China’s Bad Old
Days Are Back
Foreign Affairs, 30/10/2018
Trung Quốc: Những ngày xưa tồi tệ đă quay lại
V́ sao Tập Cận B́nh đẩy mạnh đàn
áp
Kelly Hammond, Rian Thum và
Jeffrey Wasserstrom (*)
Nhiều chuyện đáng lo đă xảy ra ở Trung Quốc gần đây. Hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) theo Hồi giáo đă bị đưa vào các trại cải tạo kiểu Orwellian (**) tại tỉnh Tân Cương (Xinjiang) ở phía tây. Một đảng chính trị ở Hong Kong bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật bất chấp quy chế đặc biệt và lịch sử tự do ngôn luận của thành phố. Các giáo viên ở một thành phố cảng miền nam bị yêu cầu phải nộp lại hộ chiếu để [chính quyền] có thể theo dơi kỹ hơn mọi cuộc đi lại của họ. Một nhà bất đồng chính kiến bị đau ốm, người được giải Nobel Ḥa b́nh, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), bị ngăn không cho ra nước ngoài chữa bệnh. Trong khi về thăm quê ở Trung Quốc, người lănh đạo tổ chức chống tội phạm quốc tế, Interpol, bỗng biến mất rồi tái xuất hiện trong sự giam cầm của chính phủ và đối mặt với các cáo buộc tham nhũng. Danh sách các sự việc như thế c̣n kéo dài.
Thông tin về những sự kiện như vậy dần dần lộ ra, mỗi sự kiện tự nó đều
có thể gây sốc, nhưng tất cả đều bị bỏ qua dễ dàng như là những lớp vỏ
bề ngoài không quan trọng của những xu thế tích cực hơn. Tuy nhiên, gộp
chung lại, những dấu chấm được kết nối sẽ thể hiện một bức tranh rơ ràng
– và đáng lo ngại – về con đường của Trung Quốc dưới thời Tập Cận B́nh
(Xi Jinping). Bất chấp tất cả
những câu chuyện về tiến lên phía trước, đất nước này, ở nhiều phương
diện, đang quay lại với quá khứ, và các quan chức và nhà lănh đạo của nó
đang bộc lộ một thái độ vô liêm sỉ mới trong hoạt động đàn áp. Bắt nhốt
từ năm đến mười phần trăm số dân của cả một sắc tộc, như chính phủ
[Trung Quốc] đă làm ở Tân Cương là một phương pháp dường như thuộc về
thế kỷ trước chứ không phải thế kỷ này.
Nhưng những biện pháp mạnh tay này không chỉ đảo ngược những cuộc cải
cách và cởi mở ở các thập niên trước. Bắc Kinh c̣n đang mở rộng quy mô
địa lư của những biện pháp ấy, kéo dài chúng từ các vùng biên giới phía
tây của đất nước sang những vùng có thời tương đối tự do hơn, và sử dụng
những phương pháp hiện đại để phục vụ những tham vọng toàn trị chủ nghĩa
cổ lỗ. Tóm lại, những ǵ chúng ta đang chứng kiến không phải là sự tiếp
tục trạng thái đàn áp của Trung Quốc mà là sự khởi đầu của một cái ǵ đó
mới mẻ hơn, đáng báo động hơn.
NHỮNG BIÊN GIỚI MỚI CỦA SỰ ĐÀN
ÁP
Trong lănh thổ rộng lớn của Tân Cương, sự chống đối của người bản xứ đối
với ách cai trị của Trung Quốc đă có lịch sử lâu dài, cũng dài như vậy
là những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đè nén sự chống đối này thông qua
việc kiểm soát hành vi đi lại, phát ngôn và thể hiện văn hóa. Nhưng
trong ṿng hai năm qua, nhà cầm quyền đă có những bước đi chưa hề có
tiền lệ để đồng hóa dân tộc Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác
trong vùng theo văn hóa của người sắc tộc Hán. Nhà nước đă xây dựng một
mạng lưới hơn 180 trại “chuyển hóa thông qua giáo dục”, trong các trại
này có đến một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác bị
giam cầm mà không qua bất kỳ h́nh thức xét xử nào. Nhà cầm quyền tuyên
bố rằng những trung tâm này được dùng để dạy nghề và huấn luyện về pháp
lư. Nhưng những cựu tù nhân từ đó ra đă mô tả một hệ thống kỷ luật kiểu
trại lính và sự lạm dụng lan tràn, nơi tù nhân phải hát những khẩu hiệu
của đảng, phải học Tư tưởng Tập Cận B́nh. Trong khi đó, nhà cầm quyền đă
tuyển dụng một số lượng lớn công dân Trung Quốc người gốc Hán đến ở
trong nhà người Duy Ngô Nhĩ, giám sát các gia đ́nh và chọn ra những cá
nhân để đưa vào trại cải tạo. Những hành vi như bỏ hút thuốc lá, không
chào các quan chức hoặc chỉnh đồng hồ theo giờ địa phương, theo như
tường tŕnh, đều bị coi là dấu hiệu của “chủ nghĩa cực đoan” – và là căn
cứ cho việc giam giữ không thời hạn. Theo các quan chức địa phương, mục
đích của biện pháp này là nhằm xóa bỏ “những mầm mống” và “những khối u”
đă “bị nhiễm độc những bệnh tật ư thức hệ”.
