VÙNG CAO Tùy bút
Nguyễn Thị Hậu
Sapa
không còn lặng kẽ
Vào một ngày Đông...
chuyến
tàu Hà Nội – Lào Cai rời ga Hàng Cỏ chuyển bánh đi về phía Bắc
đưa tôi lần
đầu đến
với
Sapa.
Trong
tôi Sapa bao giờ cũng là một thị trấn nhỏ bé và lặng lẽ như một truyện
ngắn
tôi từng đọc.
Chuyến
tàu đêm cuối tuần đông khách du lịch, đi theo nhóm, đi cả đoàn, đi từng
đôi, không hiếm người đi một mình… Sáng sớm tàu đến Lào Cai.
Trong chiến
tranh biên giới năm 1979 Lào Cai là thành phố và là tỉnh thiệt hại nặng
nề nhất. Nay thành
phố đã hiện đại lên với nhiều nhà cao tầng, đại lộ thẳng tắp
rộng thênh thang hai bên là những tòa nhà công sở mới của Tỉnh, tôi tự
hỏi: hàng cây lơ thơ bên những ngôi nhà mái ngói cũ, cái thư viện tỉnh
vắng vẻ có cô thủ thư mái tóc dài chấm đất, và mối tình thầm lặng của cô
với anh công chức Hà Nội sơ tán về… không biết có thật hay chỉ có trong
cuốn tiểu thuyết nào đó mà lúc này tôi ko sao nhớ ra được.
Đường lên Sapa uốn lượn,
qua dốc ba tầng sương sớm không tan mà càng dày, hàng cây samu ven đường
ngọn lá hình tháp đọng sương gợi hình ảnh Noel sắp đến.
Sài Gòn đang những ngày nắng nực, Hà Nội đẹp trời giữa Đông, cái
lạnh ở Hà Nội bạn nhắc mới nhớ ra cái từ “rét ngọt”.
Còn Sapa, Sapa mù sương không phân biết sáng trưa chiều, không
phân biệt đồi cao và thung lũng… Sương đọng như mưa phùn,
tưởng không rét nhưng rồi cái rét cứ thấm dần vào da thịt, càng
trưa càng lạnh, ngồi yên cũng lạnh mà đi lại cũng không thấy ấm hơn, cái
lạnh vào người rồi ở yên trong đó làm cho toàn thân cứ run lên.
Năm
1979
dù năm sâu trong thung lũng nhưng Sapa cũng không thoát khỏi sự
tàn phá nặng nề. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở
lại.Thị trấn nhiều xe máy hơn, nhiều trạm xe khách chất lượng cao từ Hà
Nội và nhiều tỉnh khác đến Sapa. Chợ Sapa vẫn đông khách tây khách ta,
quanh nhà thờ quanh “phố cũ” vẫn những người phụ nữ già trẻ lớn bé, lưng
địu con nhỏ tay cầm những chiếc vòng bạc, túi thổ cẩm… chào mời khách
mua, tiếng Kinh lơ lớ, tiếng Anh
chỉ đủ vài từ mặc cả. Trước cửa các khách sạn những cô gái Mông
chào hỏi bằng tiếng Anh khá trôi chảy với khách du lịch ba lô. Váy áo
thô cẩm, quấn xà cạp, em nhỏ địu trong tấm chăn hoa sặc sỡ, những người
phụ nữ Mông từ những bản
gần bản xa, lặn lội đến Sapa “làm du lịch”. Phải chăng vì phụ nữ, trẻ
nhỏ làm người ta dễ động lòng “từ bi” hơn…?
Thật ra
phụ nữ ở đâu cũng phải bươn chải và có thể làm tất cả vì gia đình.
