Những
ngày cuối
năm
ở Mỹ,
thỉnh
thoảng
lại
có người
hỏi
tôi, có nhớ
quê hương
không. Nếu
là tôi của
những
năm trước
đây, khi vừa
rời
xa Việt
Nam, có lẽ
câu hỏi
đó sẽ
làm lòng tôi se sắt,
như
cảm
giác bàng hoàng sau những
biệt
ly, như
một
nỗi
trống
vắng
mênh mông không thể
lấp
đầy…
Làm sao tôi có thể
quên nơi
tôi đã sinh ra, quên mái nhà tuổi
thơ
tôi lớn
lên, quên những
phố
phường
tấp
nập,
quên những
miền
quê thanh bình, quên gương
mặt
những
người
thân yêu, quên những
nếp
nhăn trên vầng
trán suy tư
của
cha, quên những
giọt
mồ
hôi nhọc
nhằn
trên áo mẹ,
quên những
dòng sông vẫn
chở
nặng
phù sa sau mùa bão lũ, quên những
cánh đồng
đã nuôi lớn
khôn tôi?
Edward Said, Frantz
Fanon, Homi Bhabha, Stuart Hall đều
đã viết
về
cảm
giác chênh vênh, trống
trải
không thể
gọi
tên của
người
xa xứ.
Tuy
không rơi
vào hoàn cảnh
buộc
phải
rời
xa quê hương
xứ
sở
như
những
tác gia đó, tôi cũng
không thể
dối
lòng mình khi chạm
vào nỗi
nhớ.
Dẫu
có sải
bước
giữa
đại
lộ
thênh thang, những
toà nhà tráng lệ,
được
gặp
gỡ
những
tâm hồn
lộng
lẫy
và thưởng
thức
những
dạ
tiệc
huy hoàng, tôi vẫn
thấy
tim mình nhói lên khi nghĩ đến
quê hương.
Tôi đã từng
như
thế.
Vì khi đó, trong lòng tôi vẫn
vang lên câu thơ
của
Đỗ
Trung Quân, “Quê hương
mỗi
người
chỉ
một
/ như
là chỉ
một
mẹ
thôi” và tôi sợ
mình sẽ
không còn có nơi
để
đi về,
không thể
làm người
khi không biết
nhớ
quê hương.
Nhưng
càng đi xa, tôi càng cảm
nhận
được
quê hương,
trong tim tôi, hiện
lên như
một
bản
hoà âm với
nhiều
cung bậc,
màu sắc
của
thời
gian và không gian khác nhau, đa chiều,
và khước
từ
mọi
định
nghĩa đơn
giản
về
nó.
Quê hương
mà tôi bắt
gặp
ở Little Saigon —
quận
Cam, một
Việt
Nam thu nhỏ
trong lòng nước
Mỹ
với
300 ngàn người
Mỹ
gốc
Việt
sinh sống,
là quê hương
trong hoài niệm
rất
xa của
tôi. Bước
chân đến
Little Saigon, tôi mường
tượng
đến
miền
Nam Việt
Nam của
nhiều
thập
niên trước.
Nếu
văn hoá là một
dòng sông, có lẽ
ở dòng sông đó
ở Little Saigon là
dòng sông không bao giờ
chảy.
Một
dòng sông đã
đóng băng vào
lịch
sử.
Người
Việt
ở quận
Cam mà tôi gặp
vẫn
giữ
vẹn
nguyên những
nét văn hoá của
Sài Gòn những
năm trước
1975, từ
cách trang hoàng nhà cửa,
đến
phong cách ăn mặc,
mua sắm
và
ẩm thực.
Bước
vào khu thương
mại
Phước-Lộc-Thọ
mà tôi cứ
ngỡ
mình đang lạc
vào chợ
Bến
Thành của
thế
kỷ
trước,
với
mùi phở,
mùi mắm
tôm, mùi nhang cúng thần
Tài, và âm thanh của
tiếng
Việt
quen thuộc
vang lên
ở khắp
nơi.
