TIếNG DÂN
Các ban đảng, túi rác của cạnh tranh quyền lực
Jackhammer Nguyễn Ông
Phùng Xuân Nhạ là anh em cô cậu với ông Phạm Minh Chính. Nguồn tin riêng
của Tiếng Dân cho chúng tôi biết, mẹ ông Phùng Xuân Nhạ là chị ruột của
bố ông Phạm Minh Chính, tân Thủ tướng VN.
Nguồn tin này cũng cho biết rằng, trong kỳ đại hội đảng Cộng sản Việt
Nam (CSVN) lần thứ 13 vừa rồi, với khí thế đang lên của viên công an
tỉnh Thanh (Hóa) Phạm Minh Chính, lẽ ra người anh cô cậu của ông vẫn giữ
được ghế Bộ trưởng Giáo dục, nhưng vì uy tín ông anh bết bát quá, sau
mấy năm cầm thước ở Bộ Giáo dục, Trung ương Đảng (TW) đã gạt đi. Việc
gạt đi này có phần “trách nhiệm” không nhỏ của báo Tiếng Dân, vì đã tọc
mạch công bố danh sách các bộ trưởng được cơ cấu, trước khi quyết định
chính thức được công bố. Danh sách này lại có tên ông Nhạ, nhân vật luôn
bị mạng xã hội Việt Nam chỉ trích nặng nề, đôi khi bị đem ra chế giễu
như một trò hề. Nhưng nếu như không có sự rò rỉ, phe khí thế đang lên
của ông công an Thanh Hóa có thể an vị ông anh của mình, giữ ghế Bộ
trưởng Bộ Giáo dục, như một việc đã rồi.
Nhưng việc đã lộ, TW không thể nhắm mắt làm ngơ được. Sau cuộc dàn xếp
“Tứ trụ”, Bộ Chính trị xong xuôi, nội các chính phủ được thành lập với
ông Nguyễn Kim Sơn được đưa ra thay ông Nhạ. Cát bụi phân tranh lắng
xuống, “người ta” bèn rón rén đưa ông Nhạ vào giữ chức Phó ban Tuyên
giáo Trung ương. Chức vụ này nghe không oai bằng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT,
nhưng quyền lợi chính trị, vật chất thì tương đương với chức Bộ trưởng.
Chúng ta đang chứng kiến sự hình thành một tầng lớp quý tộc đỏ mới. Cả
hai anh em Chính – Nhạ đều leo lên từ những bậc thấp trong guồng máy
cộng sản, gặp “quí nhân” mà thăng tiến. Khi thăng rồi thì quay ra giúp
nhau trên con đường hoạn lộ. Tuy nhiên, ông em là Chính có lẽ được ngồi
vào ghế Thủ tướng hơi trễ, nên không vớt được cái danh cho ông anh Nhạ. Câu
chuyện Chính – Nhạ cho chúng ta vài nhận xét thú vị về cấu trúc quyền
lực và lợi ích trong bộ máy Cộng sản Việt Nam. Điều
đầu tiên là quyền lực ngày càng tăng của TW, với khoảng 200 vị nắm rất
chặt các tỉnh thành, các bộ, một loại quốc hội de facto. Bộ phận
này có thể “phủ quyết” các quyết định của Bộ Chính trị, những nhân vật
chóp bu của đảng CSVN. Điều
thứ hai là bộ phận “thuần đảng”, vừa là một quyền lực đối trọng với các
nhân vật nắm chính phủ, mà cả hai phe đều là đảng cả, vừa là một cái túi
chứa vật phế thải trong những xung đột mà các phe ném vào, trong các
tranh chấp quyền lực. Ban
Tuyên giáo Trung ương, nơi cầm trịch toàn bộ hệ thống truyền thông cộng
sản, nơi kiểm soát mạng xã hội Việt Nam, với hệ thống dư luận viên hùng
hậu, rõ ràng là một nơi như thế. Và còn nhiều ban bệ phía đảng như thế
nữa. Diễn
biến của đại hội 13 vừa qua cho thấy, phe thuần đảng và phe chính phủ
đấu nhau ra trò. Có thể thấy rằng, vì họ đều là đảng cả, nên việc chuyển
từ chính phủ sang “thuần đảng” cũng xảy ra, trường hợp Phùng Xuân Nhạ là
một minh chứng. Mà khi bị chuyển sang thuần đảng, có lẽ phe ông Nhạ cũng
làm mình làm mẩy chứ không phải vừa, qua chiến dịch tấn công tân bộ
trưởng Nguyễn Kim Sơn. Dù
sao, sau trận giẫy nẫy làm mình làm mẩy đó, ông Nhạ cũng được ông em dàn
xếp cho một nơi vừa kín tiếng, vừa vẫn giữ bổng lộc đến cuối đời, thế
thì cũng xứng công “hãn mã” vậy. Hệ
thống “thuần đảng” vốn là nơi cạnh tranh quyền lực với “chính phủ” và
cũng là nơi giẫm chân lên chính phủ với cấu trúc song trùng đảng – chính
phủ. Từ một góc nhìn thực tiễn thì hệ thống này cũng giúp cho việc kiểm
soát quyền lực, như lời một nhà hoạt động xã hội dân sự trong nước nói
với tôi, nhưng với các “túi rác” thì lại rất tốn kém cho ngân sách quốc
gia. Quay
trở lại với hai ông Chính – Nhạ, ta hãy chờ xem họ có thiết lập được một
gia tộc đỏ mới hay không, giống như gia tộc của đồng chí X, hỗn danh của
ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa là người tiền nhiệm, người đồng
nghiệp (cùng công an với nhau) và từng là người đỡ đầu cho ông Chính |