3C - ÁP LỰC CỦA ĐẠI THÀNH CÔNG
Năm
1987 anh Bùi Huy Hùng (BHH) từ Văn phòng Chính phủ về làm PGĐ của
Intimex chỗ Trần Hưng Đạo. Anh phụ trách một trung tâm nhỏ (gồm Trung
“gầy” - con trai vị cựu TGĐ, đi Tiệp về; Trung “phỉ” - con một vị thứ
trưởng; Trung “béo” - con nhà quân đội, đi Liên Xô về). BHH vốn từng trợ
lý cho ông Đoàn Trọng Truyến ở Ủy ban Vật giá, anh rất thạo các cơ quan
ban ngành về cơ quan mới anh đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu xe ô tô (hồi
đó xe ô tô tay lái thuận hay nghịch gì nhập vào Việt Nam rồi bán sang
Trung Quốc qua đường bộ đều lãi to!). Trung tâm phình lên đến gần sáu
chục nhân viên, công việc rất chạy làm cho chị TGĐ tên Ngân khá “ngứa
mắt” - chị ra lệnh thu gọn lại hoạt động của trung tâm này, lại trở về
chỉ còn năm, sáu người như cũ! (Chị sau này ốm, đầu những năm 90 đã
mất). Khó mà phát triển tiếp được ở đây, BHH nhìn quanh xem có những cơ
hội nào khác không...
Những năm cuối 8X ấy doanh nhân nổi tiếng nhất miền Bắc có lẽ là Nguyễn
Quang A. Một số nét cơ bản về anh Quang A: anh sinh 1946 là con liệt sỹ
tại Bắc Ninh, được cử sang Hungary học ngành vô tuyến điện, ngay từ lúc
đi đã làm các cán bộ tuyển dụng nhà ta rất ngạc nhiên vì đôi chân có cỡ
quá khổ (rất khó tìm được đôi giày để anh chàng con nhà nông dân này
xuất ngoại) và học rất giỏi. Anh chuyển tiếp luôn thành phó tiến sỹ, rồi
1975 về trường Đại học Kỹ thuật quân sự. 1982 lại sang làm tiến sỹ ở
Hung rồi 1987 xin chuyển ngành, ra làm giám đốc Tổng cục Điện tử và Kỹ
thuật Tin học Việt Nam. Anh A qui tập dưới trướng của mình được các bạn
bè đàn em đều loại học giỏi bên Hung: anh Minh Song, Đô, Phan Tô Giang,
Trần Việt Trung...
Bùi Huy Hùng - con rể tướng Nguyễn Văn Vịnh Vào
thời “trứng nước” của ngành điện tử - tin học của Việt Nam ấy anh A liên
kết với công ty của Alain Monglo - một doanh nhân Pháp sang đây khá sớm
và rất khôn khéo! Bên phía anh Quang A mua vài chục máy tính (PC 286)
của phía Pháp để bán lại cho các cơ quan ban ngành trong nước, khá là có
lãi, vì lúc đó nhà mình đâu có lựa chọn nào khác. Rồi Quang A trở thành
giám đốc của một liên doanh với phía Pháp (Công ty Liên doanh Máy tính
Việt Nam Genpacific) - báo chí toàn quốc tranh nhau viết về mức lương
“cực khủng” của anh khi đó, là hơn 5000 USD/tháng bằng khoảng 100 lần
thu nhập trung bình của kỹ sư ra trường, còn cao hơn lương của đại diện
phía Pháp trong liên doanh. Liên doanh này vay được khoảng 1 triệu USD
để nhập một dây chuyền lắp ráp máy tính khá thô sơ từ nước ngoài về -
chủ yếu lắp ráp CKD thôi, ở Viettronics miền Nam, vay của Vietcombank Bà
Rịa - Vũng Tàu. Năng suất cao đấy, mà các cơ quan chính phủ làm gì có
tiền để mua, thế nên phải tìm đầu ra cho liên doanh này. Quang A được
giới thiệu có Bùi Huy Hùng là người rất thạo việc xuất nhập khẩu, mới
tìm anh Hùng để bàn việc bán máy tính sang Liên Xô (lúc đó là những năm
cuối của “perestroika”, trước khi đất nước Xô Viết hoàn toàn sụp đổ).
Lúc đầu 3C (hay đúng hơn Genpacific) cũng có của ăn của để rồi, mua được
một căn nhà ở Hà Nội làm chỗ làm việc cho ban tin học và kinh doanh ở
Trần Hưng Đạo, và một miếng đất to, giá rất hời trong HCM. BHH
đưa ra sơ đồ ngoạn mục để tiêu thụ máy tính “made in Vietnam”: bán sang
Nga (giá khoảng 30 nghìn rúp/cái - rất cao, đã lời nhiều rồi) - mua đô
la, vàng hay rúp chuyển
nhượng đưa về nước. Lãi nhất là rúp chuyển nhượng: khi đó 1,8 rúp thường
là mua được 1 rúp chuyển nhượng, nhưng trong các thanh toán giữa các
quốc gia của khối SEV thời đó (là các nước XHCN trước kia đấy) nó được
tính bằng 1,4 USD (hay 1 USD = 0,7 rúp chuyển đổi). Trong khi đó giá rúp
thường trên thị trường rớt liên tục, mà bán vẫn lãi thì bán rồi đổi
thành rúp chuyển nhượng là siêu lợi nhuận!
