“Hậu" Đại hội nhà văn X: Ghi chép của NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI
Đại hội Nhà văn thường được dư luận chú ý và trông chờ….có chuyện hay.
Tuy bây giờ phát triển số lượng đông,
bên cạnh người có
sách, có sáng tác nhưng chưa thành danh-
lại cũng nhiều “tên tuổi “ được chú ý. Nhà văn
hay … nói mạnh, nói độc đáo ấn tượng- phong cách khá tự do,
khoáng đạt, thế nào chả
có nhiều ý mới?
Nhiều Đại hội trước, chả đã từng có nhiều tranh luận nảy lửa “phát sợ “
đó thôi?
Thế nên mới “chưng hửng “ vì lần này … chẳng thấy dấu ấn gì đậm nét ?
1.
“ĐẠI HỘI HAY CARNIVAL”
Báo chí có loạt bài phản ánh “Đại
hội nhà văn hay Carnival?” (Phụ Nữ Thành Phố): Văn chương là văn
hóa, là cái đẹp. Nhà văn chuyển tải những giá trị chân thiện mỹ…Nhưng
những gì diễn ra ở Đại hội rất… đối nghịch..
Không khí được “tường thuật “ khá đúng: Bên trên
cứ phát biểu, dưới cứ bắt tay chụp hình, tặng sách nhau, trò
chuyện rôm rả. Lúc bầu cử chen chúc xô đẩy
xếp hàng dài. Nhà báo
nhận xét: Nên tổ chức phần lễ trang nghiêm còn phần hội cho nhà
văn gặp nhau, chứ đâu để… như cái chợ ?
Hình như là một tật xấu từ bao giờ rồi. Tôi chợt nhớ ở một Đại hội trước
đây, trên cứ nói, dưới cũng… cứ nói. Nhà văn gặp nhau là việc quan
trọng, họ… nói chuyện, thậm chí nếu đi ra sảnh, thế nào cũng thấy một
‘diễn đàn tự do “cười nói, uống
nước, cứ như có một “đại hội con" nữa không có diễn giả.
Trốn
ra không được vì kẹt ngồi hàng ghế giữa sâu bên trong, thấy phí thời
gian quá, tôi bèn nghĩ ra cách
tranh thủ phỏng vấn nhà thơ Phan Vũ “Hà Nội Phố “ cũng đang nhấp nhổm
bên cạnh. Nhờ thế tôi có được bài thú vị về chân dung ông, nay mới thấy
quý vì lớp nhà văn lớn tuổi ấy giờ còn rất ít.
Tôi nhớ có lần còn được ngồi cạnh nhà văn Nguyễn Công Hoan. Còn Nguyên
Hồng, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Kim Lân, Tô Hoài… các bậc
“trưởng thượng “thì chỉ được vẫy tay hỏi thăm là vinh dự cảm động
sang trọng lắm rồi. Thời đó như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Đỗ Chu,
Lê Lựu, Lê Minh Khuê… thuộc “nhà văn trẻ” đang nổi tiếng để chúng tôi
đám mới vào nghề ngưỡng mộ xúm xít xin nghe chuyện.
Một lần họp Nhà văn trẻ xong, được chiêu đãi một nhà hàng phố Cổ, chúng
tôi đang đi lên lầu bỗng thấy phía trước, một “cụ già” râu bạc, mặc bộ
đồ vải nâu, tay còn cầm cái quạt giấy. Bảo vệ bảo:
“Cụ ơi, hôm nay trên lầu
nhà hàng đãi tiệc nhà văn, xin cụ xuống dưới nhà phía bên này ạ”.
- Chúng tôi vội bảo: ”Ấy chết anh ơi,
nhà văn Nguyên Hồng đấy, đã nghe Năm Saigon- Bỉ Vỏ chưa.” Anh kia
cuống quýt xin lỗi.
Đó là “không khí nội bộ “ khiến nhà văn mong mỏi ở đại hội. Có thấy đoàn
Hà Nội ngồi đâu không ? Có thấy Hoàng Nhuận Cầm đâu không? Không
thấy.-Tôi nháo nhác tìm để hỏi thăm bố anh ấy- Nhạc sỹ Hoàng Giác (Tung
cánh chim tìm về tổ ấm…) đã mất như thế nào - Vì dạo kỷ niệm ngàn năm
Thăng long tôi có đến nhà phỏng vấn và được chính ông đàn cho nghe bản
“Ngày về “.
