CÒN XA VỜI CON ĐƯỜNG TIẾN BỘ
Trương Quang Đệ
Gần đây nhiều chùa tiến
hành nghi lễ "dâng sao giải
hạn" gây ra cảnh chen lấn hỗn độn không đẹp mắt chút nào và có lẽ hiện
tượng này sẽ là giọt nước
làm tràn ly trong đời sống của dân ta đang dần chìm đắm vào thế giới tâm
linh. Chứng cớ là Nganh văn hóa cũng như các cơ quan đảm trách văn hóa
tư rưởng, lâu nay vốn im lặng, bỗng lên tiếng đề nghị Hội Phật Giáo xem
xét để buộc các nơi ngừng tệ nạn mê tín đó, một tệ nạn dễ làm người ta
hiểu sai về đao Phật.
Quả thực đời sống tâm linh của dân ta hiện nay
rất đáng quan ngại. Không có thống kê chính xác nhưng ta có thể
nói rằng số người thuộc đủ các giới, đặc biệt là giới trẻ tin vào tướng
số, tử vi, ngày giờ tốt xấu ... là khá đông đảo. Rải rác có trường hợp
tin lời bói toán mà gây ra tội ác. Phong trào ngoại cảm trước đây hấp
dẫn một số lượng lớn trí thức và quan chức các cỡ may mà lặng đi nhờ sự
đổ bể của vụ lừa đảo ở Quảng trị, khi đám mang danh ngoại cảm lấy xương
súc vật thay cho hài cốt liệt sỹ. Nhiều đồng nghiệp, thậm chí nhiều bậc
thầy của tôi, trong đó có những giáo sư tên tuổi về vật
lý, sinh học..nhất mực tin và nhiệt tình cổ vũ cho hoạt động
ngoại cảm. Nhà nước cũng vì những vị này cố vấn
mà đặt ra "Viện con người" nhằm nghiên cứu những cá nhân có năng
khiếu siêu phàm như nhìn xuyên vào lòng đất, cảm nhận những điều xấy ra
ở nơi xa hàng trăm cây só vv. Tôi không rõ Viện này từ khi được lập ra
đến nay, cách đây mấy chục năm rồi, đã nghiên cứu và ghi nhận được bao
nhiêu trường hợp có ý nghĩa.
Việc đi chùa, xin ấn chẳng qua muốn cầu cạnh thần linh ban phúc cho sức
khỏe hay công việc làm ăn, chẳng mấy ai đi chùa với ý nghĩa thiêng liêng
của Phật giáo là tu dưỡng tinh thần, rèn luyện cái tâm và lòng từ bi bác
ái. Quan chức trở nên giàu có thì bỏ khối tiền vào việc xây lăng mộ, đền
thờ dòng họ; trong nhà thì đủ các loại tượng thánh thần bên cạnh hoành
phi câu đối. Nhiều doanh nhân, quan chức nhà nước thường xuyên đến khấn
vái ở những ngôi mộ nổi
tiếng linh thiêng phần lớn thuộc các vùng xa xôi hẻo lánh. Hiện tượng đó
cho ta thấy ý thức khoa học của các tầng lớp dân chúng, kể cả trí thức
chưa được xây dựng một cách vững chắc.
Ngoài đời sống tâm linh thiếu lành mạnh, một số phong tục tập quán cần
được xem xét theo nhãn quan của sự tiến bộ xã hội. Trước hết nhà nước
nên dẹp bỏ các lễ hội "bạo lực ghê người" như giết trâu, chém lợn. Nhà
nước cũng nên dần dần hướng dẫn dân chúng bỏ thói quen ăn thịt chó và
nghề kinh doanh thịt chó cũng như các loại động vật hoang dã khác. Ý
kiến chuyển Tết Âm lịch sang Tết dương lịch theo tôi là một ý kiến xây
dựng chứ không phải là điều hoang ttưởng. Suy nghĩ kỹ thấy nhiện vụ của
Bộ Văn hóa còn rất ngổn ngang phức tạp.Ở các nước tiên tiến, đám cưới,
đám tang hết sức đơn giản nhẹ nhàng. Chẳng hạn đám cưới hay đám tang của
người có đạo thì diễn ra ở
nhà thờ do linh mục chủ trì, bà con bạn hữu đến chia vui chia buồn ở
ngay nhà thờ, thế thôi. Nếu là đám cưới của người bình thường không có
đạo thì tòa hành chính xã
phường đảm nhiệm, chủ tịch xã phường quấn quốc kỳ ngang vai trao cho cặp
tân hôn giấy hôn thú; bà con bạn hữu đến chia vui ngay đó luôn. Nghĩa
trang ơ các nước tiên tiến đơn giản, ngay ngắn, các phần mộ đều cùng một
kích thước dầu người quá cố là dân thường hay nguyên thủ quốc gia. Ai
cũng thấy ở ta đám cưới, đám tang nặng nề hơn nhiều, còn nghĩa trang thì
lộn xộn, phần mộ kích cỡ tùy tiện tùy theo sức mạnh tài chính của từng
gia đình. Mặt khác sự phân biệt đẳng cấp trong các nghĩa trang quá chênh
lệch đến mức không cần thiết.
Ta hiện đang sống trong một nghịch lý mang tính thời dại: trong một xã
hội dựa trên chủ nghĩa duy vật nhưng cuộc sống thực tiễn bị các yếu tố
tâm linh áp đảo.Ta nhớ lại rằng việc vươn lên cuộc sống lành mạnh hợp
với khoa học đã từng được giới trí thức văn nghệ sĩ chủ trương từ những
năm 30 thê kỷ trước với những tờ báo bế thế như Phụ nữ tân văn của Phan
Khôi, Dân của Huỳnh thúc Kháng, Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đàn,
Thanh Nghị của nhóm trí thức cánh tả và các tạp chí cách mạng khác. Từ
1945 chính quyền cách mang đã phát động phong trào bài trừ mê tín dị
đoan song song với cao trào xóa nạn mù chữ. Những năm 50, 60 của thế lỷ
trước mê tín dị đoan gần như bị xóa bỏ ở nhiều địa phương, Nam cũng như
Bắc. Thế mà hiện nay ai
cũng thấy việc đưa đất nước
theo con đường tiến bộ không dễ dàng chút nào.
|