Nguyễn Quang A - người từng được trả lương cao nhất Việt Nam
Quang A bàn với Bùi Huy Hùng: những vụ việc lãi ít kiểu bán hàng trong
nước thì để liên doanh bán cho có doanh số, còn những vụ lãi khẳm như
xuất khẩu thế kia
phải đẩy sang
cho một doanh nghiệp “của mình”
xuất đi, (nói đi
cũng phải nói lại, thuế lợi tức doanh nghiệp hồi ấy cực cao, gần như là
có lãi thì một nửa để đem đi nộp thuế, nên tìm cách giảm thuế phải nộp
cũng có “cái lý
của nó” đấy!). Và thế là ra đời một doanh nghiệp
có cái tên rất thời thượng: Công ty Máy tính - Truyền thông -
Điều khiển 3C hay gọi tắt là “3C” - cũng ít ai nghĩ rằng nó sẽ thành
công nhanh rực rỡ chóng vánh đến vậy, mặc dù có những công ty đã ra đời
trước đó rồi như C&N (các anh tài Dũng “tăm” và Thắng “Đạo” sáng lập),
FPT (xem trong phần 1 của bộ ĐÂ AHT). Tất cả đều dựa vào quyết định 288
của Hội đồng bộ trưởng cho phép thành lập công ty từ các Hiệp hội (do
TTg Võ Văn Kiệt ký). Đó
là năm 1989, tức là 3C thành lập sau FPT khá nhiều, nhưng nó có
background là hoạt động của Quang A, BHH và đội ngũ, nên không ai coi nó
là “lính mới “ cả. Cách chọn cổ đông, cách chia cổ phần do Quang A (chủ
tịch) và BHH (Tổng giám đốc) khá tùy hứng: Tổng cộng các cổ phần là 100
triệu đồng Việt Nam, Quang
A 39% cổ phần, BHH 24 %, Minh Song (bạn Quang
A, giám đốc chi nhánh Hà Nội, cũng học Hungary về) 6%, Thành
(chồng chị Bình “Giáp” - phó giám đốc chi nhánh, cũng bạn Quang A) 6%,
mười mấy người nữa cổ phần từ 2 đến 6%. Thực ra ông Chủ tịch đã có tính
toán hết: anh A và 2 ông bạn kia (mà chắc chắn sẽ ủng hộ A trong mọi
tình huống) đã chiếm được 51% rồi, nên luôn có số cổ phần áp đảo “trong
túi” (điều này sẽ xảy ra mấy năm sau, khi A muốn truất ngôi TGĐ của
BHH). Đội ngũ đa số từ Hung về: Trần Việt Trung, Phan Tô Giang, Trần
Trung Dũng toàn những nhân vật học giỏi bên Hung - mỗi người 2% cổ phần.
Lê Quang Trung (Trung “gầy”) phụ trách việc kinh doanh cùng với Quản
Xuân Trung ở Intimex về nhưng lại không có cổ phần. Quản Xuân Trung (học
Kharcov - Ukraina về) là người cuối cùng được cho trở thành cổ đông do
một ông anh đáng nhẽ cũng được 1% nhưng là người nhà nước nên sợ, phút
cuối xin rút, Trung “béo” được trám vào thế chỗ cho anh ấy, đóng bằng 1
triệu tiền “tươi”... Chính vì các việc định lượng cổ phần của các cổ
đông hết sức bất cập này mà đó là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc 3C sẽ
không tiến xa được! Ngay việc góp tiền cũng
đã rất “lộ cộ”, mỗi người góp một kiểu khác nhau và chả ai chịu
công nhận ai: tổng vốn 100 triệu thì không cho Kiên “bạc” đóng cổ phần,
anh Quang A đóng phần mình bằng cả máy fax, máy tính… mà nhiều cổ đông
khác không chịu công nhận. Các cổ đông bé được đóng cổ phần bằng cách
cắt luôn tiền thưởng kinh doanh từ Gen Pacific sang không cần hỏi ý
kiến! Khi
đó anh em “tin học” ở nhà có một phát hiện quan trọng: sau những lô hàng
đầu tiên bán sang Liên Xô thì anh em Việt Nam mới thấy rằng phía tây chả
quan tâm quái gì máy tính “made in” ở đâu cả, khi đó cả người Việt, cả
tây đánh hàng điện tử tin học bên Ba Lan về Nga rất nhiều, rất lãi, mà
Ba Lan chả khác gì Việt Nam cả, chỉ lợi thế ở chỗ nằm ngay sát CCCP, còn
hàng của Việt Nam phải bay máy bay sang, thế thôi! Tức là chả cần phải
mua máy tính của liên doanh Gen Pacific với tay láu ca Alain Monglo nữa,
mà đi nước khác mua rẻ hơn, chẳng hạn sang Singapore! Tay người Pháp này
nghe được thế lập tức chạy sang Singapore mở trước một công ty, để sẵn
sàng cung cấp máy cho thị trường cả Việt Nam lẫn Đông Âu…!? 3C
tìm hàng để mua tại Sing (sau người Việt mới biết, mở công ty tại
Singapore chỉ mất chi phí 2 USD thôi! Nhưng phải có văn phòng, có điện
thoại, máy fax... không quen thông thổ không hề dễ - tay Pháp cũng chỉ
thuê đúng một người bản xứ ngồi trực điện thoại với fax là xong). Và thế
là hắn lại cung cấp máy tính “made in Singapore” cho 3C... BHH
đem theo sang 3C mấy “chiến tướng” của mình từ Intimex sang công ty mới:
Trung “gầy” làm Phó văn phòng (làm việc “trông gôn” rất hợp) và Trung
“béo” chuyên gia xử lý tình huống. Đầu tiên là phải có đại diện ra ngân
hàng làm việc, nên mọi việc ấy giao Trung “béo” giao dịch, với chức năng
“giám đốc kinh doanh” để còn ký tá được. Lúc đầu 3C xác định đóng thuế
má đầy đủ, nhưng thời đó thuế thu nhập doanh nghiệp là 45%, mà tiền của
3C gửi ở Vietcombank lúc nào cũng cả triệu đô nên anh em bàn nhau cần
phải “tối ưu hóa” cái khoản đánh thuế. Huỳnh Quang Tiến học CCCP trước
kia nên được cử sang Matxcơva là đại diện bên đó, Trung “béo” được điều
sang Singapore để xem chuyện mua bán hàng hóa. Và chính Trung “béo” phát
hiện ra rằng đặt hàng máy tính bên Singapore cần quái gì phải nhờ công
dân Pháp Monglo láu cá kia đâu! 3C thuê trụ sở ở 35 Tràng Tiền (cạnh chỗ
bán kem), còn Confectimex cũng đóng ở phố đấy nhưng thuê trên tầng 2 của
trụ sở Đảng Dân chủ, đối diện khách sạn Dân chủ. Confectimex (TCty May
quốc doanh, đến 1995 mới sáp nhập cùng với “Dệt” sau) có TGĐ là anh Vũ
Công Toàn nhưng người thực quyền điều hành khi đó là Nguyễn Đức Kiên -
Kiên “bạc” là học viên quân đội bên Hung bị về nước sớm, nhưng tay này
rất nhanh chóng hoà nhập được với môi trường ngành dệt may và thăng tiến
rất nhanh, mới trẻ tuổi mà đã “vua biết mặt chúa biết tên”. Lúc này Kiên