Mà vẫn muốn nói thêm sự quan trọng gặp gỡ của “dân Văn chương “- các quý
tộc Nga, nhà văn Nga xưa chả từng tụ tập gặp gỡ nhau, đi săn bắn trong
các trang trại đàm đạo thì… mới
ra văn chương đó là gì…
Thành ra, ‘chuyện bên lề “, “thơ tường thuật“ sau Đại hội nó cứ khoái
nghe hơn các diễn văn.
Mà như nhà thơ Vũ Quần
Phương đã làm chum thơ in
báo trước Đại hội nói về
“những bạn thơ năm chống Mỹ" nay
thành cao tuổi nhất trong Đại hội. Hơn một nửa đã ra đi.
Dù báo chí có phê đúng chóc đi nữa , thì “đại hội vẫn thành công “- nếu
nhớ lại đã từng có đại hội khi đề cử thêm danh sách để
chọn hơn chục người vào ban chấp hành - kết quả là họ bầu ra danh
sách thêm… hơn 250 người. Khi bầu phân tán phiếu
lại rớt sạch chỉ được vài người,
không đủ. Hì hục bầu lại lọ mọ
tới… tối, chết mệt.
Thế nên có lời bình rất "mạng xã
hội “ vui tếu táo mà đúng- của nhà thơ, nhà biên kịch Điện ảnh Nguyễn
Thị Hồng Ngát trên FB. Nó vui đùa mà có cái “đúng kiểu” mấy ông nhà văn
ít tính kỷ luật..
Chị viết :” Tưởng ĐH này phức tạp nhất hóa ra vui vẻ suôn sẻ nhất. Bầu
phát đủ ngay 11 người BCH. Họp BCH phát bầu ran gay được Chủ tịch và 2
phó Chủ tịch.Tóm lại 1 câu cho nhanh là tất cả đều quan trọng mà không
có gì quan trọng cả…Hihi”.
Nhưng thôi, phải
nhận lời phê. Ai, đại hội nào
chả có nhu cầu gặp gỡ. Đó không là lý do để mất trật tự, thiếu nghiêm
túc được. Đồng ý.
2. CHẲNG AI NÓI CHUYỆN VĂN CHƯƠNG“
Đó là lời nhận xét đúng của báo Tuổi Trẻ trong ngày đại hội đang diễn
ra, công chúng đang muốn nghe có những vấn đề gì trong sáng tác và trong
nền văn học nước nhà.. Có ai giải thích câu hỏi luôn nghe: vì sao “chưa
có tác phẩm đỉnh cao “- chuyện đau đáu muôn thuở. Vì sao có nhiều vấn đề
xã hội biến đổi dữ dội, cuộc sống và con người nhiều góc cạnh mà văn học
chưa phản ánh kịp thời….?
Vậy nhưng cái không khí ồn
ào như chợ, âm thanh dở, thậm chí ai lên nói những “vấn đề muôn thuở”
“vấn đề biết rồi nói mãi “ - liền bị… vỗ tay mời xuống. Bất lịch
sự, nhưng đó là phản ứng của những người không muốn nghe những vấn đề
lớn đòi bàn sâu sắc, có thời gian sâu lắng. Trong cảnh đó nhiều người
chuẩn bị cho phát biểu rồi cũng rút lui vì “mình nói, ai nghe “. Một hội
nghề nghiệp sáng tạo mà không thể bàn gì. Thật đáng buồn đáng trách.
Tôi cũng cố “hành nghề báo chí “
trong cảnh khó khăn không ai tĩnh lại để bàn chuyện sâu sắc như thế- cố
phỏng vấn nhanh bất chợt
vậy.
Và may mắn “bắt “ được nhà văn Ngô Thảo đang
khệ nệ cái túi to trong đó cuốn
“Bốn nhà văn nhà số 4” về Nguyễn Thi Nguyễn Khải Nguyễn Minh Châu
Thu Bồn - cuốn sách công phu mới ra lò anh đem đến tặng các bạn văn.
Chợt nhớ đã đọc trên FB của nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn (ông
bạn này có người đùa là Trí Nhàn mà không…nhàn trí gì cả - luôn xóc xới
nhiều vấn đề ).
Ông ấy viết: ” trừ một vài cây bút chuyên đề còn đối với phần lớn nhà
văn ta ngày nay thực tại lịch sử thường là một cái gì xa lạ. Con người
tác giả, con người bạn đọc thường lo sống sát với nhu cầu hàng ngày. Ai
dám tự nhận mình biết rõ khuôn mặt lịch sử mà dây vào cho phiền ?- khi
ông phân tích Nguyễn Huy Thiệp “ ở chỗ mọi người ngại ngùng thì Nguyễn
Huy Thiệp lại lãnh đủ…. Khi cái ác được viết ra, tức là có điều kiện để
đẩy lùi nó. Mỗi lần nghệ thuật chiến thắng là một lần cái thiện chiến
thắng….”
