LUẬT KHOA
Ban Tôn giáo Chính phủ lấn sân trong việc đào tạo chức sắc tôn giáo
Việc dạy lịch sử, pháp luật trong các tổ chức tôn giáo nay phải
đi theo một chương trình khung.
THÁI THANH Dưới
sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam, việc đào tạo chức sắc tôn giáo
đang ngày càng bị siết chặt. Trung thành với chính quyền đang là một yêu
cầu quan trọng trong việc đào tạo chức sắc tôn giáo. Một
học viên, chức sắc tôn giáo không thể ra nước ngoài đào tạo nếu không có
sự cho phép của chính quyền. Một cơ sở đào tạo tôn giáo không thể thành
lập nếu không có sự cho phép của nhà nước, với đủ các loại giấy tờ cần
kê khai thông tin. Ban
Tôn giáo Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong việc kiểm soát đào tạo tôn
giáo. Vào
tháng 5/2020, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng nhận
định trong một bài viết của ông rằng việc cử chức sắc ra nước ngoài
đào tạo khi chưa được cấp phép là “tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực xấu
khai thác, lợi dụng để gây chia rẽ giữa tôn giáo với chính quyền”. [1] Gần
một năm sau, ông Vũ Chiến Thắng tiếp
tục nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban Tôn giáo
Chính phủ là: “rà soát, đánh giá hoạt động đào tạo chức sắc của các cơ
sở đào tạo của tôn giáo, không để đào tạo ‘không đúng quy định’ hoặc
xuất cảnh ra nước ngoài tham gia đào tạo trái phép”. [2]
Trong năm 2021, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có bước đi mới trong vấn đề
kiểm soát việc đào tạo chức sắc tôn giáo theo hướng cứng rắn hơn, siết
chặt hơn.
Ban Tôn giáo Chính phủ ra chương trình, sách dạy lịch sử, pháp luật
Việt Nam
Tháng 2/2020, Ban Tôn giáo Chính phủ đã ban hành Quyết
định 35/QĐ-TGCP về chương trình môn học lịch sử Việt Nam và pháp
luật Việt Nam trong các cơ sở đào tạo tôn giáo. [3] Theo
quyết định này, tất cả các cơ sở đào tạo tôn giáo (gồm trường trung cấp,
cao đẳng, học viện, đại chủng viện, v.v.) phải dạy hai môn học này theo
chương trình của Ban Tôn giáo Chính phủ. Đến
đầu năm 2021, hai cuốn tập bài giảng môn học lịch sử và pháp luật Việt
Nam cũng được Ban Tôn giáo Chính phủ phát hành đến tận các tỉnh, thành
(gồm Hà
Nội, Nam
Định, Đồng
Nai, An
Giang, Bạc
Liêu, v.v.).[4] [5] [6] [7] [8] Theo
tìm hiểu của Luật Khoa, đề
cương môn lịch sử Việt Nam của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố
Hồ Chí Minh sử dụng nhiều sách khác nhau. [9] Mục tiêu đào tạo môn
học này của học viện cũng khác mục tiêu trong chương trình đào tạo của
Ban Tôn giáo Chính phủ. Theo
đó, học viện đào tạo môn lịch sử chủ yếu để học viên có kiến thức, kỹ
năng nghiên cứu, phân tích các sự kiện lịch sử.
Trong khi đó, Ban Tôn giáo Chính phủ quy định toàn bộ kỹ năng của môn
học lịch sử là “vận dụng kiến thức đã học […] từ đó sống và làm việc có
trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân đối với
quê hương, đất nước”. Đặc
biệt, Ban Tôn giáo Chính phủ còn quy định thái độ cần đạt được sau khi
học hai môn này, chủ yếu nhấn mạnh vào việc chấp hành pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo. Việc
đào tạo hai môn học này là điều kiện bắt buộc khi xin phép thành lập các
cơ sở tôn giáo tại Việt Nam, theo Điều 37, Luật Tín Ngưỡng, Tôn giáo năm
2016 (trước đây là Điều 24, Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004). Việc
kiểm soát đào tạo tôn giáo tại Việt Nam không dừng ở việc bắt buộc dạy
hai môn học này theo chương trình của chính quyền.
Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo: Ngày một khắc nghiệt Từ
năm 2004, hễ chính quyền thay đổi luật về quản lý tôn giáo thì điều kiện
để được thành lập cơ sở đào tạo lại dày đặc hơn, khó khăn hơn, khắc
nghiệt hơn.
Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày
1/3/2005 của Chính phủ (hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín
ngưỡng, Tôn giáo 2004) quy định chi tiết về điều kiện cơ sở vật chất,
chương trình đào tạo, quy chế hoạt động, tuyển sinh. [10] Không chỉ vậy,
tổ chức tôn giáo khi xin phép thành lập trường cần nộp thêm một danh
sách trích ngang thành viên ban giám hiệu và dự kiến đội ngũ giáo viên. Đến
năm 2012, Nghị
định 92/2012/NĐ-CP được ban hành thay thế cho nghị định trên yêu cầu
cơ sở tôn giáo cần phải giải thích thêm về “sự cần thiết thành lập
trường”. [11] Bốn
năm sau, Luật
Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 quy định tổ chức tôn giáo cần phải nộp
thêm “sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt
động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở
đào tạo”. [12] Luật
Tín Ngưỡng, Tôn giáo 2016 còn quy định trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo
hoạt động thì cần phải thông báo trước 20 ngày cho Ban Tôn giáo Chính
phủ (Khoản 1, Điều 39). Luật
này còn có một quy định đặc biệt hơn: cơ sở đào tạo tôn giáo cần phải
báo cáo về kết quả đào tạo mỗi khóa cho Ban Tôn giáo Chính phủ (Khoản 4,
Điều 39). Vì
sao chính phủ Việt Nam lại quan tâm đến việc đào tạo học viên, chức sắc
tôn giáo đến như vậy?
Chức sắc tôn giáo phải gắn bó với chính quyền? Sự
kiện tại chùa Báo Quốc vào tháng 11/1994 có lẽ là cuộc phản kháng công
khai cuối cùng của Phật giáo đối với việc tuyên truyền chính trị trong
nội dung giảng dạy cho học viên, chức sắc tôn giáo. Theo
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), vào ngày 27/11/1994,
khi trường Trung cấp Phật học Thừa Thiên – Huế tại chùa Báo Quốc làm lễ
khai giảng khóa học đầu tiên thì một nhóm tăng – ni đã tiến
vào trường biểu tình. [13] Nhóm
tăng – ni biểu tình mang theo thỉnh nguyện thư của một số thành viên
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phản đối chính sách tuyển sinh phân biệt đối
xử và việc tuyên truyền chính trị trong chương trình giảng dạy. Cuộc
biểu tình nhanh chóng biến thành một cuộc ẩu đả. Hai nhà sư thuộc nhóm
biểu tình đã bị truy tố hình sự tội gây rối trật tự công cộng.
Trước năm 1975, Phật giáo cũng như các tôn giáo khác ở miền Nam có khả
năng ảnh hưởng lớn đến công chúng. Phật giáo nổi bật với phong trào
xuống đường chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau
năm 1975, chính quyền mới đã nỗ lực trấn áp các tổ chức tôn giáo, điển
hình là bãi bỏ các giáo hội tôn giáo của chế độ cũ, cấm họ hoạt động
hoặc thành lập giáo hội mới, trừ ngoại lệ là Công giáo nhờ sự bảo hộ của
Vatican. Theo yêu cầu của chính quyền, Phật giáo buộc phải thành lập
giáo hội mới là Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Những nhà sư có ảnh hưởng với công chúng như Thích Nhất Hạnh không được
phép trở về Việt Nam cho đến đầu những năm 2000. Sau
Đổi Mới, sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với công chúng bắt đầu được chính
quyền thừa nhận, quan điểm quản lý cũng có phần cởi mở hơn. Việc sinh
hoạt tôn giáo được xem là một phần trong kế hoạch kích thích chủ nghĩa
dân tộc, trung thành với tổ quốc. Cuối
những năm 1990, các tôn giáo nhỏ như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Baha’i
bắt đầu được nhà nước công nhận. Các tổ chức tôn giáo bắt đầu bị chia
thành hai nhóm. Nhóm muốn hoạt động hợp pháp phải chấp nhận sự điều
khiển của chính quyền, nhận về nhiều đặc quyền cũng như ràng buộc về đất
đai, cơ sở tôn giáo, đào tạo, v.v. Nhóm muốn hoạt động độc lập thì không
thể đăng ký tư cách pháp nhân, bị chính quyền hạn chế hoạt động tôn giáo
và bị trừng phạt bằng nhiều cách. Quan
điểm kiểm soát tôn giáo của chính quyền Việt Nam đã được thể hiện nhất
quán sau Đổi Mới là kéo các tổ chức tôn giáo gần với chính quyền, trở
thành một cánh tay vô hình để kiểm soát người dân.
