30 NĂM FPT NGÀY ẤY - BÂY GIỜ
PHẦN I - TƯ BẢN ĐÃ HÌNH THÀNH NHƯ VẬY ĐẤY Chúc
mừng sinh nhật 30 năm của FPT - một tập đoàn mà có rất nhiều người anh,
người bạn tôi đã và đang tham gia. Một câu truyện thành công kéo dài
thật hiếm có trong thời đại đầy biến động này. Xin mạn phép cùng nhắc
lại với lớp trẻ về những ngày đầu vô cùng khó khăn của FPT để hiểu rằng
lớp đàn anh họ cũng đã bươn chải thế nào. Thời
“trứng nước” (1988) các “soái”, “tướng” Đông Âu chưa thu dọn chiến
trường mà về, một lứa đi trước vẫn đang say sưa với thắng lợi mà tiếp
tục “đánh hàng”, một lứa sau trẻ và khát khao hơn rất nhiều mới bắt đầu
chập chững lập nghiệp. Ở Việt Nam không phải chưa có người giàu (làm gì
đã có từ “đại gia” đâu) nhưng lúc đó muốn giàu phải được liên quan đến
xuất nhập khẩu. Những cái tên đã thành huyền thoại như Nguyên “béo”,
Quang A, anh em Thành - Công, Vinh “đen”, Kiên “bạc” đã chớp được thời
cơ ấy, sau này thêm nghề tay trái lại trở thành tay phải: tư vấn đầu tư
và ngành “tư vấn” ấy thêm cái tên anh Bạt “InvestConsult”. Xin nhớ lúc
đó Mỹ vẫn cấm vận hoàn toàn và chưa có luật nào cho doanh nghiệp (cũng
coi như chưa có từ “doanh nghiệp” nữa!). FPT sinh ra phải nói là rất
được sự ưu ái và tạo điều kiện của hai thủ trưởng ngành khoa học: ông
Nguyễn Văn Đạo và Vũ Đình Cự. Tuy vậy 17 con người toàn giỏi khoa học
suông ấy ngồi lại với nhau, cũng phải “cày” thì mới kiếm được ra tiền,
chứ thời ấy có nguồn nào khác ở đâu ra đâu? Cái tên ban đầu của FPT (The
Food Processing Technology Company) cũng nói lên là công ty hoàn toàn
chưa có định hướng cho ngành nghề tương lai, chỉ có mỗi quyết tâm phải
kiếm bằng ra được “foods”...
Nhiều việc khá lớn không thành công, như việc cải tiến nhà máy thuốc lá
ở Thanh Hóa, việc đánh quần áo sang Ba Lan rồi bị mất hết vốn liếng,
phải nói là lao đao... Bắt đầu có những việc không hề nhỏ, thành công
đem lại uy tín cho FPT, như vụ thầu máy lạnh cho trường quay đài truyền
hình, hay tin học hóa bộ phận bán vé của Hàng không Việt Nam ở Tràng
Thi. Nhưng như trên đã nói, nếu không có yếu tố “ngoại” thì đủ ăn còn
khó, làm sao làm giàu? Hồi
đó nghe đến “bán máy tính” là oai lắm, lãi lắm! Có thế thật, nhưng hồi
đó “cao thủ” Vinh “đen” cũng là một thành phần của Viện Cơ chi nhánh
phía Nam như khá nhiều thành viên FPT, lúc đó các anh Quang A “3C” và
Vinh “đen” đã “to” lắm rồi, Vinh “đen” không có được cơ chế “công ty”
nên không ưa FPT, cạnh tranh ráo riết về giá Olivetti, thế nên còn lâu
sau FPT mới kinh doanh IT có lãi. Viết phần mềm thì thôi, đói dài, đến
“3C” mạnh thế phần mềm có bán được đâu, chán chả muốn nói làm gì...
