SAIGON NHỎ
Người Bắc vào Nam nửa đầu thế kỷ 20
Phạm Công Luận Từ
năm 1910, đã có người Bắc vào Sài Gòn làm ăn sinh sống nhưng số lượng
rất ít, chỉ có vài công chức bị thuyên chuyển hoặc những người có chuyện
bất mãn ngoài đó nên tìm vào. Ký giả Vũ Xuân Tự kể: Một ông cụ người Bắc
vào rất sớm đã than vãn là đầu thập niên 1920, ông mới vào Sài Gòn, đi
hàng nửa ngày trời mới gặp được một người Bắc, rất vui mừng. Từ năm 1920
đến 1928, số người Bắc vào Nam phần lớn lại là người đang có công ăn
việc làm hoặc buôn bán, hoặc có chuyện phải bỏ xứ. Họ trở thành lớp
người Bắc khá giả ở thập niên 1940 nhờ vào sớm còn nhiều thuận lợi. Từ
thập niên 1930 đến 1940, người Bắc vào ngày càng đông. Người khôn của
khó, người mới vào không còn thuận lợi như trước nữa, nhất là nhằm lúc
kinh tế đang khủng hoảng. Tuy vậy, cũng có ba người từ tay trắng trở nên
giàu có ở Sài Gòn là chủ hiệu sách Tín Đức và hai tiệm may Hòa San và An
Thành.
Hội đồng hương làng Lai Xá từ Hà Tây vào, mở nhiều tiệm ảnh có tiếng
ở Sài Gòn (Ảnh: Đinh Tiến Mậu) Giới
viết lách là những người thông tin khá cặn kẽ về chuyện làm ăn sinh sống
cùng những chuyện đồng nhất và khác biệt giữa đời sống, sinh hoạt, phong
tục hai miền cho đồng bào xứ Bắc biết về miền Nam, vùng đất mới nhiều
hứa hẹn. Họ còn dẫn chứng nhiều trường hợp thành công của người miền Bắc
đi trước. Có người như ký giả Yên Sơn từ miền Bắc vào sống ở Sài Gòn,
ghi nhận khá tỉ mỉ cuộc sống đời thường của xã hội, rồi về Hà Nội tổ
chức diễn thuyết mấy buổi, có chê có khen, có lúc so sánh nếp sống hai
miền quá thẳng thắn và chủ quan đến mức bị phản ứng của người nghe ngoài
ấy. Các bài nói của ông còn được đăng lại trong loạt bài Phong tục và
tiếng nói Nam kỳ trên nhật báo Hà thành Ngọ Báo số 1715, 1718 và 1719
năm 1933.
Tiệm ảnh Mỹ Lai rất có tiếng được gia đình mở ra từ 1930 khi vừa vào
Nam. Theo
Vũ Xuân Tự, năm 1941, con đường Catinat (nay là Đồng Khởi) và đường
Charner (Nguyễn Huệ), hai con đường phồn thịnh và đẹp của Sài Gòn là khu
thương mại của người Pháp. Tuy nhiên người Bắc vẫn mở nhiều cửa hàng và
thậm chí đã nhiều hơn cả người Hoa, vốn được Pháp thừa nhận vai trò buôn
bán, phân phối sản phẩm thời thuộc địa. Đường d’Espagne (Lê Thánh Tôn),
Bonard (Lê Lợi) là chỗ thương trường mà người Hoa và Việt chen lấn nhau.
Người Việt gồm cả ba miền nhưng người Bắc vẫn nhiều hơn ở đây.
Họa sĩ Bé Ký từ một em bé mồ côi cha mẹ, vào Nam từ 1954 và đã thành
danh từ một người vẽ và bán tranh dạo Sản
vật miền Bắc lúc đó có gì ở Sài Gòn ngoài lụa Hà Đông? Đó là nữ trang,
the lụa, thuốc lào và cả mắm tôm. The, lĩnh, xuyến miền Bắc thấy bán
được quá, người Hoa ở Lục tỉnh (đồng bằng sông Cửu Long) nhảy vào buôn.
Hàng tussor Tonkin (tên tiếng Pháp của Bắc kỳ) được người Chà và và
Bombay (đều gọi người gốc Ấn độ) ra Bắc buôn chuyến.
Nghệ sĩ Kim Chung đưa cả đoàn cải lương Kim Chung vào Nam năm 1954
Những hiệu giày, may đầm, va li, mũ, bán đồ gỗ hầu hết của người Bắc.
Cùng với dân Nam – Trung, họ cũng mở hiệu giặt ủi, may quần áo Tây, hiệu
ảnh… Giữa thế kỷ 20, một số gia đình ở làng Ngũ Xã (Hà Nội) vào định cư
tại vùng Hòa Hưng (nay thuộc quận 10) mang theo nghề đúc đồng cẩn tam
khí, hình thành một xóm nhỏ chuyên đúc đồng tam khí ở đây. Sản phẩm của
họ là các tượng thờ và đồ gia dụng. Tuy sanh sau đẻ muộn, song giữ độc
quyền sản xuất, lại có tay nghề cao, sản phẩm đẹp nên đồng tam khí Hòa
Hưng được nhiều người biết tiếng đặt hàng. Làng nhiếp ảnh Lai Xá ở Hà
Tây đã có vài chục gia đình theo chân cụ Khánh Ký, người đã sớm mở hiệu
ảnh “Photo Khanh Ky Saigon” từ năm 1907 ở số 54 Boulevard Bonard (Lê
Lợi). Người làng tạo dựng nghề ảnh ở đây và đã nắm phần lớn ngành dịch
vụ nhiếp ảnh ở thành phố này từ những năm đầu thế kỷ 20 và nhiều năm sau
đó, với 32 hiệu ảnh mở ra tại Sài Gòn từ thập niên 1930-1940.