Nếu như Tập Cận B́nh chứng tỏ sự đàn áp của Bắc Kinh đang gia tăng như
thế nào th́ Hong Kong lại cho thấy sự đàn áp đó đang trải rộng ra những
vùng đất mới, ngay cả những vùng không có nhiều người sắc tộc thiểu số.
Công dân của đặc khu bán tự trị Hong Kong được hưởng hàng loạt quyền tự
do chính trị và dân sự không hề có ở Trung Quốc lục địa. Ấy vậy mà đảng
Quốc gia Hong Kong (Hong Kong
National Party – HKNP) – một tổ chức nhỏ thành lập năm 2016 thẳng
thắn kêu gọi [Hong Kong] phải được độc lập hoàn toàn khỏi Bắc Kinh, đă
bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật, trên cơ sở rằng những tín điều của nó bị
cho là có tính chất lật đổ một cách nguy hiểm. Các tổ chức đối lập từ
lâu vẫn thường bị dẹp ở Trung Quốc lục địa, nhưng với Hong Kong, lệnh
cấm này là lệnh đầu tiên gây kinh ngạc trong 21 năm mà đặc khu này độc
lập khỏi sự kiểm soát của người Anh. Cuộc tranh luận cũng làm nổi bật
các nỗ lực của quan chức nhằm phỉ báng các nhà lănh đạo đảng Quốc gia
Hong Kong như là những “người ly khai”, tuy bất bạo động nhưng chẳng tốt
đẹp ǵ hơn “những kẻ khủng bố”. Ở Tây Tạng
(Tibet), các quan chức Trung
Quốc từ lâu đă dùng lối vu vạ này để làm mất uy tín những người ủng hộ
đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama),
c̣n ở Hong Kong, thứ ngôn ngữ như vậy là chưa hề có tiền lệ.
Trong khi đó, các nhà báo ngoại quốc làm việc ở Bắc Kinh từ lâu đă biết
rằng thị thực (visa) của họ
có thể bị hủy bỏ nếu những bài tường thuật của họ biến thành cái gai
trong mắt nhà cầm quyền. Điều này chưa bao giờ xảy ra ở Hong Kong – cho
đến tháng Mười vừa qua khi biên tập viên châu Á của tờ
Thời báo Tài chính (Financial
Times – Vương quốc Anh), ông Victor Mallet, bị hủy
visa. Nhà cầm quyền từ chối
giải thích về quyết định hủy visa,
nhưng hiển nhiên là đó là một hành động trả đũa chống lại ông Mallet v́
ông đă điều phối một sự kiện tại Câu lạc bộ Nhà báo nước ngoài cùng với
nhà lănh đạo đảng Quốc gia Hong Kong vừa bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật.
Măi tới gần đây, nhà cầm quyền không áp dụng luật của Trung Quốc lục địa
trên lănh thổ Hong Kong, nhưng điều này đang thay đổi. Tại một chốt kiểm
tra di dân ở nhà ga West Kowloon tại Hong Kong – nơi một tuyến đường sắt
tốc độ cao sẽ chạy vào lục địa – các nhân viên an ninh của lục địa áp
dụng luật của lục địa.
Bắc Kinh cũng đang xuất khẩu áp lực ra khắp mọi nơi. Năm 2015, nhà nước
bắt đầu cấm các bậc cha mẹ ở Tân Cương đặt tên con cái theo tên của đạo
Hồi. Giờ đây, kiểu cảnh sát văn hóa này đang lan ra tỉnh láng giềng Ninh
Hạ (Ningxia), một tỉnh mà
theo truyền thống được cai trị nhẹ nhàng hơn. Hồi tháng Chín, chính
quyền Ninh Hạ tuyên bố họ sẽ đặt lại tên một ḍng sông địa phương để xóa
bỏ mọi sự đề cập tiềm tàng tới quá khứ Hồi giáo. V́ tên cũ của ḍng
sông, Aiyi, bị nghi là ám chỉ
bà A’isha, phu nhân của nhà tiên tri Muhammad nên bây giờ ḍng sông được
gọi là Điền Nông (Diannong)
giang.