Đang ngồi trong quán trước mặt là hồ nước mù sương, ly cà phê nóng ủ
giữa hai tay mà vẫn lạnh
run, một bà già người Mông trên tay lủng lẳng vòng bạc, túi thổ cẩm đi
qua. Bà dúi vào tay tôi mấy chiếc túi thổ cẩm: “túi bà già khâu tay đây,
mua đi, mua cho bà già. Bán cho Tây là 150 nghìn nhưng cháu mua thì 100
nghìn thôi”. Chiếc túi hoa văn kỷ hà xanh nhạt, vải mỏng khá mịn, loại
vải dệt máy công nghiệp, đường khâu tay cố ý để lộ sự vụng về. Cầm chiếc
Samsung Galaxy của tôi đặt lên túi, bà già cười: vừa với cái này này,
mua đi. Vừa nói xong bỗng bà nhớn nhác và lao nhanh ra đường. Ngoài
đường mấy anh trật tự viên đang đuổi theo người bán hàng rong tịch thu
hàng, túi thổ cẩm, vòng bạc, vòng cườm rơi lung tung…
Mấy người bạn
hôm trước hớn hở khoe
đã kịp
trả giá và
mua mấy cái vòng bạc và vài túi thổ cẩm về làm quà. Hôm sau đi chợ Sapa
về, giọng tức tối: ngoài chợ giá mấy cái này chỉ bằng một nửa, mấy ông
trật tự bắt người hàng rong là đúng quá!
Trong mắt tôi lại hiện ra gương mặt nhăn nheo của bà già người Mông,
gương mặt đỏ lên vì lạnh của các cô gái, những em bé ngủ gật ngật ngưỡng
trên lưng mẹ, những đôi bàn tay xanh chàm không bao giờ phai nhạt… Tôi
ân hận, giá mà hôm qua mình mua giúp họ vài thứ…
Sắc màu cao nguyên đá
Những ngày đầu xuân tôi có dịp lên Hà Giang. Trên con đường chạy giữa
bạt ngàn màu xám núi đá thi thoảng lại nhìn
thấy một vài phụ nữ người
Mông đi bộ, lưng gùi nặng, trong bộ trang phục nhiều màu sắc hài hòa
làm cho khung cảnh nơi
đây bớt phần hoang vắng.
Có thể nhận thấy trang phục đàn ông người Mông hầu như không thay đổi,
từ trẻ em đến cụ già vẫn một kiểu quần áo màu đen gài hàng nút vải trong
khi đó khăn váy áo của phụ nữ thì
nhiều màu sắc. Vào ngày chợ phiên ở Lũng Cú, Sà Phìn hay
Đồng Văn các cô gái Mông đã
chọn lựa khăn
áo váy thắt lưng giày…và “phối màu” với nhau rất đẹp. Họ có thể thỏai
mái lựa chọn mua hàng may sẵn với chất liệu vải mềm mỏng hay bóng bẩy,
in màu và nhiều họa tiết hoa văn, dập đường xếp ly… được bán la liệt ở
chợ, ở các cửa hàng ven đường hay trong thị trấn. Đa số phụ nữ bây giờ
có váy áo bộ mặc bộ thay, chất liệu vải mỏng nhẹ hơn vải lanh dệt nhuộm
thủ công nên việc vệ sinh giặt giũ cũng dễ dàng hơn. Chị em không còn
mất quá nhiều công sức cho việc dệt may váy áo, thời gian
để dành cho công việc khác. Sự thay đổi này mang lại nhiều thuận lợi cho
người phụ nữ.
Tuy nhiên, hàng hóa sản xuất từ Trung quốc màu sắc đa dạng, nhưng trang
phục phụ nữ Mông bây giờ không còn
vẻ
đẹp riêng của màu sắc, hoa văn từng bộ váy áo mà trước đây họ đã
kỳ công dệt may cho chính mình. Chắc không lâu nữa không ai còn thấy
được sự độc đáo của trang trí hoa văn trên váy áo người Mông khác biệt
với dân tộc khác như thế nào vì
cách thức dệt nhuộm may thêu truyền thống của người
Mông đang bị mai một… Trong những gia đình
người
Mông ở Lũng Cú, Đồng Văn mà tôi có dịp ghé qua hầu như ít còn
khung cửi gỗ dệt vải lanh, cũng hiếm thấy cảnh người
mẹ người bà ngồi đưa thoi dệt vải, các cô gái chuốt chỉ thêu váy áo...