Thành công của 3C đời đầu gắn liền với sự hợp tác cùng Confectimex của
Kiên “bạc” được FPT theo dõi kỹ lưỡng, và FPT muốn triển khai một vài
thương vụ như thế, hoàn cảnh hai bên khá giống nhau mà! Có thể kể tới
việc sau thương vụ “sợi” của 3C thì Trung Hà cũng tìm ra mối để nhập
malt bia từ Tiệp về. Nhưng lúc đầu Trung Hà giấu thông tin vì không tin
anh Bình, sau thời gian thăm dò, thử “miếng” của nhau mới thống nhất và
được ô Vũ Xuân Hiểu vụ phó vụ tài chính đối ngoại Bộ Tài chính hỗ trợ
mới thống nhất để triển khai. FPT ký với Confectimex để chuyển hơn 50
triệu rúp chuyển nhượng để trả cho phía Tiệp, nhưng hợp đồng không triển
khai được vì quá thời hạn để MBES thanh toán bù trừ. FPT thiệt hại
nhiều, còn Confectimex được MBES trả đủ tiền về qua Vietcombank. Sau này
Confectimex dùng số rúp này mua lại toàn bộ nguyên phụ liệu của liên Xô
cũ đang đặt hàng tại Việt Nam theo nghị định
Nghị định 288 lịch sử đã cho phép sinh ra các công ty như FPT
Tưởng chừng bế tắc thì cái khó ló cái khôn. Hồi ấy có “G5”, gồm: FPT,
3C, C&E của các anh Dũng “tăm” và Thắng “Đạo”, Genpacific của anh Quang
A và Kiên “bạc” (Confectimex). Có vai trò của ông thứ trưởng Lê Huy Côn
điều tiết giữa Confectimex với FPT và Cotec của Vinh “đen”. Việc lớn là
mua bốn tổ máy 5, 6, 7, 8 là nửa của nhà máy điện Hòa Bình, vì trước đó
đã có bốn tổ rồi, giá mua khoảng 50 tr USD và trả bằng hàng, đấy là
nguồn thu lãi khủng của “G5”. Confectimex và FPT ký đổi hàng với
Tecnoprom (Nga). Vì có Hợp đồng này FPT mới “cải vận” và vượt khó ngoạn
mục, sau đó có tiền tham gia mua cổ phần ACB, nhưng đó là vào năm 1993.
Vinh “đen” hợp tác với Kiên “bạc” trong vụ thủy điện Yaly nên không tham
gia ở thủy điện Hòa Bình. Đó là những dòng tiền lớn đầu tiên của FPT...
Kỷ niệm 30 năm FPT - những người sáng lập
Thủy điện Hòa Bình Đến
khoảng 1992 có vấn đề rất quan trọng được đặt ra: sau khi Quyết định 288
hết hiệu lực các công ty của các hội phải cổ phần hóa hoặc về bộ nên FPT
về với bộ KHCN&MT, mãi sau này mới cổ phần hóa. Khi phải lựa chọn giữa
tư nhân hóa hoàn toàn hoặc vẫn tồn tại như một công ty nhà nước ở FPT
chỉ 4 “yếu nhân” quyết định việc này: Trương Gia Bình, Lê Vũ Kỳ, Nguyễn
Trung Hà, Lê Quang Tiến. Lại ba tối họp bàn căng thẳng, địa điểm tại trụ
sở FPT thuê của Văn phòng phẩm Hồng Hà (25 Lý Thường Kiệt) - nhưng có
người thì khẳng định vẫn như mọi khi, là ở nhà tướng Giáp. Kết thúc vào
đêm 03/1, ít người nhưng vô cùng phức tạp, có cả dàn cảnh, nghi binh,
hỏa mù… như đánh trận! Tuy không có mục “bỏ phiếu” nhưng mỗi ý kiến là
một lá phiếu tượng trưng, đều rất quan trọng. Anh Kỳ ủng hộ tư nhân hóa
hoàn toàn, đã thị trường thì thị trường luôn, giỏi thắng kém thua! Anh
Bình thì không muốn chơi kiểu “được ăn cả, ngã về không như thế” - vẫn
muốn dựa vào cơ chế thêm một thời gian. Trung Hà tuy rất gần gũi với anh
Kỳ như anh em, nhưng riêng trong việc này ủng hộ cơ chế nhà nước, bởi
lúc này từ FPT đã lập ra những công ty tư nhân kiểu Hoàng Đạo (Zodiac)
hay HPT (sau phải lấy tên HiPT vì trùng tên công ty HP tại Singapore)
nhưng bản chất vẫn là người FPT, để “đá cả hai sân”. Thế là phụ thuộc
vào “lá phiếu” của anh Tiến - người cùng với anh Kỳ thay mặt FPT “đánh
quả” bên Nga. Tiến lúc đầu ngả theo ý Kỳ, nhưng sau lại theo ý bên Bình
- thế là chuyện đã quyết, còn anh Kỳ rời FPT sang quản lý cho ACB với
Kiên “bạc”. Thậm chí Bình đã đề nghị Kỳ ở lại thay mình làm CEO, nhưng
Kỳ “béo” vẫn nhất quyết ra đi... Xin nhớ ở Zodiac cổ phần của các cổ
đông tùy thuộc “vai vế” tại FPT, chẳng hạn anh Bình nhiều % nhất, anh Kỳ
thứ hai… Khi
đó Trung Hà đang là nhân vật thứ ba của FPT nhưng chỉ làm chân giữ quỹ,
sau này cùng anh Bình sang đầu tư ACB (khi đó ACB tăng vốn, Kiên và Trần
Mộng Hùng nhường quyền tăng vốn cho Trương Gia Bình, và anh Bình tham
gia HĐQT ACB Bank từ 1994). Trung Hà làm Giám đốc ACB Hà Nội 2 năm, sau
đó Kiên “đầu bạc” ép thôi chức này vì phong cách quản lý không giống
nhau.