Ở đó, tôi thấy
mình như
đang trở
về,
nhưng
không phải
với
Việt
Nam đang cuồn
cuộn
đổi
thay của
thì hiện
tại,
mà là một
quê hương
ở không gian và thời
gian trong quá khứ
rất
xa.
Vậy
đâu là quê hương
với
thế
hệ
người
Việt
lớn
lên trên nước
Mỹ?
khi họ
chưa
từng
biết
đến
Việt
Nam ngoài những
câu chuyện
kể,
từ
ký
ức đã nhạt
phai theo năm tháng mưu
sinh nơi
xứ
lạ
quê người
của
cha mẹ
họ?
Những
người
Việt
ly hương
khiến
tôi liên tưởng
đến
vị
thần
Janus của
thần
thoại
La Mã với
hai đầu
nhìn về
hai hướng,
về
quá khứ
và hiện
tại,
về
cả
hai nơi
— là Mỹ
và Việt
Nam; vì đối
với
họ,
quê hương
giờ
đây không chỉ
còn là một,
và sẽ
ngày càng trở
nên
mơ
hồ
hơn.
Ocean Vuong, một
nhà thơ
trẻ
người
Mỹ
gốc
Việt
được
trao giải
thiên tài MacArthur của
Mỹ
đã viết
trong tiểu
thuyết
đầu
tay được
xem là bán tự
truyện
của
mình, On Earth We are Briefly Gorgeous (Những
khoảnh
khắc
huy hoàng ngắn
ngủi),
về
nhân vật
mẹ,
tên là Rose (Hồng),
nhưng
còn một
ý nghĩa khác là Vượt
lên. Rose
vì loạn
lạc
nên dang dở
việc
học
hành, khi sang đến
Mỹ
thì tuổi
đã lớn
mới
bắt
đầu
học
tiếng
Anh. Nhân vật
chính tên là Little Dog, con trai của
Rose kể
lại
cảnh
mẹ
mình vật
lộn
với
ngôn ngữ
mới:
“Sau một
tràng lắp
bắp
và phát âm đầy
lỗi,
những
câu chữ
gãy vụn
và nghẹn
ngào trong cổ
họng,
sau những
bối
rối
vì nhiều
nỗ
lực
thất
bại,
mẹ
đã đóng sầm
quyển
sách lại.”
Cũng giống
Ocean Vuong và thế
hệ
của
anh, những
người
toả
sáng trong cái thế
giới
không thuộc
về
cha mẹ
mình, nhân vật
Little Dog cảm
thấy
mỗi
từ
anh đặt
bút viết
xuống
sẽ
càng đẩy
anh xa mẹ
mình hơn,
vì đã quá muộn
để
bà có thể
hiểu
được
ngôn ngữ
của
con mình. Thật
vậy,
khoảng
cách thế
hệ,
ngôn ngữ,
và tư
duy đã khiến
cho các gia đình người
Mỹ
gốc
Việt
không còn tìm được
tiếng
nói chung, không chỉ
về
khái niệm
quê hương.
Trong cuộc
bầu
cử
tổng
thống
Mỹ
vừa
qua, đại
diện
cho hai thế
hệ
người
Mỹ
gốc
Việt,
cựu
giáo sư
kinh tế
của
trường
Đại
học
Mỹ
(American University) Phạm
Đỗ
Chí và giáo sư
Nguyễn
Thanh Việt
(Viet Thanh Nguyen)—trường
đại
học
Nam California đã có cuộc
tranh luận
trên đài Thế
giới
(The World) về
sự
khác biệt
trong quan điểm
chính trị.