làm trợ lý cho ông Lê Văn Hồng giám đốc may Thăng Long, thấy 3C đánh máy
tính có nhiều rúp chuyển nhượng nên Phan Tô Giang dẫn Kiên “bạc” qua đề
nghị Quang A và BHH kết hợp Confectimex với 3C để đánh hàng bởi
Confectimex có đầu phân phối hàng dệt may trong nước chẳng hạn sợi của
Đông Đức. Ngân hàng MBES (tại Nga) là ngân hàng chuyên phục vụ cho các
nước XHCN anh em thanh toán cân đối qua rúp chuyển đổi, do đó ở ngân
hàng này (tại Matxcơva) mỗi nước có một đại diện ngân hàng được mở tài
khoản, chẳng hạn Việt Nam có Vietcombank được mở tài khoản tại đây. “Rúp
chuyển nhượng” thực ra chỉ tồn tại trên giấy, để tính toán khấu trừ chứ
làm gì có đồng rúp thật như vậy đâu. Theo gợi ý của ông Đạm (Phó Tổng
giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam khi ấy) thì 3C xin được mở tài
khoản tại đây - lần đầu tiên và duy nhất có công ty tư nhân lại mở được
tài khoản tại MBES, có lẽ lúc đó cũng “thoái trào”, Liên Xô sắp tan rã
nên mọi sự kiểm soát cũng lỏng lẻo hơn. 3C có thể thu rúp chuyển nhượng
bằng cách bán máy tính, nhưng không được đảm bảo đầu
ra (do Bộ Tài chính chỉ đảm bảo mua 10 triệu từ phía 3C) nên nếu
dùng rúp chuyển nhượng thu được thông qua tài khoản MBES của 3C thanh
toán thì giải quyết được vấn đề đầu ra của đống rúp này. Chính vì vậy mà
Liên danh 3C- CONFECTIMEX ra đời nhờ sự kết nối của Kiên “bạc” với ông
Toàn, và vai trò của Kiên bạc bắt đầu lên. Khi
đó ngoài các ngân hàng nhà nước ra mới chỉ có 2 ngân hàng cũng là vốn
nhà nước chiếm đại đa số nhưng có yếu tố doanh nghiệp. 3C bàn với FPT
hợp lực các mối quan hệ cùng nhau đi “xin” giấy phép thành lập ngân hàng
thương mại cổ phần, hồi đó là một điều cực khó! Việc lập ngân hàng Hàng
hải do 4 người khởi xướng là Chu Quang Thứ (Tổng cục phó, sau là quyền
Tổng cục trưởng Tổng cục hàng hải rồi về hưu), Trương Gia Bình (FPT),
Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ - nhưng ý tưởng thuộc về anh Nhơn Tổng cục
trưởng. Cuộc “họp” diễn ra buổi tối tại nhà đại tướng Võ Nguyên Giáp,
trên nóc hầm tăng-sê cũ (bởi vì anh Bình khi
đó là rể trong nhà, vẫn sống ở khu nhà ngang tại số 4 Hoàng
Diệu). Cần phải có người có uy tín để tác động thì khi đó đã có chính
anh Đạm rồi. Bởi các anh bên Tổng cục hàng hải là người đầu tiên đề ra ý
tưởng này nên cuộc họp quyết định mời bên Hàng hải tham gia, rồi cả Hàng
không, Bưu điện cùng tham gia nữa, mỗi bên 10%. Và thế là Ngân hàng Hàng
hải ra đời sớm nhất, sớm hơn cả ngân hàng Kỹ thương Techcombank (của cao
thủ Vinh “đen”) và ACB (“ngân hàng Á châu” của Trần Mộng Hùng với Kiên
“bạc” - lập ra nhờ vào sự ủng hộ của ông Lê Huy Côn khi đó là thứ trưởng
Bộ Công nghiệp). Ai ngờ qua bao thăng trầm rồi sau này Ngân hàng Hàng
hải rơi vào vòng kiểm soát của Trần Anh Tuấn (Tuấn “chợ” - sinh viên Nga
về, cũng ra đi từ trường đại học Mỏ-Địa chất MGRI danh tiếng, là “cái
nôi của các tỷ phú Việt Nam” sau này) dễ dàng đến thế, quá ngon lành!
Nhưng thôi đó là chuyện mãi về sau… 3C
háo hức bắt tay vào việc, và ngay lập tức tiến hành được mấy vụ làm ăn
rất đình đám: -
Vụ mua
máy bay: 1 IL-18 và 5 Tu-134 đã qua
sử dụng, mua từ Đông Đức bằng rúp chuyển nhượng, nguồn rúp là của
Confectimex (Dệt
May) chứ
lúc này 3C có tài khoản nhưng chưa có tiền. Chính cụ
Đỗ Mười giao cho Confectimex phải đi tìm nguồn việc cho mấy trăm
nghìn công nhân ngành may toàn quốc khi đó, mà Việt Nam còn đang bị Mỹ
cấm vận, nguồn nguyên liệu vải sợi eo hẹp lắm. Ông Tá - thứ trưởng Bộ
Tài chính khi đó - thay mặt chính phủ cho phép Confectimex chuyển rúp
chuyển nhượng sang
tài khoản của 3C để trả cho Đông Đức (DDR). Khi đi đàm phán Kiên “bạc”
chưa có bất cứ một kinh nghiệm hiểu biết gì về việc mua bán, kinh doanh
tàu bay (là việc sau này trong đời anh còn phải làm không chỉ
một lần). Thế nhưng lúc này có lẽ Đông Đức cũng muốn tống khứ mấy
chiếc máy bay cũ này đi rồi, nên đàm phán thống nhất với mức giá trung
bình 85 nghìn USD/chiếc. Đem về bán lại cho Hàng không Việt Nam giá
trung bình 100 nghìn USD/chiếc (Bộ Tài chính phải duyệt giá bán này),
thế cũng tưởng có lãi đủ dùng rồi, hóa ra sau đến 2 năm Bộ Tài chính mới
thanh toán đủ để 3C trả lại cho Confectimex... -
Mua đúng 1000 chiếc máy tính từ Singapore đánh sang Liên Xô. Lấy tiền
250 triệu rúp mua mười mấy triệu USD sợi về, đủ dệt mấy chục triệu mét
vải, hồi đó là lượng hàng
rất lớn! Chuyện mua sợi rất “hồi hộp” đấy, lúc đó anh chị em 3C cứ đoán
già đoán non, là chuyển tiền đi liệu có hàng về không, khi đó đúng ngày
30/12/1991 rồi, Tết nhất đên nơi mà khối XHCN cũng chả còn được mấy bữa
nữa. Tất nhiên là có vận đơn rồi mới cần chuyển tiền, nhưng đã có ai
thấy hàng hóa thế nào đâu. Có lẽ đây là lần Bùi Huy Hùng thể hiện bản
chất “tướng thời loạn” xuất sắc của mình: anh quyết định cứ chuyển tiền
đi, với lý do “có mất thì sẽ chỉ mất độ hơn triệu USD, còn nếu thu về
thì được gấp chục lần như thế cơ mà, phải liều thôi!”. Quả là liều lại
thắng lợi, 6000 tấn sợi được “đánh” về cảng HCM, tìm mãi mới có chỗ gửi
tại kho X28 còn sợ bị cháy… Kiên “bạc”
và Vinatex phân phối cho biết bao nhiêu cơ sở dệt trên toàn quốc,
chủ yếu ở phía Nam, lãi to, nhưng cũng giúp duy trì được hàng chục ngàn
lao động. Confectimex trả vốn cho 3C, đóng thuế và lời thì chia nhau
theo tỷ lệ: 3C 30%, Confectimex 70%. Sau