Đôi bạn xưa kia chia tay Bình và Kỳ. Cơ
chế nào thì cơ chế, cũng phải làm ra tiền mới nuôi được bộ máy đang ngày
càng lớn dần. “Đổi hàng” kiểu máy tính đánh sang Nga thì FPT làm còn bé
hơn 3C, Vinh “đen” và Mefrimex (nhưng tại phía nam, do anh em Thành
“béo” & Công “Tháo” triển khai) rất nhiều. Làm phần mềm là mục tiêu được
FPT đặt ra khá sớm, nhưng tất nhiên những năm đầu ấy mà trông vào phần
mềm thì “đói” to! Một nhân vật FPT khi đó không thấy có việc gì cụ thể,
bỏ đi khá sớm nhưng anh lại để lại một chiến lược kinh doanh quá xuất
sắc đã vực dậy FPT và FPT đi theo nó suốt nhiều năm trời
Phan Quốc Việt - Việt “tròn” Từ
những việc cỏn con cho tới cả những việc ở ta chưa ai dám làm, như viết
phần mềm cho cả hệ thống ngân hàng ACB (cũng chạy được, nhưng tất nhiên
đến khi ngân hàng này phát triển lên thì vẫn phải mua của “tư bản” thôi,
nhưng như thế là một việc kinh thiên động địa đấy, sau này còn xuất được
cả giải pháp sang nước khác cũng bắt đầu từ đây). Tất nhiên là cạnh
tranh cũng rất mạnh, hết Vinh “đen” lại đến Kiên “bạc” chen vào, ví dụ
như gói thầu lớn nhất bấy giờ là ở Bộ Công An (9 triệu $) - bị Thiên Nam
của Kiên cạnh tranh dữ quá, L.Q.Tiến nhờ Kỳ bố trí gặp Kiên ở một nhà
hàng tại phố Tràng Thi, cuối cùng hai bên thống nhất chia đôi gói thầu.
Nhưng hơn ở cái độ “trì” nên FPT vẫn làm tin học tiếp, còn Kiên “bạc”
đến 1999 bỏ ngỏ không theo ngành đó nữa. Việc
lập ngân hàng FPT cũng nghĩ tới sớm, nhưng có lẽ số FPT vất vả hơn với
ngành này. Buổi họp về việc lập ngân hàng cũng diễn ra tại nhà tướng
Giáp, gồm có các vị Trương Gia Bình, Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên, anh Chu
Quang Thứ - lúc đó là Tổng cục phó Tổng công ty Hàng hải, sau này làm
Chủ tịch Ngân hàng Hàng hải và Chủ tịch Cục Hàng hải - là người anh đi
đầu trong việc lập ngân hàng cổ phần. Ngân
hàng Nhà Hà Nội và Eximbank được lập trước, nhưng khi có Pháp lệnh Ngân
hàng thì Ngân hàng Hàng hải đứng giấy phép số 01. Trước ACB, năm 1993
mới thành lập. Vì do Tổng công ty May góp 10%; FPT 10%; Hàng không 10%;
Tổng công ty Bảo Việt 10%, Tổng công ty Bưu chính viễn thông 10% thì đã
ổn, nhưng do có đơn vị trong số này góp không đủ nên các doanh nghiệp
của Tổng công ty Hàng hải chiếm trên 51% và anh Thứ một mình điều hành
nên ngân hàng này không phát triển được. Khi đó nói là “cổ phần” nhưng
thực chất là cổ phần của các công ty nhà nước, vì vậy Kiên “bạc” và anh
Trần Mộng Hùng mới lập nên ACB đúng nghĩa cổ phần. Sau do nội bộ ngành
hàng hải nhiều mâu thuẫn, anh Thứ không điều hành được, Maritime Bank bị
kiểm soát đặc biệt nên Bảo Việt, FPT, Vinatex “chán” bán lại cổ phần,
chỉ Viễn thông ở lại. Tuấn “chợ” (Trần Anh Tuấn) may mắn mua được 10%,
sau tăng dần lên 24%, rồi có quyền tăng vốn...
