien-o-viet-nam-123029
[3]
CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập,
Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Văn kiên Đại
hội lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 72.
[5]
V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va – 1978, t. 44, tr.
218.
[6] Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
[7]
http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_BaoVeChuQuyen.html
[9]
http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_TaiSaoQuanDoi.html
[10]
https://boxitvn.blogspot.com/2017/05/ap-dung-hinh-thuc-so-huu-toan-dan-la.html
[12]
tcnn.vn/news/detail/39680/Xay_dung_chinh_sach_quoc_gia_kien_tao_phat_trien_ben_vung_o_Viet_Namall.html
[13]
http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_ChongBaPhai.html
[14]
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/ngay-8-thang-3-ngay-phu-nu-nghi-ve-mo-rong-dan-chu-292756.html
[15]
http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_ThanLinhPhapQuyen.html
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 12-1-20 |