này không còn XHCN và những nguồn nguyên liệu này nữa thì mối cung cấp
vải sợi sẽ nằm hầu hết
ở trong tay các ông chủ “ba Tàu” chợ Lớn, lũng đoạn toàn bộ thị
trường. Và nhà máy sản xuất sợi Đình Vũ ra đời với mục đích phá thế độc
quyền này của người Hoa đã thất bại thê thảm, trở thành một trong 12 dự
án nghìn tỷ đắp chiếu của dầu
khí nước nhà, gây hậu quả cho tới bây giờ chưa xử lý được, nguyên TGĐ Vũ
Đình Duy tuy bị khởi tố mấy tội danh nhưng chưa bị bắt về, mặc dù cũng
trốn ở Đức như Trịnh Xuân Thanh và sống sờ sờ ra đấy... -
Vụ mỏ
đá Nghệ An: Khi cuối những năm 80 đầu 90 đó ở Nghệ An đang rộ lên phong
trào khai thác đá quý (bắt chước Bắc Giang có Lục Ngạn) nhất là ở vùng
Đồi Triệu, Đồi Tỷ. Đỉnh điểm có lúc đồng thời 60 nghìn con người tranh
nhau đào bới khai thác, có cả các doanh nghiệp của công an, TC, bộ đội…
cũng chen vai thích cánh với các đội tư nhân quen làm “bưởng” để đào
bới. Để phần nào giải quyết tệ nạn này tỉnh Nghệ An đã cho đấu giá một
mỏ đá quý Núi Triệu. Rất nhiều “anh tài” đã rớt đài, chỉ có 2 đơn vị
tham gia vòng cuối: một là liên quân 3C-Confectimex-Công ty Dịch vụ du
lịch Nghệ An (do anh Thịnh làm giám đốc); hai là công ty do Cao Sơn (một
“tay to” cũng ở Hà Nội, hay khoe là cháu một lãnh đạo cao cấp của nhà
nước). Thịnh dẫn dắt liên danh thắng gói thầu này, anh chàng này vốn là
lái xe cho đội bóng “Sông Lam Nghệ An” thế nào mà trở thành giám đốc một
công ty lớn của tỉnh. Thịnh có biệt tài quen biết khắp nơi, cả tỉnh
không có ai lạ gì anh ta nên mới thắng sát nút được Cao Sơn - một nhân
vật rất thâm trầm và khi đó đã có nhiều tiền lắm rồi, làm Cao Sơn cứ cay
cú mãi... Hồi
đó 3 bên góp vốn tổng cộng 6 tỷ (chính xác hơn là 5,7 tỷ). BH Hùng thay
mặt 3C ném tiền vào dự án này, Kiên “bạc” góp 1/3, nhập một dây chuyền
của Thái Lan về phun nước, gột rửa đất chứ chưa mua đến giai đoạn 2 là
dây chuyền nâng cấp được đá thu mua lên. Nhưng rồi đá được khai thác thử
không được đánh giá là “quý” lắm - 3C giao cho anh Nguyễn Thanh Toại phụ
trách vụ đưa đón chuyên gia Thái Lan sang HCM để thẩm định giá cho lô đá
- đại diện Thái Lan ở trong biệt thự mênh mông của 3C mua ở phố Trần
Khắc Chân, HCM rồi có sự vụ khá tế nhị xảy ra ở đó vui lắm, nhưng đá
đánh giá thì “non tuổi”. Đã có lần Đức (đại diện 3C ở Thái Lan) đón cả
loạt các vị Thịnh, Quang A, BH Hùng, Kiên “bạc” sang và cầm mẫu mã sang
thử, đến cái nhà xưởng của chúng nó khai thác và chế tác rộng mênh mông
mà ấn tượng mãi… Mỏ
vẫn có giấy phép cho tới ngày hôm nay.
Anh em 3C chỉ được một ít trải nghiệm về việc phải đem tiền đi
mỏ, đem sản phẩm về cũng khá là nguy hiểm bởi cướp giật cũng như công an
để mắt tới nhiều lắm. Kiên “bạc” có lần tự lái xe vào để Thịnh thanh
toán - thanh toán bằng vàng non tuổi nặng trĩu cả đít xe. Đầu
tư tiền vài trăm nghìn, thu lại rả rích chỉ vài nghìn - dự án này èo uột
cũng giống với việc BH Hùng đánh hàng may mặc sang cho người nhà ở bên
Tiệp, không hiệu quả! Hơn nữa nó gây bất đồng chính kiến trong các cổ
đông 3C rất nhiều: nhiều người nhận “đá” rồi xong ai cũng thông báo là
chất lượng kém, bán chả được bao nhiêu tiền... mà ai cũng nghĩ đá của
người khác nhiều và “ngon” hơn đá của mình - làm gì chả đổ vỡ. Phạm Quân
(học viên thủy thủ ở Baku - Liên Xô cũ, sau này ra quân và làm tại Gen
Pacific rồi Quang A kéo sang 3C - hiện nay anh là chủ công ty phần mềm
“Tiền Phong” khá nổi tiếng) khi đó đã phải kêu gọi: “Thôi các anh dừng
tay, đừng thi nhau ăn cắp của chính mình nữa!”. Quả là lúc đó rã đám
rồi, chả ai nghĩ đến cái gì lâu dài được nữa... Thịnh “Nghệ An” vẫn kiên
trì làm “đá” cho tới mãi sau này, và đã trả được hết nợ nần đối với 3C
cũng như Kiên “bạc”. -
Kinh
doanh viển vông: dưới sự lãnh đạo của Quang A công ty 3C còn theo đuổi
một số dự án khá viển vông, tất nhiên là không đi tới đâu. Chẳng hạn:
dự án nạo vét bãi giữa sông Hồng lập đô thị mới mất khoảng 250
triệu đồng... -
Các
hoạt động kinh doanh khác: bởi vì làm với Đông Âu nên thời đó 3C cũng có
các hoạt động kinh doanh chả khác gì FPT, Merfimex (Nguyên “béo”, anh em
Thành-Công), Dũng “VIT” (thực ra VIT là công ty của Dũng “tăm” lập ra
rất sớm, từ 84-85 bên Liên Xô cơ, rồi khi Liên Xô tan vỡ 1991 VIT chính
thức ra đời bên Nga, sau đó mới đầu tư ngược về Việt Nam như ta thấy sau
này), Giang “đo lường”, anh em Nam “sắt”, Cotec... Phòng kinh doanh do
Tiến Anh (học ở Bungari về) phụ trách, suốt ngày lăn lộn ở cảng Hải
Phòng để chờ nhận hàng rồi đem bán. Các công ty trong nước buôn thép có
tiếng thời đó là Vạn Lợi, Nam Vang... chỉ chờ hàng của anh em Liên Xô về
để mua mà kinh doanh thôi, cũng giàu to! Thế nhưng 3C có các thế mạnh
khác, nhiều “tướng” quá nên kinh doanh chỉ tầm tầm vậy thôi, chả mấy
người quan tâm. Ngay Tiến Anh cũng là cán bộ trẻ, về nước đương nhận
lương nhà nước 300.000 VNĐ/tháng được chính ông Lê Xuân Trinh (khi đó là
chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) dẫn đến giới thiệu với 3C, và Kiên “bạc”
là người nhận vào làm (còn thử 3 tháng không lương nữa cơ!). Sau này
Tiến Anh cũng như các đàn anh Trung “gầy”, Phan Tô Giang, Trung Dũng về
làm dưới trướng Kiên “bạc” ở công ty cổ phần Thiên Nam, còn một số về
ACB với Kiên như Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Thanh Toại, Huỳnh Quang Tuấn...