Tôi thích và
trong không khí khó khăn này, chỉ
phỏng vấn các nhà văn một
ý đó thôi.
Ngô Thảo luôn tay ký sách - ông
bèn “phát nhanh “ cho tôi bản ý kiến định phát biểu mà tình hình này
không còn dịp để nói. Tôi bèn cầm chuồn lẹ khỏi đám bạn đang chen nhau
vây quanh xin sách ồi ồi.
Đây là ý kiến Ngô Thảo: ”…Hãy tìm cách đưa nhà văn và tác phẩm ra
khỏi…làng “. Ông cho rằng dân số Việt Nam đông, “với một lực lượng đồng
ngữ tiếng Việt như thế, thị hiếu
đa dạng, chỉ cần mấy chục ngàn người mua thì vị thế nhà văn và khả năng
làm giàu của nhà văn VN nằm trong tầm tay. Thực tế là trong những năm
gần đây, nhà văn vắng mặt gần như hoàn toàn trong những tổ chức và diễn
đàn chính trị- xã hội quan trọng.Một nguồn cơn quan trọng là thiếu những
nhà văn có tác phẩm ảnh hưởng đến đời sống xã hội cả nước…Một số không
nhỏ được in trong danh mục sách nhà nước đặt hàng, thì hầu hết được đặt
nghiêm trang trong các thư viện, mà người mượn đọc rất hiếm hoi…” Ông hy
vọng Đại hội lần này sẽ “nhìn thẳng vào thực trạng đội ngũ và vị trí
hiện có của từng nhà văn trong xã hội….Tạo điều kiện và đưa những tác
phẩm tốt “ra khỏi hàng rào của…làng Văn. Để thành hàng hóa tiêu thụ trên
thị trường cả nước…”
Trần Đăng Khoa “bật lên “ rất nhanh và quan trọng. Anh khẳng định:
”Có chứ sao không ? Nhà văn quan tâm
dưới lĩnh vực nào mà
họ thông thạo. Thí dụ tôi rất hiểu nông dân hơn các lĩnh vực khác. Tôi
viết nhiều chứ. Nó là báo thôi. Có khi nhanh hiệu quả hơn truyện ngắn hư
cấu. Viết cả vạn trang báo. FB miễn phí bàn rất nhiều vấn đề.”
“Người trẻ giỏi cũng có nhiều. Họ viết các vấn đề đập vào tim họ, lĩnh
vực họ quan tâm và thạo hơn. Đề tài Đốt lò cũng có. Vừa rồi tôi là chủ
khảo cuộc thi của NXB CA, tiểu thuyết rất nhiều. Nguyễn Như Phong giải
nhì đó.”
“Hoàn toàn qua văn chương có thể thấy mọi vấn đề.Không phải chỉ viết
dạng báo chí mà thành tác phẩm có nhân vật có số phận nói bằng văn học
sâu sắc.”
“mà nhà văn lười đọc của nhau lắm. Có người hỏi tôi sao mãi không thấy
ông viết gì, trong khi tôi vừa in một tuyển tập
vấn đề Biển Đông, hải đảo thì
lại hỏi ông vừa có tập thơ nhỉ. Họ có đọc
nhau đâu.”
“Có ông được gọi là Nhà văn Thông tấn thì giận. Trong khi
có Marquez, Hemingway, Thế giới nó gọi nhà văn Thông tấn . Tôi
cũng gọi bà là nhà văn Thông tấn. Nhiều
người lắm, viết nhanh những vấn đề nóng thời sự…”
Vậy đó - các nhà văn vẫn viết và suy nghĩ nghiêm túc các vấn đề quan
trọng của xã hội và văn học. Chỉ có điều mấy ngày Đại hội họ chưa kịp
nói hết thôi. Nghe nhiều
lời chê trách mắng mỏ
trên mạng xã
hội - nhà văn Trần Nhã Thụy bảo: Không ai thèm chơi với nhà văn
và họ cũng…. chả thèm chơi với ai. Họ chơi với… con chữ.” Chữ là người
tình đắm đuối muôn kiếp của nhà văn “
Nhà
văn lại tiếp tục làm việc
của mình giữa các đòi hỏi cao và
lời phê bình. Nói như Nguyễn Tuân- họ luôn đứng trước trang giấy - “Pháp
trường trắng “. Phải có tài năng và trách nhiệm xã hội.,.
|