Không cần phải đi về các tỉnh xa thuộc vùng biên cương miền tây của đất
nước: hồi cuối tháng Chín, các quan chức yêu cầu giáo viên ở thành phố
Hạ Môn (Xiamen) vùng đông nam
phải nộp lại hộ chiếu của họ trước kỳ lễ quốc khánh vào đầu tháng Mười,
nhằm ngăn cản họ đi du lịch tới Hong Kong gần đó hoặc ra nước ngoài mà
không được cho phép chính thức. Đây là một chiến thuật quen thuộc ở Tây
Tạng và Tân Cương nhưng là điều mới mẻ ở các thành phố lục địa trên vùng
duyên hải phía đông.
SỰ TRỞ VỀ CỦA QUÁ KHỨ
Những câu chuyện này kết hợp lại, cùng với nhiều câu chuyện khác nổi lên
trong 5 năm kể từ khi Tập lên cầm quyền chứng tỏ rằng nhà nước Trung
Quốc đang đối phó với những mối bất b́nh và những sự căng thẳng chính
trị hiện đại bằng những công cụ đàn áp mà họ đă bắt đầu vứt bỏ. Đất nước
Trung Quốc đă có những bước tiến rất dài về công nghệ và phát triển kinh
tế trong vài thập niên qua. Trên mặt trận chính trị, nó chỉ đi loanh
quanh.
Tập không phải là Mao Trạch Đông
(Mao Zedong). Nếu như Mao dùng các phong trào quần chúng để khuấy
động mọi chuyện lên, Tập nhấn mạnh vào sự ổn định và trật tự. Mao sỉ vả
Khổng Tử như là một nhân vật “phong kiến” mà những tín điều đă kiềm hăm
Trung Hoa; Tập lại tán dương những giá trị Khổng giáo truyền thống. Thế
nhưng quá khứ đang thực hiện cuộc quay về đáng chú ư. Các trại cải tạo,
một cơ chế được ưa chuộng để kiểm soát xă hội trong những thập niên
1950-1960, đă dần dần không được sử dụng nữa nhưng những ngày này, chúng
lại trở thành mốt thời thượng. Các tù nhân chính trị có thời bị ngăn
không cho ra nước ngoài chữa bệnh nhưng vào thập niên 1990, những nhà ly
khai đang bị ở tù như Ngụy Kinh Sinh
(Wei Jingsheng) và Vương Đán
(Wang Dan) đă được ra tù để
chữa bệnh và được phép ra nước ngoài. Khi người được giải Nobel Lưu Hiểu
Ba bị bệnh ung thư năm 2017, việc Bắc Kinh từ chối, không cho phép ông
được chữa trị ở nước ngoài, gây cảm tưởng như là một cuộc quay lại thời
kỳ trước cải cách. Những người tiền nhiệm của Tập đă đưa ra giới hạn
nhiệm kỳ của nhà lănh đạo đất nước; Tập lên ngôi và dỡ bỏ cái rào chắn
này. Sách Mao tuyển bị đặt qua một bên – đây là thời đại Tư tưởng Tập
Cận B́nh.
Một cuộc đảo chiều hoàn toàn khác so với các thập niên gần đây là cách
thức mà những kỹ thuật có thời chỉ dùng ở những vùng cần được kiểm soát
chặt chẽ hơn của đất nước đă di chuyển sang những vùng từ trước tới nay
được kiểm soát lỏng lẻo hơn. Trước kia những khu vực tương đối tự do có
vẻ như ngày càng mở rộng: báo chí ở những địa phương gần biên giới với
Hong Kong chẳng hạn, đă bắt đầu vận hành ngày càng giống với các đối
trọng của họ ở phía cựu thuộc địa của Anh quốc. Ở một số thành phố của
Tây Tạng và Tân Cương, đời sống thường nhật có vẻ giống, ít ra là bề
ngoài, với đời sống ở bất kỳ thành phố nào trong lục địa. Ngày nay trái
lại, ḍng chảy đang theo hướng ngược lại.
Kết hợp với nhau, việc tái khởi động những cung cách cũ tồi tệ và cuộc
chuyển dịch về hướng đông các cơ chế kiểm soát đă làm cho các nhà quan
sát chính trị Trung Quốc phải giật ḿnh và thôi thúc họ suy nghĩ lại rất
nhiều giả định về con đường đi tới của đất nước này kể từ khi nó bắt đầu
một kỷ nguyên cải cách gần bốn mươi năm về trước.