Trong bài
viết vào tháng 1/2021, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến
Thắng đã gián tiếp khẳng định nỗ lực kiểm soát tôn giáo của chính quyền.
[14] Ông cho biết trong năm 2020, Bộ Nội vụ đã trao đổi, hướng dẫn tổ
chức tôn giáo lựa chọn nhân sự lãnh đạo giáo hội là người gắn bó với
chính quyền. Năm
2014, Báo cáo viên đặc biệt về Tự do Tôn giáo, tín ngưỡng của Liên Hiệp
Quốc Heiner Bielefeldt báo cáo rằng chủ nghĩa Mác Lê-nin là một phần
trong chương
trình giảng dạy bắt buộc tại các cơ sở đào tạo tôn giáo, bên cạnh
hai môn lịch sử, pháp luật Việt Nam. [15] Kiểm
soát đào tạo tôn giáo chắc chắn là một phần của chiến lược đào tạo ra
những chức sắc gắn bó với chính quyền.
Đàm phán để Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước: Công chúng cũng bị ảnh
hưởng khi chính quyền kiểm soát đào tạo tôn giáo Việc
kiểm soát đào tạo tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến các cơ sở đào tạo, mà
còn có thể ảnh hưởng đến cả công chúng. Trường hợp của Thiền sư Thích
Nhất Hạnh là một ví dụ. Năm
1999, Làng Mai đã nỗ lực vận động quốc tế đàm phán với chính quyền Việt
Nam để Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước. Một số điều kiện mà chính quyền
đặt ra khi ấy khiến ông không thể về nước sớm hơn năm 2005.
Theo Chân Pháp Ấn,
người phát ngôn của Làng Mai, chính quyền Việt Nam khi đó yêu cầu Thiền
sư Nhất Hạnh nếu về nước thì chỉ được ở khách sạn, và chỉ thuyết giảng
Phật pháp tại các ngôi chùa nếu được Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho
phép. [16] Chân
Pháp Ấn chỉ trích quy định chỉ cho phép giảng dạy Phật pháp trong chùa
là bất công. Theo ông, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng thuyết pháp ở nhiều
địa điểm công cộng trên thế giới, vì sao chính quyền lại bắt ông chỉ
được giảng dạy trong chùa, trong khi có rất nhiều người dân muốn nghe
ông giảng dạy? Ông
cũng cho rằng quy định giới hạn này là ảnh hưởng đến quyền công dân của
các nhà sư nói chung. Theo
lời kể của Chân Pháp Ấn, các cuộc điện thoại giảng bài của Thiền sư Nhất
Hạnh qua điện thoại cho các học tăng ở chùa Từ Hiếu khi ấy thường bị
gián đoạn. Tài liệu học tập Phật pháp gửi đến chùa qua máy fax bị tịch
thu. Đề nghị xây thư viện tại chùa bị chính quyền từ chối. Sách của
Thiền sư Nhất Hạnh bị cấm phát hành. Bên
cạnh đó, tăng – ni muốn ra nước ngoài đều phải xin phép chính quyền, và
việc đến thăm Làng Mai luôn bị chính quyền từ chối. Khi các tăng – ni
đến Pháp để du lịch, thăm gia đình, chữa bệnh, họ đều phải cam kết với
công an rằng không được đến thăm Làng Mai.
Tài liệu tham khảo 1.
Vu, C. T. (2020, May 7). Kiên quyết đấu tranh với hoạt động lợi dụng
vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, gây mất ổn định chính trị – xã hội ở nước ta hiện nay. Tạp
Chí Cộng Sản. https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/e-ton-giao-va-cong-tac-ton-giao-nham-chia-re-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-gay-mat-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-nuoc-ta-hien-nay 2.
Vu, C. T. (2021, January 29). Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
tôn giáo, tín ngưỡng trong tình hình mới. Tạp Chí Tổ Chức Nhà Nước. https://tcnn.vn/news/detail/49690/Nang-cao-hieu-qua-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao-tin-nguong-trong-tinh-hinh-moi.html 3.