Nguyễn Đức Kiên (Confectimex) - lúc chưa có ACB, Cũng
nên nhớ lại các hoạt động của bộ phận tin học của 3C - thời đầu các năm
9X 3C có bộ phận khá đông, ngồi ở Trần Hưng Đạo để làm tin học, đội hình
đó về thành phần và lực lượng con người có lẽ còn mạnh hơn FPT cùng thời
nữa đấy. Thế nhưng có lẽ khá “xông xênh” và luôn có “bao cấp” của các
thương vụ tiền tỷ khác nên bộ phận tin học của 3C không “sát ván” được
như bên FPT… Ước mơ của anh Quang A là khá giống với FPT: xuất khẩu phần
mềm Việt Nam ra nước ngoài, tuy vậy như nhiều trường hợp khác anh A
không đủ kiên trì cũng như tài quản lý để theo đuổi mục tiêu đối với anh
là “nhỏ”. Đáng
nhớ nhất là giải pháp bảo vệ do 3C nghĩ ra - Trần Việt Trung cho đội ngũ
sáng chế ra bộ phận “khoá” sao cho càng an toàn càng tốt, dùng “khóa” cả
phần cứng lẫn phần mềm, mất đâu 6 tháng hay là hơn gì đấy thì ra sản
phẩm. Để kiểm tra chất lượng trước khi tung ra thị trường Trung cho đưa
sang cho Phan Tô Giang “phá khóa” - hạn là một tuần nhưng mới 3 ngày
Giang đã phá ngon ơ, xứng danh “trùm phá khóa”. Thế mà
đó hình như là sản phẩm duy nhất của 3C bán được ra nước ngoài,
thu được ít tiền về lắm, chả đủ nuôi quân nhưng dù sao cũng còn có chút
tự hào... Vì thế con đường tin học của Quang A và 3C coi như chỉ buôn
máy tính rồi chấm hết, còn Trần Việt Trung chán
quá sang Nga “đánh quả”! FPT quyết tâm mơ bằng được giấc mơ “công
xưởng sản xuất phần mềm cho thế giới” - họ theo đuổi mãi rồi cũng thực
hiện được, duy trì được mãi cho tới ngày nay, mặc dù mang tiếng là “gia
công”, là “hàm lượng chất xám ít lắm”... nhưng phải nói rằng ít nhất cái
đó cũng đem lại công ăn việc làm ổn định cho hàng chục ngàn lập trình
viên nước nhà! Sau
một số lần kết hợp khi đó có các tay chơi máu mặt đưa ra một quyết định
khá giống cảnh “vườn đào kết nghĩa” của Lưu-Quan-Trương để lập ra “G5”:
Trương Gia Bình và Kỳ “béo” (RosVietimex), C&E (Thắng “Đạo” và Dũng
“tăm”), Kiên “bạc” (Confectimex) - nhưng các thoả thuận của G5 đều không
được chấp hành nghiêm chỉnh cả, đơn giản là toàn những nhân
vật quá “khôn” để mà có thể tin tưởng vào nhau. Có những thoả
thuận kiểu như “rúp chuyển đổi dưới 0,7 đô là thống nhất không bán nhé”
- nhưng vừa chém tay thống nhất xong ai cũng phím cho đàn em tung ra bán
khẩn cấp dưới giá đàm phán… Nói chung là chả được cái việc gì. (Nói
thêm một chút về nhân vật Thắng “Đạo”: anh làm nghiên cứu sinh bên Ba
Lan, có bố khi đó là chủ tịch Quốc hội nên mới có nick name như vậy. Anh
có một ý tưởng phải nói là đi trước thời đại khá nhiều: đó là “đổi đất
lấy hạ tầng”. Ý định của anh gắn liền với địa điểm mà sau này chính là
đường đôi Trần Khát Chân - anh nghĩ ra việc mua hay đền bù đất của dân,
rồi mở rộng đường ra, đất bên trong trờ thành mặt tiền sẽ rất có giá
trị, bán đi thừa tiền để xây hạ tầng nơi con đường tương lai sẽ đi qua!
Nhưng đáng tiếc là cuối cùng tư nhân không được triển khai, mà thành phố
Hà Nội đứng ra làm! Thắng “Đạo” đứng ra vay 1 triệu USD của 3C và Kiên
“bạc” trong vòng 1 năm, sau đó hình như chỉ trả được một nửa, phần còn
lại vẫn nợ cho tới tận ngày nay… và anh rất ẩn dật (đọc thêm phần có anh
ở bài khác!)
Nguyễn Chí Dũng -
Anh
Thắng thời đó làm chung với
Dũng “tăm” - anh Dũng học xây dựng
ở Kiev, sau quay sang làm với
Liên Xô
cũ rất thành công về việc mua bán khí tài cho quân
đội, nhưng
rồi bị mafia Nga sờ gáy… Sau này anh về
nước hẳn, đầu tư công ty và kênh truyền hình VIT, mấy nhà xưởng
may gia công
trên đường đi Nội
Bài và rất nhiều đất cát ở vùng Quan Lạn, Quảng Ninh… cũng là nhân vật
rất “mạnh” nhưng khá kín tiếng).