Trang phục dân tộc - nhất là trang phục phụ nữ - được coi là loại hình
di sản văn
hóa phi vật thể,
vì thể hiện nét
độc đáo riêng của thẩm mỹ, phù hợp sinh hoạt từng tộc người qua kiểu
dáng và trang trí màu sắc hoa văn. Nghề dệt may, thêu và cách thức làm
ra các bộ trang phục truyền thống của các dân tộc thường do người bà,
người mẹ truyền dạy cho con gái
từ khi còn nhỏ… cứ thế mà
được lưu giữ lâu dài qua nhiều thế hệ. Khi hòan
cảnh sống thay
đổi làm cho chủ nhân văn hóa ấy không còn
nhu cầu hay không có
điều kiện để lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau thì
cũng là lúc cần
đến vai trò
của chính quyền. Bằng
những phương thức “vật thể hóa” di sản văn hóa phi vật thể như chụp hình
quay phim quá trình làm ra sản phẩm, sưu
tầm hiện vật kỹ thuật về nghề thủ công dệt nhuộm thêu, sưu tầm các kiểu
trang phục và cách thức sử dụng trang phục hàng ngày và lễ hội, và phục
dựng trong trưng bày bảo tàng - đặc biệt là xây dựng bảo tàng ngay tại
cộng đồng… nhà nước “can thiệp” để giúp cộng đồng bảo tồn văn hóa truyền
thống của chính họ.
Hiện nay nhiều quốc gia đã
duy trì và phát triển những làng nghề “du lịch bền vững”: trình
diễn nghề và sản xuất những sản phẩm thủ công (như dệt may thêu trang
phục dân tộc), tuy nhiên, sản phẩm phải giữ được sự độc đáo riêng của
từng nơi, có vậy mới hấp dẫn và thu hút được du khách trong, ngoài nước.
Khi người dân sống được bằng nghề của mình,
tức là di sản văn hóa “nuôi” được cộng đồng thì
cộng
đồng mới duy trì
và gìn giữ văn
hóa, trước là cho chính mình
và sau là cho
đất nước.
Cuộc sống nơi vùng cao đang thay đổi nhanh chóng, sự “tồn tại hay không
tồn tại” của di sản văn hóa phi vật thể nơi đây là câu hỏi đặt ra mà câu
trả lời không chỉ đến từ chủ nhân của những di sản văn hóa ấy.
Biệt phủ và con đường tính từng giờ máy xúc
Những năm gần đây tôi có dịp đi đến nhiều tỉnh miền núi phía bắc: Hà
Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang… Tại
đây, cũng như nhiều tỉnh thành khác, thành phố “thủ phủ” được xây dựng
“hiện đại hóa” nhanh đến mức có thể không nhận ra diện mạo “vùng cao”
nếu không có những dãy núi bao quanh.
Do quỹ đất dồi dào nên trong thành phố nào cũng có công viên trung tâm
hay quảng trường mênh mông, tượng đài nghìn tỷ… Trụ sở cơ quan công
quyền rất hoành tráng với kiểu dáng như Tây, cơ sở hạ tầng gồm những con
đường rộng 8 làn xe có dải phân cách trồng hoa, cây xanh, vỉa hè rộng
rãi có nơi được lát đá granit bóng loáng, nhà mặt tiền xây dựng kiểu
cách, cửa hàng cửa hiệu phong phú đa dạng không thua gì Hà Nội. Những
khu “dân cư mới” mọc lên, nhà liên kế, biệt thự nhà vườn san sát mà phần
lớn là của quan chức và công chức.
Đây thật là điều đáng mừng cho “vùng sâu vùng xa” nếu như không có một
quang cảnh khác hẳn, thậm chí đối lập khi chỉ cần ra khỏi thành phố
chừng vài mươi cây số là có thể nhìn thấy. Đó là những xã, bản mà từ hạ
tầng “điện đường trường trạm” đến đời sống dân cư nói chung như vẫn còn
ở thập niên 60,70 của thế kỷ trước.
Một lần
chúng tôi đến một xã thuộc một tỉnh vùng trung du phía Bắc.
Chính xác hơn nơi tôi đến là một xóm nhỏ có chừng hơn 20 nóc nhà
và một điểm trường cấp Một. Xóm ở tách biệt với phần còn lại của xã bởi
một cái hồ lớn, nước sâu hút chưa kể mùa lũ về thì mênh mông. Xóm nằm
sát chân núi, từ bến đò chỉ có đường mòn ngoằn nghèo đường dốc xuyên qua
xóm nhưng không nối liền với nơi khác trong xã. Chỉ có cách đi thuyền
máy qua hồ mất khoảng hơn một tiếng nếu trời yên sóng lặng, còn vào mùa
mưa bão thì không ai dám mạo hiểm.
