Đôi Điều Về Chất Lượng Giáo Dục
Nguyễn Minh Đào
Tôi
rất tâm đắc lời cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela nói về chất lượng
giáo dục, như bài viết của Son Nguyen dưới đây: "Để
phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử
hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép
gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
-Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy. -Các
tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.
-Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục
đấy.
-Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục
đấy.
-Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy.
Sự
sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia."
*
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đời sống văn hóa, tinh thần của dân
ta chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo và truyền thống đánh giặc cứu
nước của Tổ tiên. Ông cha ta dạy con cháu làm người phải biết yêu nước
thương nòi, luân thường đạo lý… Từ những bài học vở lòng trong sách giáo
khoa như: “Con ơi muốn nên thân người/Lắng tai nghe lấy những lời mẹ
cha/…; Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
ra/…”; hay: “Thương người như thể thương thân/Thấy người hoạn nạn thì
thương/Thấy người tàn tật lại càng trông nom/…
Những bài thơ, những câu ca dao, bài văn xuôi ngắn gọn trong sách giáo
khoa ngày xưa dạy làm người với những điều thiết thực dể hiểu, dể nhớ đi
vào tiềm thức con người thuở còn thơ, dần dần hình thành nhân cách làm
người khi trưởng thành. Cùng với giáo dục trong gia đình, ông bà, cha mẹ
răn dạy con cháu theo gia phong, lể tiết lấy hiếu nghĩa làm đầu; “Gọi
dạ, bảo vâng…/Ăn coi nồi, ngồi coi hướng/” v.v… Các
trường phổ thông ngày nay đều treo khẩu hiệu nơi trang trọng “Tiên học
lể, hậu học văn”. Khẩu hiệu nầy tôi thấy các trường học từ thời tôi học
vở lòng, không biết các thầy cô giáo ngày nay dạy học trò chử “lể” thế
nào, chứ ngày xưa các thầy cô giáo dạy học trò chử “lể” rất cụ thể, như:
Ở nhà phải vâng lời cha mẹ, ông bà, đi phải thưa, về phải trình; Ra
đường gặp người lớn tuổi hay đám ma phải nhường đường, giở nón cuối đầu;
với bạn trang lứa không được xưng hô mầy tao, mi tớ, không được gây gổ,
đánh lộn… Trò nào làm sai bị phạt.
Tôi nghĩ, đây là tinh hoa của nền giáo dục
nước nhà ngày xưa, nhờ vậy mới có thế hệ con người Việt Nam tuyệt vời
trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Nhưng lâu nay
chúng ta phủ nhận, xem đó là “phong kiến”, là “cổ hủ”… Nhiều thập niên
qua nền giáo dục nước nhà từ nhà trường, gia đình và xã hội buông lõng
giáo dục làm người, gây ảnh hưởng xấu, nếu không muốn nói làm hỏng một
bộ phận thế hệ con người ngày nay, làm cho đời sống xã hội ngày càng bất
an, tội ác lộng hành, đạo đức suy đồi, những giá trị truyền thống gia
đình Việt Nam bị hủy hoại, lòng người phân rẽ,…Là nổi day dứt, trăn trở
khôn nguôi với những ai quan tâm đến vận nước và tương lai dân tộc!!
Về
vị thế người thầy và quan hệ thầy trò. Sống
từ thời mồ ma thực dân - phong kiến, chưa bao giờ tôi thấy như bây giờ
cảnh học trò đánh nhau như côn đồ, thầy giáo đánh học trò, học trò đánh
cả thầy giáo như kẻ thù. Người ta gọi đó là bạo lực học đường!! Và,
chuyện thái độ xấc láo của một phụ huynh xảy ra ở trường tiểu học Bình
Chánh (Long An) năm nào làm ồn ào dư luận… ! Những chuyện tệ hại này chỉ
diễn ra lác đác đó đây, nhưng lại ở chốn thâm nghiêm có sứ mạng cao quí
dạy dỗ đào tạo con người, gây ảnh hưởng vị thế người thầy và quan hệ
thầy trò; làm tổn thương truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc! Vì
đâu nên nỗi?! Phải chăng bắt nguồn từ lổ hỏng “trồng người”?! Còn
nhớ, thời tôi còn mài đủng quần trên ghế nhà trường và sau năm 1954 có
vài năm làm thầy giáo làng, trải nghiệm từ bản thân suy ra đúng như lời
cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất
trong những nghề cao quý”. .Ngày xưa, người làm nghề giáo được người dân
kính trọng, tôn quý. Và, bản thân người thầy cũng thấy vị thế của mình
dưới con mắt người dân nên cố gắng rèn luyện, giử gìn phẩm chất cao quí
người thầy, nhưng không phải tất cả người thầy nào cũng làm được. Trong
vườn hoa đẹp, đó đây có những cánh hoa dại! Câu
ca dao ngày xưa: “ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy/Nghĩ sao cho bỏ những
ngày ấu thơ”. Cha mẹ sinh con, dưởng nuôi con nên vóc nên hình, người
thầy cùng cha mẹ tiếp tục dạy dỗ con trưởng thành làm người có ích. Cha
- Mẹ - Thầy là ba ngôi vị cao quí nhất trong cuộc đời mỗi con người, thể
hiện trong câu thành ngử: “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết
thầy”. Sách Quốc văn giáo khoa thư xưa có bài về tấm gương một ông quan
to nước Pháp, một hôm rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang trường
học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc
phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm trường và chạy ngay
lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép nói rằng: “Tôi là Carnot đây,
thầy còn nhớ tôi không?”. Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng:
“Ta bình sinh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy
chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp…”. Ngày
nay, học trò tôn kính thầy khi còn ngồi ghế nhà trường, hay đã thành
danh ngoài đời không thiếu, thể hiện trong cung cách ứng xử ngày thường,
hay các ngày lể tết. Năm trước, trong chuyến về thăm quê, cùng đi có
cháu tôi tên Lê Hữu Nghĩa – một doanh nhân thành đạt, mời tôi cùng đi
thăm ông thầy giáo trường làng dạy Nghĩa học những năm 60 thế kỷ trước.
Ông thầy giáo tên Xem 73 tuổi gầy ốm, sống nghèo trong căn nhà mái tol
nhỏ, Nghĩa trân trọng đứng thưa thầy: “Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng
11 sắp tới con không về chúc mừng thầy được, hôm nay con đến thăm thầy,
chúc thầy mạnh khỏe, sống lâu... ghi nhận lòng con, bao giờ con cũng nhớ
công ơn thầy ngày xưa dạy dổ con nên người…”. Hai tay Nghĩa trao thầy
giáo phong bì quà chúc mừng, ông thầy nhận quà nói lời cám ơn, tôi thấy
trong mắt ông ngấn lệ ./- Long
Xuyên, ngày 18 tháng 9 năm 2021 Mùa
dịch bệnh Covid-19
N.M.Đ |