Nguyễn Chí Công - người bắt tay xây dựng đội ngũ phần mềm FPT và
Về
việc làm phần mềm thì ngay trong FPT cũng có những cách nhìn trái ngược
hẳn nhau. Sau khi anh Công đi khỏi FPT anh Bình, Thành Nam hay sau này
Trương Đình Anh đều nghĩ phải tuyển chọn bọn “đầu ra” giỏi nhất ở các
trường vào và làm sản phẩm trọn gói, nhưng Trung Hà vốn cũng xuất thân
làm phần mềm và thấy hội trẻ học nhanh và giỏi hơn hẳn lứa mình, thì
đánh giá khác: viết phần mềm cũng như nông dân đi cày, hay công nhân xây
dựng, chả cần tuyển bọn giỏi nhất làm gì vì chúng nó giỏi thì làm tí lại
nhảy việc. Đằng nào Việt Nam cũng yếu nhất (thậm chí chưa có) kỹ năng
thiết kế hệ thống, nên chả làm sản phẩm ra hồn ngay được đâu, cứ làm
thuê, bảo gì làm nấy cho nhanh. Vốn thích “hào hùng” nên tất nhiên anh
Bình thích package cơ, và FPT làm mãi cũng đến lúc thành công. Nhưng một
ông bạn khác của Trung Hà đi áp dụng y nguyên công thức “chọn bọn vừa
vừa” - chỉ tuyển con em của làng nghề về dạy coding, thậm chí chưa tốt
nghiệp phổ thông không sao, huấn luyện mấy tháng làm được tất - thì cũng
đang thành công rực rỡ, gia công phần mềm cho rất nhiều công ty nước
ngoài. Thế mới thấy nếu có kết quả thì lãnh đạo luôn đúng, xuất sắc, còn
kết quả yếu kém thì do đội ngũ thôi...
Nguyễn Thành Nam - “người trăn trở” ở FPT
Tài năng trẻ Trương Đình Anh - nói được, làm gần được... Anh
Bình là một CEO “chả giống ai” bởi lẽ chả có tập đoàn hay công ty nào có
thể chịu được một CEO “tả bủ xiểng” như anh một thời gian dài mà không
sập tiệm. Anh Bình là một “chủ tịch” đã tốt hơn nhiều, nhưng việc tốt
nhất anh làm giỏi và ít ai có tố chất ấy hơn anh, đó là làm “lãnh tụ”.
“Lãnh tụ” là nghe người nọ người kia nói gì phải nắm bắt nói lại hay
hơn, hùng biện hơn, chí lí hơn cả khi nghe. “Lãnh tụ” phải biết hô hào
khích lệ đám đông, phải biết khi thua trận vẫn bảo quân ta đang theo
đúng chiến thuật, thế như chẻ tre; phải biết khích tướng khi thắng trận
vẫn quát sao mà hy sinh chồng chất thế... những cái này ngoài anh Bình
ra ít người làm được lắm, như tôi chưa nhớ ra được ai ngoài Vũ “qua” -
nhưng “qua” ăn nói vậy có lẽ chỉ cho bọn nịnh thần hay đầu đất nghe mới
lọt mà thôi, thế mà ở FPT anh Bình không nói thế mới là chuyện lạ...