Trong khi ông Chí một
mực
ủng hộ
và bỏ
phiếu
cho tổng
thống
Trump vì cho rằng
cả
đời
ông chưa
từng
chứng
kiến
sự
kỳ thị
chủng
tộc
ở Mỹ,
và những
chính sách về
kinh tế
của
Trump khiến
ông lạc
quan hơn
về
tương
lai của
nước
Mỹ
hậu
đại
dịch
Covid-19,
cả
con trai (36 tuổi)
và con gái (34 tuổi)
của
ông đều
không bầu
cho Trump vì tính cách và thái độ
kỳ thị
phụ
nữ
của
ông ta. Trong khi đó, giáo sư
Việt
Thanh Nguyễn
cho rằng
có thể
thế
hệ
ông Chí chưa
từng
chứng
kiến
những
xung đột
sắc
tộc,
sự
nổi
dậy
của
người
da đen, và phong trào nhân quyền
của
Mỹ
nên không thể
hiểu
được
rằng
để
nước
Mỹ
khôi phục
được
những
giá trị
bình đẳng,
nhân quyền,
và hướng
đến
một
xã hội
nhân văn hơn
thì cần
có những
người
đứng
đầu
như
Joe Biden. Vì chính từ
những
phong trào đấu
tranh đó thì những
người
như
TS
Phạm
Đỗ
Chí mới
được
đến
nước
Mỹ.
Giáo sư
Nguyễn
Thanh Việt
khẳng
định
rằng
hàn gắn
là một
khái niệm không có trong từ
điển
của
tổng
thống
Trump, nên chỉ
có Joe Biden mới
có thể
hoà giải
những
chia rẽ
và mang người
Mỹ
lại
gần
với
nhau hơn.
Sự
hiếu
khách, khoan dung, tình bạn,
và lòng trắc
ẩn dường
như
xa lạ
hơn
đối
với
những
người
luôn đặt
lợi
ích kinh tế
trên tất
cả.
Họ
luôn quay cuồng
dựng
lên các bức
tường
và biên giới
cả
về
địa
lý, chính trị
và đạo
đức
con người.
Nhưng
đôi khi chúng ta vô tình quên đi lịch
sử
của
chính mình, sự
tồn
tại
của
gia đình mình trên một
quê hương
mới,
và giá trị
tự
do mà mình đang theo đuổi.
Vì đơn
giản
là chúng ta sẽ
trở
nên ích kỷ
hơn
khi đã nhận
được
quá nhiều
sự
tử
tế
và bao dung từ
người
khác và không muốn
sẻ
chia nó cho bất
kỳ ai nữa.
Và khi đó, chúng ta đang phản
bội
lại
lý tưởng
tự
do mà mình đang tôn thờ.
Jacques Derrida, một
triết
gia nổi
tiếng
người
Pháp gốc
Algeria đã từng
nói, để
xây dựng
một
môí quan hệ
tốt
đẹp
và biến
những
giấc
mơ
thành hiện
thực,
cả
hai phía cần
phải
thương
yêu nhau vô
điều
kiện.
Như
khi chấp
nhận
một
gia đình khác đến
sống
chung trong ngôi nhà của
mình, không chỉ
hai gia đình và còn cả
hai cộng
đồng
của
họ
đều
phải
chấp
nhận
những
rủi
ro cuộc
sống
của
mình bị
xáo trộn,
vì cả
hai bên đều
có thể
xâm phạm
đến
không gian riêng tư
của
nhau, nhưng
không có nghĩa là cần
phải
đồng
hoá hay hoà nhập
vào văn hoá, hay không gian của
nhau. Những
điều
mới
mẻ
kỳ diệu
như
ngôn ngữ
và quy luật
sẽ
được
sáng tạo
và nảy
mầm
từ
những
sự
cọ
xát văn hoá đó.
Mỹ
Quốc—
đất
nước
xinh đẹp,
dù chất
chứa
trong lòng những
nghịch
lý, hoài nghi, mâu thuẫn,
vẫn
luôn bí
ẩn và đầy
quyến
rũ, bởi
giá trị
cốt
lõi của
nó là tự
do. Một
khi giá trị
đó bị
đe doạ
hay xói mòn thì những
cuộc
đấu
tranh để
giành lại
nó sẽ
lại
diễn
ra. Và khi những
người
đã tìm được
giấc
mơ
Mỹ
cho riêng mình lại
muốn
tước
đoạt
giấc
mơ
của
người
khác, họ
sẽ
không thể
yên giấc.
Những
cuộc
nổi
loạn
ở Mỹ
vẫn
luôn xảy
ra vì Giấc
mơ
Mỹ
không dành cho tất
cả;
bởi
vẫn
luôn tồn
tại
những
phân biệt
về
sắc
tộc,
màu da, giới
tính, và tôn giáo; và luôn có
những
người
đã êm
đềm
với
giấc
mơ,
trong khi rất
nhiều
người
khác vẫn
còn đang thao thức.
