THỜI BÁO (Đức)
Nguyễn Phú Trọng dùng Bộ Chính Trị tạo áp lực đè Phạm Minh Chính,
Chính sẽ đỡ ra sao?
Nói gì đi nữa thì dù Phạm Minh Chính có nổi cỡ nào thì về thế vẫn
đang ở chiếu dưới đối với Nguyễn Phú Trọng. Nguyên tắc đảng lãnh đạo nhà
nước quản lý luôn tạo thế cho Nguyễn Phú Trọng ở chiếu trên.
Nguyên tắc đảng lãnh đạo là trao cho đảng quyền ra
chỉ thị còn nhà nước quản lý là
chính phủ thi hành chỉ thị. Tất cả những mục tiêu mà đảng mà cụ thể là
Bộ Chính trị đưa ra mà chính phủ không thực hiện thì đấy là một điểm đen
trong các cuộc họp hội nghị trung ương.
Nhiệm kỳ vừa qua ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói nhiều nhưng thực hiện không
bao nhiêu, chính vì vậy mà sang đại hội 13 thế lực ông Phạm Minh Chính
đã dùng thành tích đen như thế này để đẩy Nguyễn Xuân Phúc ra khỏi ghế
thủ tướng. Nói tóm lại, ông Phạm Minh Chính nắm chính phủ tuy quyền lực
bao trùm cả nền kinh tế đất nước nhưng ông Chính vẫn ở cửa dưới so với
ông Nguyễn Phú Trọng. Tổng
Bí Thư là người đứng đầu đảng, ở Bộ Chính Trị thì ông Trọng vẫn là người
có ảnh hưởng nhất, chỉ trong ban bí thư thì ông Trọng đã nắm trong tay 5
ủy viên bộ chính trị, ngoài ra ông Trọng còn có mặt trong đảng ủy quân
đội và đảng ủy Bộ Công An nên việc kiểm soát Bộ Chính Trị vẫn còn đang
trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Ấy là chưa kể đến nhân vật Vương Đình
Huệ, người này cũng đang o bế Nguyễn Phú Trọng để tìm kiếm suất thừa kế
chiếc ghế tổng bí thư khi mà ông Trọng rời ghế. Kể
từ nắm 2016, cứ hễ nói quyết định của Bộ Chính Trị thì đó xem như là
quyết định của ông Nguyễn Phú Trọng vì sức ảnh hưởng của ông Nguyễn Phú
Trọng lên các thành viên trong Bộ Chính Trị là hơn một nửa. Đu
rằng, Phạm Minh Chính là nhân vật thứ hai trọng Bộ Chính Trị, dù rằng
ông Phạm Minh Chính là ở nhánh nhà nước, không phải ở nhánh đảng, nhưng
khi họp hội nghị trung ương thì ông Phạm Minh Chính vẫn là thuộc cấp của
ông Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng cần làm gì để Phạm Minh Chính không thể vượt lên trên
Nguyễn Phú Trọng? Để
cho thế lực ông Phạm Minh Minh Chính không thể lớn mạnh thì chỉ có thể
là giao nhiệm vụ cho chính phủ quá tầm đối với ông Phạm Minh Chính, để
người đứng đầu chính phủ không hoàn thành nhiệm vụ và sau đó là dùng
những lần không hoàn thành nhiệm vụ đó tước dần quyền lực của thủ tướng.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công với Nguyễn Tấn Dũng thì liệu lần này
có thành công với Phạm Minh Chính hay không? Với
ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng cho điều tra các dự án mà
chính phủ triển khai để moi ra vết đen, và lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng
đã moi ra rất nhiều vết đen của ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi đã phải hy
sinh ông Nguyễn Bá Thanh. Với
ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng moi vết đen rất dễ nhưng với ông Phạm
Minh Chính thì chưa có vết đen nào để moi, vì vậy ông Nguyễn Phú Trọng
sẽ tạo vết đen cho Phạm Minh Chính rồi dựa vào đó mà chỉ trích. Đối
với dân thì ĐCS bao giờ cũng tung hô nhau bằng những lời lẽ có cánh, tuy
nhiên trong hậu trường, mà cụ thể là các cuộc họp hội nghị trung ương
thì họ đấu tố nhau không khoang nhượng. Khoang nhượng là thất thế là có
thể mất quyền lực nên chắc chắn không ai chịu khoang nhượng ai. Phạm
Minh Chính hiện giờ không có mâu thuẫn với Nguyễn Phú Trọng như ông
Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Tuy nhiên, với việc ông Phạm Minh Chính cưu
mang Nguyễn Thanh Nghị và liên kết ngày càng chặt chẽ với Nguyễn Tấn
Dũng thì ông Nguyễn Phú Trọng không thể không đề phòng với ông Phạm Minh
Chính. Trong lịch sử ĐCS chỉ có thời ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng
lấn át tổng bí thư chứ các thời khác thì thủ tướng vẫn luôn dưới quyền
tổng bí thư. Thậm chí thời ông Lê Duẩn là tổng bí thư, ông này la quát
ông thủ tướng Phạm Văn Đồng như bố mẹ la con cái. Đối với trường hợp của
ông Phạm Minh Chính khó mà lấn lướt Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên nếu ông
Trọng không cẩn thận thì ông Chính hoàn toàn có thể vượt quyền.