Quảng cáo phở Bắc từ thập niên 1930 trên báo (Thư viện Quốc gia VN;
ảnh tư liệu của tác giả)
Tiệm bán nón casque của người Bắc trên đường d’Espagne (Thư viện
Quốc gia VN; ảnh tư liệu của tác giả) Tuần
báo Phú Thọ Công Thương, là cơ quan liên lạc các nhà công nghệ và thương
mãi có tòa sọan ở số 17 đường Galliéni (Trần Hưng Đạo, quận I) đã có
nhiều cố gắng giới thiệu để quảng bá sản phẩm miền Bắc qua các bài viết
trong các số báo trước năm 1945. Trong vài số báo, có: bài giới thiệu về
trà Phú Xuân của ông Cao Đắc Tiếu có các loại trà Tàu, trà đen và trà
ướp hoa… nổi tiếng ở ngoài Bắc và muốn phổ biến mạnh trong Nam. Cùng số
này, có bài giới thiệu xưởng chế tạo máy xay lúa của ông Ngô Ngọc Dư ở
số 69 quai de Belgique (nay là Bến Chương Dương và góc Hồ Tùng Mậu), học
trường công nghệ Hải Phòng, năm 1927 vào Nam làm cho người Pháp và sau
đó mở hãng riêng. Đến thời điểm 1941, xưởng của ông đã có tới hơn một
trăm người thợ từ thợ cả đến học việc (số 3 tháng 11/1941). Một
bài khác viết về ông Mai Ban, chủ tiệm gỗ Tân Hưng số 196 đường
Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai), đến Sài Gòn năm 1927, trải qua
nhiều khó khăn mới phát triển từ 1934 cho đến lúc 1941 có hơn 30 người
thợ (số 5-6 tháng 11/1941). Ông Trương Văn Quanh ở số 7 quai de Belgique
(Tôn Đức Thắng) từ miền Bắc vào nhận thấy Sài Gòn khan hiếm dầu lửa đã
chế ra loại đèn lấy tên là đèn “Họ Trương” đốt bằng mỡ heo, dầu phộng,
dầu cao su, dầu cá, dầu dừa… (số 4 tháng 11/1941), về ông Bùi Kỳ với
nghề làm nón ở số 172 đường d’Espagne (Lê Thánh Tôn) với 21 năm hành
nghề.
Ông Lương Văn Thí, chủ tiệm may Kim Sơn trên đường Amiral Dupre
(Đông Du ngày nay) từ năm 1930, được mở khi ông vừa vào Sài Gòn (Tư liệu
gia đình)
Thợ Bắc ở tiệm giày Trần Mỹ ở Sài Gòn (Tư liệu: Nguyễn Xuân Phúc)
Trong số báo 2 ra tháng 5 năm 1942, có bài Phụ nữ Bắc kỳ bán tơ lụa nói
lên sự gắng gỏi của phụ nữ Bắc đi bán dạo sản phẩm tơ lụa xứ Bắc cho
người miền Nam. Tác giả mô tả họ đi khắp nơi ở khắp lục tỉnh, bận áo dài
vải đồng lầm, quấn khăn trên đầu, túi vải trên vai, dùng tài năng và
mánh lới riêng giới thiệu hàng, cạnh tranh với người Hoa để giành một
chỗ bán hàng ở các chợ bằng giọng nói nửa Nam nửa Bắc. Khác
với quan niệm cho là người Bắc vào Nam năm 1954 mang theo món “thịt
cầy”: mà khu chuyên bán món nổi tiếng này còn tồn tại là ngã ba Ông Tạ.
Khoảng năm 1943-1944, thịt cầy đã có tại miền Nam cho dù người Pháp
không cho phép làm thịt chó. Những người miền Bắc buôn chuyến, vào Sài
Gòn, nhớ thịt cầy đã mang theo từ miền Bắc mẻ, củ riềng để làm món quốc
hồn quốc túy của mình. Họ phải làm lén lút. Sau năm 1945, thịt cầy bắt
đầu xuất hiện công khai ở Sài Gòn. Sự
kiện cuộc đại di cư năm 1954 của người miền Bắc vào Sài Gòn đã tác động
vào đời sống xã hội miền Nam. Khác với từng nhóm nhỏ lẻ lần lượt vào Nam
trước kia, người Bắc di cư ở giai đoạn này đông đúc, có nhiều trí thức
và văn nghệ sĩ, đã góp một dòng chảy mạnh mẽ vào dòng đời sống miền Nam
đều khắp trong mọi lãnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật
và giáo dục. Riêng về ẩm thực, các món ăn xuất phát từ đất Bắc như phở,
bún riêu, bún thang, bún măng, chả cá, giò lụa, bánh chưng… đã trở thành
quen thuộc đến mức người sinh sau đẻ muộn ở miền Nam không biết đó là
món từ phương xa đến. Với tính chất dễ dung nạp, đời sống xã hội Sài
Gòn-Gia Định ngày càng phát triển phong phú. Đây là đề tài lớn dành cho
giới nghiên cứu. Trăm
năm trôi qua, người dân gốc miền Bắc và các thế hệ con cháu đã trở thành
những người Sài Gòn đích thực, hòa nhập lối sống của mình vào thành phố
rộng lớn này.
(Trích chương VI “Vài nguồn nhân lực” trong cuốn “Sài Gòn ngoảnh lại
trăm năm” của Phạm Công Luận do công ty Phan Book và NXB Đà Nẵng xuất
bản năm 2021) |