Và định
nghĩa về
người
Mỹ
không đơn
giản
ở một
tấm
thẻ
xanh hay sở
hữu
quốc
tịch.
Khi một
ai đó muốn
hỏi
đi hỏi
lại
để
truy tìm nguồn
gốc
của
bạn
sau khi bạn
đã tự
giới
thiệu
mình là người
Mỹ,
thì bạn
cần
có đủ
tinh tế
mới
có thể
nhận
ra được
sự
kỳ thị
đầy
ẩn ý đó. Những
mâu thuẫn
nội
tại
như
vậy
khiến
nước
Mỹ
luôn phải
chuyển
mình để
mỗi
ngày càng mạnh
mẽ
và tự
do hơn.
Nếu
không còn những
nghịch
lý, đấu
tranh, xung đột
đó; nếu
tự
do và quyền
lực
sẽ
chỉ
nằm
trong tay của
một
số
người,
thì nước
Mỹ
sẽ
trở
nên vô cùng tẻ
nhạt.
Hiển
nhiên, mọi
sự
đồng
điệu
đều
tẻ
nhạt
như
thế,
nếu
ta chỉ
nhìn thấy
thiên đường
ở Mỹ
qua những
bức
hình của
bạn
bè trên Facebook. Những
biệt
thự
khép kín sang trọng,
thơ
mộng
nép mình bên cánh rừng
yên tĩnh, với
những
hàng cây rực
rỡ
đang mùa thay lá, những
thung lũng êm đềm,
những
dòng sông mơ
màng uốn
lượn,
… sẽ
khiến
ta khao khát được
một
lần
đặt
chân đến
Mỹ,
được
thay đổi
cuộc
đời,
được
mơ
giấc
mơ
Mỹ.
Nhưng
mọi
thiên đường
đều
có những
góc khuất
buồn
hiu của
nó. Góc khuất
đó là những
phận
đời
trôi dạt
như
Joseph và người
tình của
anh ta—hai cuộc
đời
thang lang tìm đến
nhau và tá túc dưới
chân cầu
trước
mặt
ngôi nhà nơi
tôi từng
ở. Chỉ
cách nhau một
con kênh nhỏ,
mỗi
ngày tôi đều
nhìn thâý họ;
và tất
cả
mọi
sinh hoạt
của
họ
đều
phơi
bày trước
cửa
số
nhà tôi. Cả
Joseph và người
tình của
anh ta đều
là người
Mỹ
trắng.
Mỗi
ngày, cứ
vào khoảng
năm giờ
sáng, tôi lại
nghe tiếng
gào thét thất
thanh của
Joseph, nguyền
rủa
bạn
tình bỏ
rơi
anh ta để
đi về
đâu chỉ
có Chúa mới
biết.
Nhưng
cô ta đều
trở
về
với
anh vào buổi
tối.
Cả
hai người
đều
không bình thường.
Thỉnh
thoảng,
tôi lại
bắt
gặp
Joseph lang thang
ở các khu siêu thị
để
lục
tìm thức
ăn thừa
trong các thùng rác công cộng,
sau đó tha tất
cả
những
gì tìm được
về
lại
chân cầu
trên chiếc
xe đâỷ
hàng của
siêu thị.
Cô bạn
gái của
anh thường
đứng
như
người
thất
thần,
áo quần
tả
tơi,
vơi
gương
mặt
rất
cô đơn,
ở những
góc ngã tư
đường.
Thỉnh
thoảng
khi tôi từ
đại
học
trở
về
nhà, lại
bắt
gặp
cô đang ôm lấy
cột
điện,
trên tay cầm
một
chiếc
thẻ
và lần
lượt
quẹt
đi quẹt
lại
trong tuyệt
vọng.
Có lẽ
lúc trước
khi còn tỉnh
táo, cô đã phá sản
hay mất
hết
tiền
trong một
canh bạc
nào đó, để
rồi
trở
nên điên loạn
chăng?
