THỜI BÁO (Đức)
Thế lực Bắc thì nam tiến, thế lực Nam lại bắc tiến, Nguyễn Phú Trọng
tính nước cờ gì?
Đại hội 13 là một thất bại nặng nề của cách nhóm lợi ích Miền Nam.
Hiện nay miền nam có đại diện cao nhất trong Bộ Chính Trị là Võ Văn
Thưởng. Thêm vào đó nhiều người Miền Bắc lại vào Nam làm đại biểu quốc
hội nắm thóp Miền Nam. Người đó chính là ông Phạm Minh Chính. Việc
được giới thiệu đại biểu tỉnh Cần Thơ làm cho ông Phạm Minh Chính liên
kết chặt chẽ với ông Nguyễn Tấn Dũng hơn. Điều đáng nói là hiện nay lợi
ích Bắc Nam đan xen. Miền Bắc đang nắm lợi thế nên Miền Nam bị buộc phải
phò phe Miền Bắc. Ông
Nguyễn Phú Trọng dùng Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang là dùng người
Miền Nam. Cũng nhờ cách dùng người như vậy mà thế lực Tây Ninh đang ngày
một nổi lên như một thế lực mạnh của Miền Nam. Ông Nguyễn Văn nên thì đã
ra Bắc rồi vào Nam, còn ông Trần Lưu Quang thì giờ đang tiến ra Bắc. Xong
nhiệm vụ tại TP. HCM, ngày 4/5 Bộ Chính Trị chính thức thông báo ông
Trần Lưu Quang được điều động làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Đây là
chuyến ra Bắc của quan chức miền Nam, rất hiếm hoi. Chức
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM và chức bí thư thành ủy TP. Hải
Phòng được xem là tương đương. Quan chức mà điều động đi địa phương
nhiều thì thông thường, tương lai quan chức đó rất có triển vọng. Theo
giới thạo tin dự đoán thì việc vào Bộ Chính Trị của ông Trần Lưu Quang
chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên cũng có một khó khăn, đấy là ông Trần
Lưu Quang cần phải kiểm soát được những bè phái đã hình thành lâu nay ở
trong bộ máy chính quyền thành phố Hải Phòng.
Tin mật nhưng bị rò rỉ Như
các bản tin trước đây. Thoibao.de đã thông báo ông Trần Lưu Quang sẽ
được thuyên chuyển ra Hải Phòng và hôm nay thì ĐCS đã chính thức công
bố. Sáng ngày 4/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết
định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Lê
Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng tham dự. Tại
cuộc họp ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức
Trung ương công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân
công ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực
Thành ủy TP Hồ Chí Minh thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và
thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ
2020-2025.
Trước đó, ngày 8/4/2021 vừa qua, tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa
XIV đã phê chuẩn ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng giữ chức
Phó Thủ tướng Chính phủ và để lại chiếc ghế trống. Cuộc
chơi nào cũng vậy, những chiếc ghế đứng đầu những thành phố lớn là nơi
mà các thế lực trung ương đấu nhau giành giật. Ông Trần Lưu Quang từ
Miền Nam mà có thể ra Hải Phòng giật lấy chiếc ghế đứng đầu thành phố
thì ắt hẳn ông Quang đã có thế lực rất mạnh ở Hà Nội đỡ đầu. Theo thông
lệ thì những quan chức từ Bắc mà bổ vào Nam hoặc ngược lại thì cái đích
của họ là về trung ương. Ông
Lê Văn Thành, người tiền nhiệm của ông Trần Lưu Quang từ cơ quan đảng
địa phương lại nhảy ngang vào chính phủ thì đây cũng là một trường hợp
lạ lẫm. Càng ngày càng cho thấy ông Lê Văn Thành là người thân với ông
thủ tướng Phạm Minh Chính, trong khi đó ông Trần Lưu Quang lại là người
thân với ông Nguyễn Phú Trọng. Chính vì vậy mới thấy, cứ mỗi lần phe này
thăng chức, nếu không cẩn thận sẽ bị phe khác đưa người vô trám. Họ
giành nhau từng vị trí trong trung ương đảng và trong Bộ Chính Trị. Buổi
trao quyền cho ông Trần Lưu Quang có bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính
trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Như vậy
trong cuộc giành giật chức vụ này ông Lê Văn Thành đã không giữ được ghế
giao lại cho thuộc hạ thân tín tại Hải Phòng mà để ghế ấy Trần Lưu
Quang. Một thất bại không hề nhẹ.