Trung “béo” đi Sing đánh hàng may mặc sang Mat cho Trần Việt Trung đầu
bên Nga, không happy lắm. Rồi lại sang Mat để thay Huỳnh Quang Tiến làm
đại diện bên đó - Trung “béo” phát hiện ra cách chuyển tiền chính thức
đầu tiên từ bên Nga về nước, tức là
chả phải nhờ hay thuê ai “ôm” tiền hay vàng đem về Việt Nam nữa,
mà dựa vào hoạt động của hệ thống ngân hàng Nga khi đó bắt đầu kết nối
với hệ thống ngân hàng thanh toán quốc tế được rồi. Mà bây giờ Liên Xô
sụp đổ, không còn cái “võ” đóng thùng hàng container cá nhân nữa, nên
nhu cầu tiền chuyển về, chuyển đi nhiều lắm! Trung “béo” biết được cũng
nhờ đã ở một thời gian bên Singapore, biết rằng Sing bán vào Việt Nam
khá nhiều hàng nên cần rút được tiền ra, còn Nga đang cho gửi tiền ra
theo hợp đồng thương mại, có thể chuyển thằng về ngân hàng ở Sing. Kiếm
được mấy chục nghìn đô khi đó thấy làm mãn nguyện lắm rồi, anh cũng là
dân Kharcov chứ không thông tỏ Matxcơva như các “đồng chí” khác, sau này
mọc ra rất nhiều các “đội”
chuyên môn làm “tài chính” - nôm na là chuyển ngân về nước hay sang Ba
Lan, sang Tàu. Trần Việt Trung cũng ở Mat đánh hàng, kiếm được kha khá
đến tầm 1995 mới theo trào lưu các đại gia đã có lưng vốn rút về Việt
Nam.
Trần Việt Trung - dân toán Hungary, sáng lập viên Công ty Đầu tư tài
chính TOGI 3C
danh tiếng nổi như cồn. Đầu tiên là mua một lô căn hộ tập thể lắp ghép
thôi, cho cán bộ của mình đằng sau Seaprodex Hà Nội, sau này mọi người
quen gọi
là “tập thể 3C”. Quang A nói không ngoa, là lúc đó mà muốn thì có
khi mua được cả phố Lý Thường Kiệt… BHH đưa 3C lên Đại
Lải, có lẽ là đơn vị đầu tiên nghiên cứu để khai thác khu vực
này. Trên đó có vườn tượng do Phạm Văn Hạng sắp xếp. Dũng “Hội” là em
BHH vốn KTS đã vẽ ra quy
hoạch, chỗ này sân đỗ máy bay, chỗ kia khu nhà đón khách… nói chung bề
thế lắm. Hình như bây giờ đất của 3C vẫn còn ở trên đó kha khá, có chia
cho các anh chị em… Văn phòng thuê trên phố trung tâm Tràng Tiền, rất
đẹp đẽ, có cả dàn máy tính lúc nào cũng bật sáng lập loè để “phô trương
thanh thế” thôi chứ có công to việc lớn gì lắm đâu, thời đó Việt Nam còn
chưa có internet mà! Chủ yếu là chơi Solitare và Tetris, nhưng khách lạ
đến cấm sờ vào, kêu là “virus”. Lúc nào cũng có rượu ngon, thuốc thơm,
khách khứa dập dìu, chiều chiều bác Đạm phó thống đốc đi bộ tà tà từ
Ngân hàng trung ương qua, hay ông Nguyễn Nhạc tạt vào chơi… phong độ
kinh khủng (cái mà FPT của Bình lúc đó thấy còn rất thiếu và khá “tự
ti”). Biệt thự lớn ở HCM sau này bán đi cũng lãi ra được 1 triệu USD.
Nguyễn Cẩm Tú con bác Nguyễn Mạnh Cầm nhà ngay Ngô Quyền gần đấy đang từ
Ban Kinh tế trung ương xin về 3C làm trợ lý cho Tổng Giám đốc BHH mấy
tháng, rồi mới lại chuyển - anh lại chuyển về Intimex thay vào vị trí
anh Hùng ngày trước, sau này lên làm thứ trưởng Bộ Công thương. Trần
Hùng vốn tốt nghiệp công an, lúc đầu về PA15 phụ trách các điểm dành cho
người nước ngoài ăn chơi
như Câu lạc bộ quốc tế… sau về Ban kinh tế với anh Tú “béo”, cũng muốn
chuyển sang 3C để làm ăn, nhưng anh em 3C e ngại là an ninh nên duỗi ra,
thế rồi Trần Hùng về Bộ Công nghiệp, về trung tâm tư vấn Forincon sau
này cũng khá đình đám một thời… Đội ngũ 3C tập hợp được khá nhiều gương
mặt sáng giá, ngoài những cái tên kể trên còn có thể kể tới chị Hương kế
toán trưởng, con gái cụ Vũ Đình Huỳnh, sau này có thêm Phạm Hồng Quân -
“ngôi sao” bên hải quân chuyển sang, vì có đi học lớp chính trị cao cấp
với BHH nên được mời về cùng làm,
nhưng lúc ấy 3C cũng bắt đầu thoái trào. Hiếu - giáo viên trường
quân sự, sau chuyển sang làm đồ gỗ. Trong nam có Thoại sau về ACB, Đoàn
Vịnh sau về FPT,…
Quản Xuân Trung - ngày nay doanh nhân này còn là
Nhưng rồi “ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Đầu tiên là cái nạn “trốn
thuế”. Thời đó luật doanh nghiệp, luật thuế còn mông lung lắm, mỗi lần
có thuế kiểm tra thì việc đầu tiên là để mấy chị như chị H. kế toán
“nghỉ ốm” ngay đã, để Trung “béo”, Trung “gầy” ở lại đối phó, nghe xem
có lỗi gì không để còn đối phó. Nhiều khi thuế cũng chả biết hồ sơ,
chứng từ thế có sai đúng gì không, chỉ biết trong tài khoản nhiều tiền
quá, hoá đơn lớn quá… thì phải “soi” thôi. Có những đợt chả biết đúng
sai thế nào, nhưng cục thuế hụt kế hoạch của năm cỡ tám trăm triệu, đề
nghị 3C “hỗ trợ” - thế làTrung “béo” thay mặt 3C được quyết luôn, trả
ngay thuế 1 tỷ, với giấy cam kết từ phía thuế là không đào bới, truy thu
khoản nào nữa trong năm… Thế rồi đến lúc các sếp Quang A, BHH hay phỏng
vấn, lên báo đài chém gió dữ quá, bắt đầu tới lúc báo chí rồi công an
vào cuộc. Báo chí khởi đầu lại là một cậu bạn quen ở Kharcov, về làm ở
báo, vào làm mấy loạt bài… dẹp mãi mới xong. Một ngày kia Bùi Huy Hùng
đi từ ngoài về thấy Trung “béo” đang phải tiếp mấy anh bên PC16 “kinh
