Phong trào Phật giáo miền Trung – Huế
Chu Sơn
Phần Hai
Phong trào Phật giáo Miền Trung - Huế
thời kỳ dấn thân
(1954-1966)
*****
Chương I
-
Chương II
Chương
IV Nguyễn Khánh và cuộc đảo chính – chỉnh lí 30.1.1964
Cuộc đảo chính 30.1.1964 diễn ra như màn
mở đầu của một vở kịch đơn điệu và vô duyên, nhưng nó chứng tỏ khả năng
và mưu lược quân sự của nhóm Khánh – Khiêm – Thi, hay một cái đầu nào đó
đứng đằng sau? Nguyễn Khánh tuyên bố không phải đảo chính, mà là chỉnh
lý. Nguyễn Khánh và Nguyễn Chánh Thi đang là tướng trấn nhiệm ở biên
cương (tư lệnh và phó tư lệnh vùng I Chiến thuật) lại về Sài Gòn (thủ
đô) vận động và tổ chức đảo chính. Một buổi sáng đẹp trời (30.1.1964),
quốc trưởng Dương Văn Minh bị vô hiệu hóa tại nhà riêng, 5
tướng có quyền lực thứ cấp trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng
(Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đinh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Vỹ)
bị bắt khi vừa mới bước xuống xe để vào văn phòng làm việc. Dương Văn
Minh và bộ tham mưu của ông bị kết tội bất tài, thân Pháp và chủ trương
trung lập. 5 tướng bị đem ra nhốt ngoài Trung. Dương Văn Minh vẫn ở tư
dinh có lính của phe đảo chính canh gác, mấy ngày sau được mời vào dinh
quốc trưởng ngồi làm vì và bị sai khiến. Nguyễn Khánh với tư cách chủ
tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng đề nghị quốc trưởng ký quyết định cử
mình làm thủ tướng – thành lập chính phủ. Như thế, Nguyễn Khánh đồng
thời là chủ tịch Hội đồng Quân đội Cách mạng và thủ tướng chính phủ hợp
pháp. Vừa mới nắm quyền, Nguyễn Khánh liền ban hành sắc lệnh đặt Cộng
Sản và Trung lập ngoài vòng pháp luật. Ngày 2.1.1964 chính phủ được Hoa
Kỳ công nhận và nồng nhiệt hứa viện trợ. Nguyễn Khánh được bơm thổi tận
mây xanh và múa may như một con rối.
Hai nhân vật nắm quyền quân sự hàng đầu nước Mỹ là bộ trưởng quốc
phòng McNamara và đại tướng
Khi loại bỏ Dương Văn Minh và những nhân
vật chủ chốt của Hội đồng Quân nhân Cách mạng để tập trung sự quan sát
vào những động thái của Nguyễn Khánh và nhóm các tướng tá Trần Thiện
Khiêm, Nguyễn Chánh Thi, Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Dương Ngọc Lắm,
Cao Văn Viên, Trần Thanh Bền, Huỳnh Văn Cao, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn
Cao Kỳ… là những đối tượng để Mỹ tiếp tục cuộc tìm chọn một mẫu mực
người hùng mới. Cũng như 10 năm trước với Ngô Đình Diệm, lần này người
Mỹ muốn đặt để lên đầu dân chúng miền Nam một thần tượng chứ không phải
một nhà lãnh đạo được bầu chọn do một cuộc tuyển cử dân chủ như nhà sư
Thích Trí Quang và những tăng ni, phật tử của ông trong phe Phật giáo Ấn
Quang dự tưởng.
|