Ân tình giữa Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang Ông
Trần Lưu Quang là cán bộ lãnh đạo được đào tạo cơ bản, có 3 nhiệm kỳ là
Ủy viên Trung ương Đảng. Năm 2015 là Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ
2015 – 2020. Nhờ có Nguyễn Văn Nên tiến cử thì đến tháng 2/2019 ông
Nguyễn Phú Trọng đưa ông Trần Lưu Quang về làm Phó Bí thư Thường trực
Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020 và tái cử Phó Bí thư Thường
trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025. Đổi lại, Trần Lưu Quang
đã thu thập hết danh sách đen và cách hệ thống chân rết của thế lực Lê
Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang để giao
cho Nguyễn Văn Nên nắm. Phát
biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Lưu Quang tân Bí thư Thành ủy Hải Phòng
Trần Lưu Quang khẳng định, sẽ đưa Hải Phòng phát triển mạnh mẽ. Đấy chỉ
là những lời nói mang tính màu mè, thực chất của Trần Lưu Quang, rất có
thể sắp tới ông ta sẽ sắp xếp lại nhân sự của đảng ủy thành phố Hải
Phòng. Tại
Miền Nam thế lực của Lê Thanh Hải thì hiện nay đang co cụm, thế lực
Trương Tấn Sang thì cũng sắp hết thời, thế lực Kiên Giang của cha con
ông Nguyễn Tấn Dũng thì đang trổi dậy nhưng không mạnh mẽ. Chỉ có thế
lực Tây Ninh, hiện nay được sự đỡ đầu của ông Nguyễn Phú Trọng nên rất
hứa hẹn. Trong vòng 5 năm tới, ở Bộ Chính Trị có thể có 2 người gốc Tây
Ninh.
Chiêu trò nào cũng có hai mặt, ở đại hội 13, ông Nguyễn Phú Trọng đã
thành công trong việc ép thế lực miền Nam vắng người trong tứ trụ, và ép
người Miền Nam cũng có ít dại diện trong trung ương đảng. Tuy nhiên vì
bế tắc trong việc dùng trung ương để đánh vào nhóm lợi ích Hải – Quân –
Đua – Cang mà ông Trọng đã phải dùng kế “người miền nam đánh
người miền nam”. Và chính cách dùng kế như vậy mà ông Nguyễn Phú
Trọng đã giúp thế lực Tây Minh trổi dậy mạnh mẽ. Tay này ông Nguyễn Phú
Trọng ép người Miền Nam thì tay kia ông lại nâng đỡ người Miền Nam. Rất
có thể, nhiệm kỳ thứ 14 của Trung Ương đảng vào 5 năm sau thì tỷ lệ
người Miền Nam trong Bộ Chính Trị sẽ được cải thiện. Trần
Lưu Quang đã vào trung ương đảng 3 nhiệm kỳ, một nhiệm kỳ dự khuyết và 2
nhiệm kỳ chính thức. Hai nhiệm kỳ chính thức chính là thời gian mà ông
Nguyễn Phú Trọng muốn thử thách Trần Lưu Quang và cũng muốn dùng ông như
là những người tiền trạm để giúp những người được ông Nguyễn Phú Trọng
bố trí đến sau để thực hiện ý đồ. Nếu không có gì thay đổi thì năm 2016
Trần Lưu Quang sẽ vào Bộ Chính trị, và biết đâu, giữa nhiệm kỳ ông Trần
Lưu Quang có thể vào cũng có khi.
Nguyễn Phú Trọng toan tính gì? Ông
Nguyễn Phú Trọng đã già, không biết ông dự định ngồi ghế tổng bí thư bao
lâu. Hiện nay ông đã 77 tuổi, nhưng vẫn không thấy ông có dấu hiệu muốn
rút lui sau nhiệm kỳ thứ ba. Một ông già 77 tuổi mà “tả xung hữu đột”
thì điều đó cho thấy ông Trọng còn gân lắm.
Trước đây ông Trọng nuôi Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ mà cuối cùng
giờ chỉ còn Vương Đình Huệ, tuy nhiên ở vị trí chủ tịch quốc hội thì ắt
ông Vương Đình Huệ cũng ngắm nghía chiếc ghế tổng bí thư đầy quyền lực
của ông. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng còn tham vọng làm tổng bí thư nhiệm kỳ
tiếp theo thì rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn người khác để dự
phòng thay Vương Đình Huệ nếu có thể. Được
biết, năm 2016 giới thạo tin đồn đại về việc ông Nguyễn Phú Trọng nâng
đỡ Đinh Thế Huynh để giữa nhiệm kỳ sẽ trao quyêng lực lại cho ông Huynh.
Tuy nhiên đến giữa nhiệm kỳ thì ông Đinh Thế Huynh bị bênh mất trí nhớ
một cách bí ẩn và ông Trọng lại đưa ông Trần Quốc Vượng lên thay. Thế
rồi người ta cũng kỳ vọng ông Trọng sẽ nhường ngôi lại cho Trần Quốc
Vượng thì ông Trọng lại không nhường và thậm chí ông còn không trao “suất
đặc biệt” cho ông Vượng. Đấy
là con người của ông Nguyễn Phú Trọng, ông dùng chiếc ghế tổng bí thư để
nhử nhiều người cộng tác với ông rồi sau đó lại hạ bệ người ta. Ông
Nguyễn Phú Trọng hiện nay vẫn rất tham quyền cố vị, rất có thể ông dùng
Trần Lưu Quang như là một nhân tố mới có thể thay thế người nào dám mơ
tới chức tổng bí thư của ông. Hiện giờ việc nâng đỡ Trần Lưu Quang là ẩn
số, tuy nhiên mục đích của ông Trọng thì ngày một rõ hơn.
Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp) |