Nước
Mỹ
trong mắt
tôi còn là bàn tay
ấm áp tình người
của
một
chủ
nhà hàng Việt
Nam vẫn
chìa ra mỗi
tối
cho Joseph, trao cho anh ta những
tô phở
còn lại
của
Nhà hàng có tên là Ripple of Smiles (Sóng sánh nụ
cười)
mà ông
ấy làm chủ,
toạ
lạc
ngay phía đầu
cầu,
chênh chếch
với
túp lều
của
Joseph. Nước
Mỹ
là những
người
hàng xóm già neo đơn,
không gia đình, thi thoảng
vẫn
dạy
tôi làm bánh vào mỗi
dịp
cuối
tuần,
rồi
không bao lâu sau, khi bệnh
Alzheimer trở
nên trầm
trọng
hơn,
đã không còn nhận
ra tôi là ai nữa.
Một
buổi
chiều
không lâu sau đó, khi có người
đến
dọn
dẹp
lại
căn nhà của
bà hàng xóm cô đơn—
Nancy của
tôi, tôi mới
biết
bà đã ra đi vài hôm trước
trong một
viện
dưỡng
lão. Một
ông hàng xóm trên 80 tuổi
cũng lìa bỏ
cuộc
đời
trong cô độc
như
thế.
Nước
Mỹ
vẫn
còn đó những
sinh viên mồ
côi, bệnh
tật,
nợ
nần,
không nơi
nương
tựa
mà
tôi thỉnh
thoảng
vẫn
gặp,
và rất
nhiều
những
cảnh
đời
buồn
bã khác. James Baldwin, một
nhà văn, nhà hoạt
động
nhân quyền
có
ảnh hưởng
lớn
của
Mỹ
đã từng
viết:
“Không phải
tất
cả
những
gì ta đối
diện
đều
có thể
thay đổi,
nhưng
sẽ
chẳng
có gì có thể
thay đổi
nếu
ta không đối
diện
với
chúng.”
Ở Mỹ
hay
ở kỳ bất
kỳ quốc
gia nào trên thế
giới
cũng đều
có những
thực
tế
ảm đạm
buộc
con người
phải
đối
diện
và thay đổi,
vì cũng chính James Baldwin đã cảnh
báo: “Không phải
tình yêu hay nôĩ sợ
hãi nào khiến
con người
mù quáng: mà chính là sự
vô cảm
của
họ.”
Khi xa quê hương,
tôi mới
cảm
nhận
được
tâm hồn
của
người
Việt
xa xứ,
qua những
tác phẩm
văn học
của
người
Mỹ
gốc
Việt—thế
hệ
lớn
lên trên quê hương
mới
là nước
Mỹ.
Trong
những
câu chuyện
đẹp
đẽ
của
họ
không có thiên đường,
bởi
thiên đường
luôn
chỉ
là
ảo mộng.
Nỗi
ám
ảnh của
họ
là chiến
tranh, loạn
lạc,
tình yêu và sự
đấu
tranh sinh tồn
trên một
miền
đất
mới
đầy
thử
thách. Những
tác giả
như
Thi Bùi, Andrew Lam, Monique Truong, Bich
Minh Nguyen,
Viet Thanh Nguyen, Lan
Cao, le
thi diem thuy,
Angie Chau, Vu Tran, Linh
Dinh, Bao Phi, Aimee Phan, Ocean Vuong, Thanhha Lai
…
không ngợi
ca thiên đường
mà họ
đang sống.
Trái lại,
họ
khắc
khoải
với
quá khứ,
trăn trở
với
hiện
tại,
và
ưu tư
trước
tương
lai. Thế
giới
mà những
tác giả
này tạo
ra không mời
gọi
những
ảo tưởng
phù
du của
người
đọc
về
hạnh
phúc không cần
tranh đấu.
Từ
những
trải
nghiệm
đầy
biến
cố
và bấp
bênh của
gia đình họ
từ
trong lịch
sử,
những
tác giả
người
Mỹ
gốc
Việt
không lạc
quan với
hiện
tại
mà họ
đang sống.
Nhưng
họ
không tuyệt
vọng.