tế” sang làm việc, chắc mới làm mấy chén nên nóng mắt, đứng giữa văn
phòng chửi đổng CA không cho doanh nghiệp làm ăn yên ổn. Sáu “béo” bên
công an giận lắm, hầm hầm bỏ về, y rằng sau đấy PA24 vào cuộc, có lệnh
khởi tố 3C về việc trốn thuế “25,1 tỷ” - là con số khổng lồ thời đầu
những năm 90 ấy. Mặc dù con số ấy chả liên quan gì đến thực tế kinh
doanh của 3C cả, nó được tính ra từ tiền lãi 56 tỷ buôn sợi, mà 3C còn
phải chờ dài cổ từ Bộ tài chính để trả cho Confectimex cơ mà… BHH
khá cuống, mới gọi đàn em Trung “béo” khi đó đang ở bên Nga, xem nên ứng
chiến kiểu gì. Trung phân tích cho đại ca: bây giờ anh với vợ con bay
sang đây đi, nếu xuất cảnh bình thường được thì chứng tỏ việc không có
gì quá xấu, đi một thời gian rồi về. Còn nếu anh không được xuất cảnh
thì hiển nhiên là xấu lắm rồi, nhưng cũng nhờ thế mà biết mức độ “ốm” mà
chạy thuốc thang… Thế là BHH đem cả vợ con sang Matxcơva, ở mấy tháng hè
bên đó - lúc bay bình thường, chứng tỏ vụ án “trốn thuế” cũng không quá
nặng nề. Nhưng mấy tháng ở bên đấy cả Hùng lẫn Trung có biết đường xá,
phố phường gì đâu, có cái xe ô tô cứ đi lọ mọ lạc suốt, đâm ra hay hục
hoặc với nhau… thế là Trung xin nghỉ luôn ở 3C! Ông
Nguyễn Kỳ Cẩm - Phó Tổng thanh tra chính phủ thừa lệnh của Thủ tướng -
đọc báo cáo trước Quốc hội, gọi
đây là
dự án
trốn thuế
lớn nhất Việt
Nam từ trước tới nay. Bộ Tài chính và Bộ Công an khen thưởng công
an Hà Nội đã “phá án” thành công. BHH “té” ngay sang Nga làm 3C và
Confetimex bị điều trần. Ông Đặng vụ trưởng vụ công nghiệp Ban Kinh tế
TW được ông Phần - Phó chủ tịch Quốc hội - giao làm tốp trưởng để xem
xét vụ việc. Quang A vác đơn đi kiện, lên tận Chủ tịch nước. Rồi chính
ông Phần với tư cách Phó chủ tịch Quốc hội gửi văn bản cho chính phủ về
việc đánh giá trốn thuế là sai! Sau đấy Thủ tướng phải nhận sai. Thủ
tướng kết luận là sai, giao cho ông Lê Xuân Trinh khi đó là Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ ra thông báo, trong đó chỉ có 2 dòng: -
Công
ty 3C không trốn thuế. -
Confectimex không trốn thuế.
Nhưng bởi công văn ông Trinh ký có dấu “mật” nên 3C và các bên khác loay
hoay mãi mới có thể đăng báo được, khi đó cần đăng lên báo Nhân Dân vẫn
đang là tờ đại chúng nhất. Vụ
án “trốn thuế” này thấy “giang hồ” đồn thổi là đòn đánh của FPT đối với
3C, đúng hơn là của Trương Gia Bình vào 3C. Bây giờ lâu quá rồi để có
thể khẳng định lại việc đó, nhưng có nhiều người cùng chung ý nghĩ như
vậy, bởi nó khá giống vụ việc sau này với Đồng Nam của Thiều và Hà Kiều
Anh mà kết cục thê thảm hơn nhiều. Nhưng những ai thực sự hiểu con người
của anh Bình FPT thì lại nghĩ khác - Bình vốn không phải là người của
các hành động cụ thể, nhất là lại còn phức tạp nữa… Cuối cùng thì vụ
việc cũng qua đi, 3C chẳng làm sao cả, BHH rồi cũng nhanh chóng về nước
như Trung “béo”, nhưng từ đấy có vẻ như 3C không làm được việc gì ngoạn
mục nữa hay sao ấy?
Lịch sử 3C cũng gắn với VPBank từ 1993… Thời
đầu những năm 90 có ba anh em nhà kia nổi tiếng vì học giỏi và buôn bán
rất mạnh dạn: Ái “dòi” - Nam “hói” - Hoà “hói” đều đã từng học và buôn
bán ở Nga, lại thêm
ông em rể đại diện Bộ Thương mại
bên Viễn Đông (Nga) vốn xuất xứ là người FPT Nghĩa “đen” nữa mới
đủ bộ. Sản phẩm họ thường “đánh” về nhất là sắt thép, nên Nam “hói” còn
có tên gọi là Nam “sắt”, anh sang Nga để làm ăn lớn mặc dù học Bách khoa
chứ không học Liên Xô như các người anh em
của mình. Trên máy bay về nước Nam “hói” gặp và
rủ Trung “béo” về làm cho mình ở công ty NAT - “nát” như anh em
sau này vẫn hay đùa. 1995 khi các đại gia lục tục có mặt hết ở Hà Nội
thì khi đó VP Bank là nơi trú chân ngoạn mục. Anh em Đông Âu về có kế
hoạch lập ra một ngân hàng thương mại cổ phần nữa, với tên rất thuận
lợi: Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank), 3C là
đầu tàu cho việc sáng lập này, với người đủ uy tín để có thể lo việc xin
giấy phép đó là ông Hoàng Minh Thắng (Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh khi ấy, còn cháu cụ là Nguyễn Hoài Nam khi đó làm cho
3C tại phía nam, sau này lấy hoa khôi thể thao Thu Hương). Hàng loạt các
đại gia tham gia vào ngân hàng này: ngoài Quang A, Bùi Huy Hùng, Trần
Việt Trung của 3C còn có Tuấn “chợ”, Dũng Tiến “Crisstal”, Lê Tiến Nam
(Nam “Ngân” cháu ông Chu
Huy Mân”), Lê Hoài Nam (Nam “hói”), Nguyễn Tiến Long (Long “le”) - toàn
các đại gia một thời ở bên Nga về. Lúc này Phan Tô Giang, Lê Vũ Kỳ,
Trung “gầy” đã theo Kiên “bạc” sang làm cho ACB và Công ty cổ phần Thiên
Nam rồi. Việc anh Quang A và BH Hùng sang hết bên VP Bank khiến cho 3C
hầu như hoạt động đình trệ hết tất cả lại, đó là chưa kể Quang A và Trần
Việt Trung còn lập ra các công ty mới nữa như TOGI, hoặc đi làm nhà máy