Quyết định 35/QĐ-TGCP ngày 20/2/2020. https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2021/06/35-QD-TGCP.pdf 4.
Ban Tôn giáo Chính phủ. (2021, January 19). Ban Tôn giáo Chính phủ
chuyển giao Tập bài giảng môn học Lịch sử Việt Nam và Pháp luật Việt Nam
cho các cơ sở đào tạo tôn giáo tại Hà Nội – Tin hoạt động của Ban Tôn
giáo Chính phủ | Ban Tôn giáo Chính Phủ. BTGCP. http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/ban-ton-giao-chinh-phu-chuyen-giao-tap-bai-giang-mon-hoc-lich-su-viet-nam-va-phap-luat-viet-nam-cho-cac-co-so-dao-tao-ton-giao-tai-ha-noi-postEm1J8j4P.html 5.
Sở Nội vụ tỉnh Nam Định. (2021, January 22). Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ
tỉnh Nam Định chuyển giao Tập bài giảng môn học Lịch sử Việt Nam và Pháp
luật Việt Nam cho các cơ sở đào tạo tôn giáo tại Nam Định.
Sonoivu.Namdinh.Gov.Vn. http://sonoivu.namdinh.gov.vn/tin-tong-hop/ban-ton-giao-so-noi-vu-tinh-nam-dinh-chuyen-giao-tap-bai-giang-mon-hoc-lich-su-viet-nam-va-phap-luat-viet-1300 6.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai. (202122–02-24). Trao giáo
trình lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam cho trường đạo tạo tôn giáo.
Ubmttq.Dongnai.Gov.Vn. http://ubmttq.dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-hoatdong.aspx?NewsID=1466&TopicID=5 7.
Ban Tôn giáo Chính phủ. (2021b, April 19). Đoàn Công tác Ban Tôn giáo
Chính phủ làm việc với các cơ sở đào tạo tôn giáo tại An Giang – Tin
hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ | Ban Tôn giáo Chính Phủ.
BTGCP. http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/doan-cong-tac-ban-ton-giao-chinh-phu-lam-viec-voi-cac-co-so-dao-tao-ton-giao-tai-an-giang-postn4A8rLmj.html 8.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu. (2021, March 3). Tổ chức triển
khai và chuyển giao 20 bộ tài liệu bài giảng Lịch sử Việt Nam và Pháp
luật Việt Nam cho các cơ sở đào tạo tôn giáo. https://bdt.baclieu.gov.vn/-/t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-tri%E1%BB%83n-khai-v%C3%A0-chuy%E1%BB%83n-giao-20-b%E1%BB%99-t%C3%A0i-li%E1%BB%87u-b%C3%A0i-gi%E1%BA%A3ng-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-vi%E1%BB%87t-nam-v%C3%A0-ph%C3%A1p-lu%E1%BA%ADt-vi%E1%BB%87t-nam-cho-c%C3%A1c-c%C6%A1-s%E1%BB%9F- 9.
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, Đề cương môn Lịch sử Việt Nam. https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2021/06/DE-CUONG-MON-LICH-SU-VIET-NAM-Tran-Thuan.docx 10.
Nghị định 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo (2005). http://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=18486&Keyword= 11.
Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp
lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2012) http://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=117201&Keyword=
12. Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng 2016. (2016, November 18). http://vbpl.vn/bogiaoducdaotao/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=18486&Keyword= 13.
Human Rights Watch. (1995, March). Vietnam: The Suppression of the
Unified Buddhist Church. HRW. https://www.hrw.org/reports/1995/Vietnam.htm#P144_39635 14.
Vu, C. T. (2021, June 10). Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn
giáo, tín ngưỡng trong tình hình mới. Tạp Chí Tổ Chức Nhà Nước.
https://tcnn.vn/news/detail/49690/Nang-cao-hieu-qua-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao-tin-nguong-trong-tinh-hinh-moi.html 15.
Human Rights Council, Report of the Special Rapporteur on freedom of
religion or belief, Heiner Bielefeldt (2015). https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2021/06/a_hrc_28_66_add.2_e-1.doc 16.
Chan, P. A. (1999). When Will Thay Return to Vietnam? The
Mindfulness Bell. https://www.mindfulnessbell.org/archive/tag/Buddhist+Church+of+Vietnam |