Và một
nền
văn học
nhân bản
như
thế
luôn giúp người
đọc
đối
diện
với
những
mặt
trái của
những
điều
đẹp
đẽ,
nhưng
không phải
để
đắm
chìm trong nỗi
bi quan, mà để
nuôi dưỡng
hi vọng
về
những
đổi
thay, hướng
đến
một
thế
giới
tốt
đẹp
và tươi
sáng hơn.
Khác với
tuyệt
vọng,
bất
an là một
cảm
xúc cần
thiết
để
giúp ta không rơi
vào
ảo
mộng
thiên đường.
Khi đọc
tác phẩm
sáng tạo
phi hư
cấu
đã đoạt
giải
thưởng
của
Hội
nhà văn Mỹ,
The Broken Country (Đất
nước
khổ
đau) của
nhà thơ
người
Mỹ
Paisley Rekdal, tôi đã bị
ám
ảnh
rất
lâu bởi
hình
ảnh
Rekdal đến
thăm Viện
Bảo
tàng Lịch
sử
Quân sự
Việt
Nam. Cô thường
xuyên đến
đó và đau khổ
đứng
nhìn những
khối
điêu khắc
minh hoạ
chiến
công từ
cuộc
chiến
tranh chống
Mỹ:
những
chiếc
xe Jeeps của
Mỹ,
những
máy bay chiến
đấu,
và hàng loạt
xe tăng xếp
thành hàng dài. Trên nền
bê tông đó còn có cả
những
mảnh
kim loại
cháy xém, biến
dạng,
những
bộ
phận
của
chiếc
máy bay đã đứt
lìa, méo mó. Một
chiến
sĩ—thiếu
nữ
đang kéo lê một
mảnh
vỡ
từ
cánh máy bay bằng
dây thừng
trên bờ
cát trắng.
Hình
ảnh
đó khiến
Reckdal liên tưởng
đến
khải
hoàn ca của
những
người
chiến
thắng
và khúc bi ai của
họ
cho sự
thất
bại
của
kẻ
thù. Với
trái tim nhạy
cảm
của
mình, Reckdal hình dung một
phần
xương
thịt
của
cha anh mình đã lẫn
trong những
mảnh
vỡ
máy bay đó. Cô đứng
chết
lặng
trong nỗi
sợ
hãi, đau buồn,
và phẫn
nộ
tột
cùng khi nghĩ đến
những
cuộc
chiến
tranh khác vẫn
đang không ngừng
diễn
ra trên thế
giới.
Cảm
xúc của
nhà thơ
Paisley Rekal không dừng
lại
ở
Đất
nước
khổ
đau,
nó đã vượt
ra khỏi
những
trang sách và chạm
đến
trái tim và lòng trắc
ẩn
của
toàn nhân loại.
Đọc
Rekdal khiến
tôi nghĩ đến
sức
mạnh
của
văn hoá như
một
dòng sông vẫn
không ngừng
chảy.
Quê hương
của
tôi đã bước
vào văn học
của
Rekdal không giống
như
một
thiên đường
mà tôi vẫn
hình dung, mà là một
đất
nước
khổ
đau với
đầy
những
vết
thương
lịch
sử,
như
những
khối
điêu khắc
ám
ảnh,
bất
động
trước
thời
gian. Quê hương
mà tôi vẫn
nhớ
da diết
mỗi
khi đi xa và không được
trở
về
vào những
ngày cuối
năm sẽ
luôn cần
những
đổi
thay, chuyển
động,
như
những
mầm
xanh luôn trỗi
dậy
trong ánh nắng
của
mặt
trời
tự
do. Những
mầm
xanh đó sẽ
vươn
lên thành những
tán cây khoẻ
khoắn
và đơm
hoa kết
trái trong một
thế
giới
dẫu
không phải
là thiên đường
nhưng
vẫn
xanh ngát màu của
tình yêu và hi vọng.
Tiến
sĩ Võ Hương
Quỳnh đang giảng
dạy
tại
Khoa Ngữ
văn Anh thuộc
Trường
Đại
học
Hawaiʻi,
Mānoa,
Mỹ.
|