Trương Gia Bình
PHẦN II - FPT BAO GIỜ SẼ LỚN? Để
vươn lên là công ty tin học hàng đầu FPT đã phải vượt khá nhiều đối thủ,
trong đó có lẽ “xương xẩu” nhất là công ty Đông Nam của hai anh em Việt
kiều Thăng và Thiều. Từ đầu những năm 90 thì Đồng Nam đã nhập khẩu để
phân phối rất nhiều thiết bị tin học văn phòng - qua công ty “T&C” của
anh em Thành và Công, nguồn hàng từ Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Đồng
Nam có hướng đi khác, họ không mấy ham “đấu thầu” mà phát triển hệ thống
đại lý phân phối, điều này càng ưu việt khi họ bắt đầu phân phối điện
thoại di động. Tất nhiên đó là vào những năm cuối 90, khi di động bắt
đầu trở nên thông dụng, người ta bỏ không dùng những “máy nhắn tin” nữa
mà đi đâu các công chức, doanh nhân cũng kè kè cái “a lô”. Một thị
trường vô cùng béo bở được mở ra, trong đó Đồng Nam là người đi trước,
lại thêm mối tình với cô hoa hậu Hà Kiều Anh cũng tăng thêm sự hấp dẫn
cho thương hiệu này. Cũng phải nhìn nhận rằng Đồng Nam cũng như vài công
ty thương mại phân phối đồ gia dụng phía nam đã đi đầu trong việc khai
thác... biên giới phía bắc! Trong lúc Tân Trường Sanh đang tranh thủ
buôn lậu đường biển phía nam thì biết bao nhiêu điện thoại di động được
đem đường tiểu ngạch qua Hang Dơi, cái cách mà FPT thừa biết nhưng không
dám làm. Đồng Nam giàu lên nhanh quá, quay sang buôn bán bất động sản,
cứ tưởng đâu ngày vui còn mãi... Vụ
Đồng Nam nổ ra, Thiều nhận hết tội về mình cho người yêu thoát tội. Đến
nay chưa ai có thể khẳng định được có tác động “thò tay thò chân” gì của
FPT vào vụ việc này không, nhưng chuyện xảy ra thì ai cũng thấy. Vài năm
sau khi bị tạm giam Thiều mới được ra tòa xử, và trên tòa Thiều vẫn nhận
hết tội về mình để bảo vệ người yêu. Với một cái án không quá nặng nhưng
chẳng hề nhẹ. Thiều cũng đã ra tù, trong mấy năm đó dù sao “con gái có
thì”, cô hoa hậu không chờ được nữa mà đã có bến đỗ mới bình yên. Những
năm đó FPT thống lĩnh thị trường phân phối điện thoại di động trong
nước, và đó trở thành nguồn thu đáng kể nhất của tập đoàn...
Thiều “Đồng Nam” và HKA Một
việc rất quan trọng nữa là “chọn người” - vốn chưa bao giờ là thế mạnh
của anh Bình - cái này ai nhìn bên ngoài vào thì đều thấy, riêng anh có
một logic “chả giống ai” và vì thế việc nhân sự ở FPT là chuyện đàm tiếu
khi trà dư tửu hậu của toàn xã hội. Người phải nói là thích hợp nhất cho
vị trí CEO ở FPT mà khả năng tìm được một nhân vật thứ hai như vậy cực
khó, đó là Trương Đình Anh - thì không phải như xã hội nghĩ đó là cháu
Bình nên được đặt vào đấy đâu, ngược lại, các thành viên FPT phải
“lobby”, phải đấu tranh với Bình để cho Đình Anh được ông chú chấp thuận
đấy! Và quả là trong những năm Đình Anh làm CEO FPT khởi sắc hẳn, điều
đó chẳng hề thay đổi nhiều kế hoạch cá nhân của chàng là “triệu phú
trước 30 tuổi và thủ tướng trước 40”. “Ông cháu” này còn khó chơi hơn
“ông chú” -
vốn là
người điều hành xuất sắc nhưng chiến lược gia thì chưa phải thế, được
đưa sớm vào HĐQT nên Đình Anh cứ muốn tiến hành chiến lược FPT theo ý
mình cơ. Việc lớn nhất mà Trương Đình Anh đã làm được cho FPT đó là “chỉ
có một FPT” - tức là định hướng sẽ không cổ phần hóa các công ty con của