Đây cũng là một phần của sự thay đổi kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chậm
lại đă buộc đảng Cộng sản phải t́m những câu chuyện mới để giải thích
tại sao đảng xứng đáng được nắm giữ quyền lực, và khả năng của đảng
trong việc duy tŕ sự ổn định xă hội được đưa lên thành điểm trung tâm
để rao giảng cho công chúng. Cũng với lư do như vậy, bộ máy tuyên truyền
của nhà nước ngày càng dựa nhiều vào các chủ đề chủ nghĩa dân tộc vị
chủng và niềm tự hào về những thành tựu của người Hán. Không phải ngẫu
nhiên mà những người bị hành hạ v́ những biện pháp khắc nghiệt nhất là
người thuộc về những nhóm sắc tộc phi-Hán; c̣n trong trường hợp đảng
Quốc gia Hong Kong, họ bị coi là người Hán nhưng đă trở thành kẻ phản
bội sắc tộc của họ. Những sự thay đổi này bắt đầu trong thời kỳ chuẩn bị
cho cuộc thăng tiến của Tập trong giới lănh đạo Đảng vào cuối năm 2012,
bốn tháng trước khi ông ta trở thành chủ tịch. Từ đó, quá tŕnh thay đổi
được tăng tốc một cách ngoạn mục dưới sự theo dơi của ông ta, một phần
bởi v́ ông ta có nỗi ám ảnh cá nhân đối với trật tự.
Những cuộc đàn áp gần đây cũng được khích lệ bởi các yếu tố quốc tế.
T́nh h́nh đă khác đi v́ Đảng chỉ trả một cái giá tương đối nhỏ ở nước
ngoài cho những hành vi đàn áp ở trong nước. Trong quá khứ, những động
thái tự do hóa nhỏ thể hiện một khao khát của Bắc Kinh muốn tránh, hoặc
ít ra là làm giảm xuống mức tối thiểu, sự phản kháng của các nước khác,
các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về nhân quyền. Ngày
nay, Tập và những cận thần của ông ta ít lo lắng hơn, họ tin rằng sự
giàu có và tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc sẽ hạn chế mọi cuộc
bất đồng sinh ra từ sự đàn áp ở trong nước – đây cũng là lối tính toán
đă làm cho các nhà lănh đạo độc tài khác thêm bạo dạn, chẳng hạn như gia
tộc cầm quyền ở Arab Saudi. Cộng thêm vào điều này là trạng thái hỗn
loạn về chính trị ở Hoa Kỳ và châu Âu và rơ ràng đó là lư do tại sao các
lănh đạo Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể làm mà không bị trừng phạt những
ǵ mà những người tiền nhiệm của họ đều né tránh. Trừ phi các nhà lănh
đạo ở khắp nơi có thể tập hợp đủ ḷng dũng cảm để thách thức những hành
vi vượt qua giới hạn của Bắc Kinh, và trừ phi các nhà quan sát nhận ra
rằng những biến cố có vẻ như riêng biệt kia là một phần của một làn sóng
đàn áp duy nhất th́ đừng mong đợi những tin tức phát ra từ Tân Cương
hoặc Hong Kong sẽ sớm thay đổi.
(*)
Kelly Hammond là Phó giáo sư
Lịch sử, Đại học Arkansas. Công tŕnh nghiên cứu của bà tập trung vào
lịch sử Hồi giáo ở Đông Á và các tộc người thiểu số ở vùng biên địa của
Trung Quốc.
Rian Thum
là Phó giáo sư Lịch sử Đại học Loyola ở New Orleans, nghiên cứu viên ở
Đại học Nottingham. Nghiên cứu của ông tập trung vào sự chồng lấn giữa
Trung Quốc và thế giới Hồi giáo.
Jeffrey Wasserstrom
là Giáo sư Lịch sử Đại học California ở Irvine và đă viết rất nhiều về
các cuộc phản kháng của dân chúng ở Trung Quốc.
(**)
Orwellian: từ dùng để chỉ
tính chất xă hội “tù ngục” dưới chế độ độc tài hoặc toàn trị, xuất phát
từ tác phẩm của nhà văn George Orwell. George Orwell (1903-1950): nhà
văn, nhà báo, nhà b́nh luận người Anh. Tác phẩm của ông đầy h́nh ảnh ẩn
dụ để lên án bất công xă hội, chống lại chủ nghĩa toàn trị và ủng hộ chủ
nghĩa dân chủ xă hội. Tác phẩm nổi bật của ông là Trại súc vật (1945),
1984 (1949)… |