xi măng … coi như bỏ mặc 3C luôn. BH Hùng là Tổng giám đốc VPBank thì
quản lý lỏng tay, để cho các cổ đông lợi dụng dùng cổ phần của mình và
một số cơ sở để thế chấp cho vay tứ tung cả, dẫn đến việc vốn 175 tỷ
đồng thì nợ xấu gấp 5 gấp 6
lần rồi, cộng thêm 50 triệu USD cam kết với nước ngoài (do các doanh
nghiệp ký hợp đồng mở tín dụng thư trả chậm nhưng không thể trả) chưa
trả được. Các cổ đông ngày ngày lên vay tiền ở chính ngân hàng mình để
lo nhập khẩu hàng, còn tối tối lại tập trung
ở sàn Queen Bee uống rượu và bàn tính sự đời tiếp. Rượu chảy như
suối, rượu vào lời ra, toàn những lời hay ý đẹp, chân lý cuộc đời, rồi
anh em FPT kéo sang, anh em quân đội kéo tới, đông vui tấp nập! Những
lúc việc đã xong mà sàn còn chưa mở thì tá lả tưng bừng, karaoke cùng
quan chức… nào đâu thiếu chỗ vui. Những tín hiệu xấu bắt đầu tới khi Ái
“dòi” bất ngờ bị bắt tạm giam - anh Ái trước học trường Đồ bản Matxcơva,
đã từng buôn bán các kiểu từ thuở nghiên cứu sinh với ông bạn thân nổi
tiếng bên Ba Lan. Nào ngờ lại sa chân lỡ bước ở ngay tại quê nhà, mà hoá
ra lại do chính ông bạn thân đẩy vào vòng lao lí! Hà Nội sững sờ, những
đại gia thứ thiệt mà cũng đã từng phải nếm mùi bắt bớ như Thành “béo”
T&C cũng giật mình thon thót, đến chia buồn với anh em nhà họ Lê đấy
nhưng trông người lại nghĩ đến ta… Ông Ái ngồi không lâu, anh em nhà ấy
còn quá mạnh, không cứu được ông anh cả ra - sau này ông cũng quay lại
quan trường, làm Tổng Giám đốc Tổng công ty môi trường một số năm. Nhưng
rồi đến lúc vụ thế chấp cổ phiếu sáng lập tại VPBank nổ ra, thì Ái và
Hoà (lúc ấy còn đang bên Nga, đại diện ngân hàng Rossiysky Standarts)
cũng không đỡ được cho Nam “hói”. Công an vào cuộc, BHH, Nam “hói”, Tiến
Long, Trường “con” bị bắt khẩn cấp, Tuấn “chợ” và Nam “Ngân” suốt ngày
bị điệu lên công an để điều trần về các vụ việc liên quan, các đối tượng
có tài sản hay lợi ích dính dáng tới thì đếm chả xuể. Số tiền thất thoát
lên cao kinh khủng, hàng loạt đối tượng bị cấm xuất cảnh để phục vụ điều
tra. BHH bị bắt thì Quang A lại tạm bỏ con thuyền VPBank mà quay lại với
3C thuở trước…
Nguyễn Quang A và các nhân viên 3C cũ - 2019
Nhưng Quang A không phải là người điều hành tốt, nhất là những lúc sóng
to gió lớn, 3C cứ thế chìm dần, các anh tài chạy mỗi người một phương.
Bản thân anh A cũng lúc thì quay về Chủ tịch VP Bank, lúc thì tập trung
vào Viện nghiên cứu và phát triển (IDS) - nơi có 16 trí thức độc lập có
tiếng tăm tập hợp lại, tổ chức chủ yếu là các seminar, nhưng rồi đến
2009 nó bị giải thể mà “giang hồ” đều cho rằng do thủ tướng lúc đó là
Nguyễn Tấn Dũng quyết như vậy. Có thể nói rằng bác Quang A cũng là một
trí thức tiến bộ khả kính, nhưng khá giống một số vị đấu tranh dân chủ
khác, chả có cương lĩnh hay kế hoạch gì “nét” cả - cũng giống cách xưa
nay anh vẫn từng kinh doanh, và có lẽ sẽ chẳng
đi đến đâu. Còn 3C vì hết “anh hùng hào kiệt” rồi nên có một đàn
em học ở Hung về muốn thò tay thôn tính, nhưng rồi kế hoạch không thành,
việc triển khai tiếp tục được giao cho một chú em tên Hưng học Bách khoa
trong nước điều hành - thực chất là thả nổi, muốn làm gì thì làm. Thế
nào tay mơ ấy lại kinh doanh rất có duyên, đầu tiên là triển khai các
cửa hàng bán thiết bị máy tính, viễn thông cũng đủ nuôi quân tốt. Sau
nữa Hưng cho quân bám sát bên điện lực để tham gia cung cấp thiết bị
chuyên ngành, thế nào mà trở thành một nhà cung cấp có số má bậc nhất
đối với EVN trong lĩnh vực điện cao thế 500kV, tất nhiên đó là ngành mũi
nhọn, ngoài ra 3C vẫn còn duy trì được mảng viễn thông và tin học ngày
nào. Ngày nay Đỗ Duy Hưng (1971) là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ 3C, công ty
rất vững mạnh, duy chỉ có cái tiếng tăm thì quả là không thể bằng được
một góc 3C của những năm tháng “ra đời trong cách mạng”…
Đỗ Duy Hưng (bên phải) và người tiền nhiệm ở 3C Ngô Trung Sơn
Chú thích:
Chế độ Rúp chuyển nhượng (1964 - 1991). Đây
thực ra là Hội đồng tương trợ kinh tế, được viết tắt COMECON (Council of
Mutual Economic Assistance), thành viên là các nước XHCN năm 1949 gồm
Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Albania, Đức
tham gia 1950, Mông Cổ 1962, Cuba 1972, Việt Nam 1978... Các thành viên
của SEV đã ký Hiệp định thanh toán nhiều bên bằng Rúp chuyển khoản 1963.
Đồng thời thành lập Ngân hàng hợp tác quốc tế MBES để theo dõi và thực
hiện quá trình. Hiệp định có hiệu lực từ năm 1964 (1 Rúp = 1,5 USD). Cơ
chế sử dụng Rúp chuyển nhượng tương tự như SDR là loại tiền ghi sổ dùng
để ghi chép, hạch toán, bù trừ giữa các thành viên trong khối SEV. Khi
hệ thống XHCN tan rã thì khối SEV cũng không còn nữa, Rúp chuyển nhượng
cũng chấm dứt sau 27 năm tồn tại vào năm 1991. SEV
- Hội đồng tương trợ kinh tế, có logo và cờ hẳn hoi như sau:
|