Các bạn tôi đã cùng nhau đóng góp tiền của để thuê máy xúc làm đường
cùng với công sức của dân trong xóm. Sau gần ba năm có lúc tưởng chừng
phải dừng lại vì chạy tiền không kịp, vì một vài thủ tục nhiêu khê…
đến nay con đường đã hoàn thành: dài hơn 20km rộng khoảng 5m có
nhiều đoạn phải làm cống, vắt vẻo sát chân núi trèo qua những đỉnh núi
rồi nối với đoạn đường có sẵn bắt đầu từ trung tâm xã. Không chỉ vậy
ngày mừng đường mới khách về chơi còn tặng cho điểm trường ở nơi hẻo
lánh này một số dụng cụ sinh hoạt văn hóa, thể thao theo đề nghị của cô
hiệu trưởng.
Xóm đã có điện nay có thêm đường, không thể nói hết niềm vui của người
dân trong xóm và các cô giáo ở đây. Từ nay sinh hoạt của người dân, việc
đi dạy đi học thuận lợi hơn rất nhiều, đặc biệt là vào mùa thu hoạch
trái cây thì xe ô tô có thể vào tận xóm mua hàng, giá cả phù hợp hơn vì
không mất nhiều thời gian và công sức thuê thuyền chở ra tận chợ. Tôi
hỏi anh lái thuyền máy của xã:
-
Chắc ngày nào anh cũng phải ra vào xóm này nhỉ?
-
Không
cô ạ, năm chỉ đôi ba lần, chủ yếu chở các sếp và khách khứa đi chơi hồ
thôi.
-
Sao vậy, thế cán bộ không thường vào xóm à?
-
Họ chả vào làm gì…
Ừ, có lẽ vậy nên mong mỏi bao năm của dân về một con đường chẳng ai
“thấu cảm”. Khi về chúng tôi đi qua Trụ sở Ủy ban xã, một tòa nhà 3 tầng
khá mới, khang trang, phía trước là con đường đổ bê tông rộng rãi nhưng
ít người qua lại. Ra khỏi xã đã là đường cao tốc, cầu vượt, và thành phố
của tỉnh hiện đại như nhiều nơi khác…
Hiện nay có rất nhiều nhóm thiện nguyện đi đến những xã, bản khó khăn và
giúp đỡ người dân bằng mọi cách tùy thuộc vào khó khăn từng nơi và nguồn
đóng góp. Nhưng hầu như ở đâu cũng bắt đầu từ việc chăm lo cho các điểm
trường và học sinh như xây trường học và nhà nội trú, tặng học bổng hay
chi phí cho những bữa ăn cho học sinh, hay như nhóm bạn tôi làm một con
đường… Lòng nhiều và của cũng không hề ít nhưng không ai tính đếm vì mọi
người đều coi là việc cần làm “vì các con”.
Tôi tự hỏi, các quan chức – chủ nhân của “biệt phủ” lộng lẫy hoành tráng
giữa rừng núi có bao giờ biết rằng đã những có mái trường, con đường,
ngôi nhà ở ngay địa phương của các vị đang quản lý được xây nên từ những
giọt mồ hôi, từ đồng tiền đóng góp có khi chỉ đủ cho “một giờ máy xúc”
của những người mà thu nhập cả đời của họ cũng không thể xây được một
góc nhỏ ngôi biệt phủ, nhưng họ vẫn dốc sức sẻ chia vì tình thương yêu
và cả vì trách nhiệm với đồng bào của mình.
“Chỉ có súc vật mới quay lưng lại nỗi thống khổ của đồng loại mà chăm lo
riêng cho bộ lông của mình”. Tôi ước gì câu nói này được khắc trên
tất cả
cánh cửa ngôi biệt phủ của các quan chức nói láo không biết ngượng miệng
khi “giải trình” về nguồn gốc đồng tiền dơ bẩn và đen tối xây dựng nên
những
biệt phủ.
|