FPT nữa. FPT là một, và sẽ chỉ xoay quanh một ngọn cờ, nhưng “cờ” đó
phải là… Trương Đình Anh! Cũng chính vì việc này mà cậu - cháu bất đồng,
việc này làm các “bô lão” trong FPT bất bình lắm, và cái gì phải đến thì
đã đến, chàng cháu họ Trương ra đi khi mới thực hiện được nửa đầu của kế
hoạch cá nhân. FPT
còn trải qua nhiều CEO nữa đều rất giỏi nhưng không thể quản lý giỏi như
chàng trai trẻ họ Trương kia: Nguyễn Thành Nam (quá tốt tính không “chém
tướng” được) và Bùi Quang Ngọc (cũng lớn tuổi như anh Bình). Phải thấy
được vai trò rất quan trọng của anh Bình trong việc chèo chống con
thuyền FPT. Thứ nhất, anh là người quản trị giỏi, nhất là khi dưới
trướng có hàng loạt những anh tài như vậy dụng nhân không hề dễ. Thứ hai
những quyết định quan trọng của anh thường ảnh hưởng trực tiếp đến đường
đi nước bước của FPT, và thường anh đúng. Thế nhưng nếu Bình vẫn tiếp
tục là người cầm lái, thì FPT sẽ mãi chỉ “hít khói” cho đội doanh nhân
trẻ kia, “đi trước về sau” chính là đây! Đúng như Việt “tròn” nhận xét:
“Đừng tìm người giống Trương Gia Bình, mà phải đối lập hẳn kia! Chứ
giống thì tìm làm quái gì...”. Vẫn biết rằng FPT không thiếu gì anh tài,
họ sẽ chẳng chịu “đá hạng B” thế đâu, nhưng làm thế nào đây? Khó lắm, có
lẽ thời gian còn đủ để thử thách Trương Gia Bình một lần cuối với hình
ảnh “lãnh tụ” - anh chỉ cần chọn người một lần chuẩn xác kiểu như
Yeltsin chọn Putin - thì FPT mới thực sự chuyển mình... 30
năm có lẻ lèo lái một con thuyền FPT thì không thể không nói rằng anh
Trương Gia Bình rất giỏi. Vậy có những đức tình gì trong con người này
quyết định thành công bền vững như vậy: ? Có 2 thôi: giỏi của anh Bình
là nói nhiều và không làm gì - Nói để mị chính Bình tin vào điều Bình
nói. Rất
nhiều nhân vật đình đám của FPT cũng nói giỏi lắm, lớp lang bài bản lắm,
nhưng có lẽ cả họ cũng phải công nhận anh Bình nói hay hơn, liều hơn,
thuyết phục hơn tất thảy, đến mức ngay Bình cũng tin cả vào những điều
mình nói ra! Và đa nghi tất cả, các bạn hay đối tác đều cần đa nghi -
những tưởng đây là một cái phanh khổng lồ cho sự phát triển của FPT
nhưng mà kệ, thế mới là Bình! Anh
chơi cờ người rất giỏi, sau khi đã tách được bộ ba người tài xa FPT ra
gồm Lê Vũ Kỳ - Nguyễn Trung Hà - Phan Ngô Tống Hưng thì còn lại bộ ba
Bình - Ngọc -Tiến. Mà anh Bình thấy nguy cơ có khi ở Lê Quang Tiến nên
đẩy Tiến sang Chủ tịch ngân hàng Tiên Phong (sau bán thì Tiến mới làm
Phó chủ tịch HĐQT). Vậy nên nói FPT là Trương Gia Bình cũng không hề
ngoa… Làm gì ư? Cái gì họ chả thử qua một tí: tin học, phân phối dược,
bán điện thoại, truyền hình số, ngân hàng, trồng trọt, giáo dục, xe tự
động, vệ tinh...
Nhưng các bạn có tin rằng với một trong những ngành nghề kể trên thì FPT
sẽ trở về vị trí tốp đầu trên thương trường không? Vâng, tất nhiên rằng
không! Tôi được biết họ đang chuẩn bị bắt tay vào một chương trình hoàn
toàn khác những bộ môn trên, cũng là rất mới lạ đối với họ, nhưng ở
ngành này thì may ra họ có một chút ưu thế đối với các đối thủ khác.
“Đoàn FPT một lòng ra đi...”. Câu chuyện lại sang trang, 30 năm mới đến
tuổi trưởng thành chín chắn đây...
Mr Nguyễn Văn Khoa - CEO rất trẻ của FPT thời đại dịch |