Bộ Chính Trị là con bài để Nguyễn Phú Trọng kìm hãm Phạm Minh Chính “Mục
tiêu kép” là từ mà ĐCS cho lặp đi lặp lại rất nhiều lần trên các phương
tiện truyền thông đại chúng. Đây là mục tiêu được ông Nguyễn Phú Trọng
mượn tay Bộ Chính Trị thông qua. Mục tiêu kép là gì? Là chống dịch
Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội. Đây là 2 mục tiêu hết sức mâu
thuẫn, đã chống dịch tốt thì phải cho giãn cách xã hội một cách cực
đoan, mà giãn cách xã hội một cách cực đoan thì sản xuất buôn bán bị
đình trệ, nó trở về đúng ý nghĩa thời kỳ “ngăn sông cấm
chợ” trước đây. Tại
phiên họp ngày 11-6-2021, cuộc họp có mặt đầy đủ các thành viên Bộ Chính
Trị dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng và có sự tham gia của Ban
cán sự đảng Chính Phủ mà đứng đầu là ông Phạm Minh Chính. Bộ Chính Trị
đã đặt ra các mục tiêu sau:
Trên
thực tế con số chống dịch mà báo chí thông báo cho toàn dân biết chưa
chắc là con số thật. Con số thật là các cơ quan đảng nắm rất rõ, đấy mới
là con số họ dùng nhau đấu tố nhau ở các cuộc họp kín trọng các hội nghị
trung ương hoặc trong các cuộc hợp của Bộ Chính Trị. Vết
đen trong nhiệm kỳ của ông Phạm Minh Chính sẽ được sinh ra từ những mục
tiêu phi lí mà ông Nguyễn Phú Trọng nhờ tay Bộ Chính Trị giao cho ông
Phạm Minh Chính. Tình
hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp không ai dám chắc là Việt Nam
sẽ kiểm soát dịch trong năm 2021 này, bởi cho tới nay cách kiểm soát
dịch vẫn là tiêm vaccine đại trà nhưng tiến độ tiêm vaccine của Việt Nam
rất chậm nên việc chống dịch cũng vẫn phải dựa vào cách cực đoan mà
chính quyền CS đang áp dụng trong hơn một năm qua. Không còn cách nào
khác, mà không có vaccine thì mục tiêu chông dịch không đạt vẫn cứ treo
lơ lửng trên đầu Phạm Minh Chính.
Phạm Minh Chính sẽ làm gì?
Trước mắt, Phạm Minh Chính chưa thể lo đấu đá được mà chỉ có thể chấp
nhận những mục tiêu mà Nguyễn Phú Trọng đặt ra. Từ khi lên làm thủ
tướng, thời gian chống dịch đã chiếm hết thời gian ông Phạm Minh Chính,
nghĩa là ông Phạm Minh Chính không hề có thời gian để nghĩ ra cách phản
đòn lại phía ông Nguyễn Phú Trọng, ít nhất phải chống dịch cho đến khi
WHO tuyên bố đã hết dịch hoàn toàn. Mà từ nay cho tới khi hết dịch là
bao lâu thì không ai có thể xác định được, cũng có thể một năm và cũng
có thể lâu hơn. Trong trường hợp ông Phạm
Minh Chính chống dịch thành công thì sao? Tất nhiên là ông Trọng không
tìm ra vết đen để phê bình Phạm Minh Chính, nhưng dù không có vết đen
thì ông Chính vẫn không dễ gì thoát được vì cứ 6 tháng một lần, trung
ương đảng sẽ họp hội nghị trung ương và lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng lại
thông qua lá phiếu Bộ Chính Trị mà giao nhiệm vụ tiếp cho chính phủ. Ông
Phạm Minh Chính chỉ có thể thi hành, trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng
và những thuộc hạ của ông ở trong ban bí thư ngồi không nghĩ ra những
công việc giao cho chính phủ thực hiện. Những nhiệm vụ đó được gọi dưới
dạng mỹ từ ‘sự lãnh đạo của đảng’. Ông
Nguyễn Phú Trọng có dư khả năng để nặng ra những nhiệm vụ nặng nề giao
cho Phạm Minh Chính, tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, ông Nguyễn Phú
Trọng cũng đã quá già, khó mà nghĩ ra những nhiệm vụ quá khó để giao
Phạm Minh Chính. Ông Trọng đã quá già, cũng sẽ tới lúc ông ta bị Phạm
Minh Chính vượt.
Minh Tú – Thoibao.de (Tổng hợp) |