VIỆT NAM THỜI BÁO
Đảng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trong ngày
bầu cử?!
Mỹ Hòa
(VNTB) - Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã diễn ra hôm
Chủ nhật 23-5 vừa qua, cho thấy là một hành động duy ý chí của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Ngay
sau kỳ nghỉ ‘ăn lễ’ kéo dài 4 ngày vào cuối tháng tư kéo sang đầu tháng
năm, cả nước bắt đầu oằn mình chống chọi với đợt dịch bùng phát lần thứ
4. Hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh ‘thất thủ’ và kêu gọi sự hỗ trợ, giúp
sức của cả nước.
Trước đó và cả hiện tại, dịch bùng phát mạnh ở Campuchia, một quốc gia
có đường biên giới đường bộ, đường sông rất dài với miền Nam Việt Nam. Thế
nhưng gác ngoài tai mọi khuyến cáo chuyên môn của yêu cầu phòng chống
dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước Việt Nam duy ý chí vẫn tổ chức “Ngày hội
non sông” vào Chủ nhật 23-5. Tin
tức mới nhất, sáng 30-5, ngành Y tế TP.HCM tổ chức lấy mẫu xét nghiệm
tầm soát Covid-19 cho người dân trên địa bàn phường 14, quận Tân Bình.
Lý do: tại khu vực bầu cử này có hai trường hợp nhiễm, nên giờ đây 1978
cử tri phải xét nghiệm vì đối mặt với chuyện sẽ là những ca F1, tức có
thể bị cách ly tập trung.
Chính quyền TP.HCM hôm 30-5 thông báo đang bắt đầu kế hoạch lấy mẫu xét
nghiệm tầm soát Covid-19 toàn bộ cư dân thành phố, vì mầm bệnh được ghi
nhận đã có trong cộng đồng, với ca phát bệnh đã có từ ngày 13-5-2021,
nhưng mãi đến 27-5-2021 thì nhà chức trách mới phát hiện ra, khi những
người này đến bệnh viện để chữa trị.
Domino bắt đầu đổ. Việc
quy trách nhiệm công vụ ở đây được căn cứ vào
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, phiên bản tu chỉnh 2018. Việt
Nam cho đến nay vẫn đặt trong tình trạng đang có dịch Covid-19, đo đó về
điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành, thì sẽ thực thi theo nội dung
thuộc Chương III, IV, V của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Sự
kiện tập trung đông người như bầu cử hôm Chủ nhật 23-5 là vi phạm quy
định về khoảng cách tiếp xúc cần thiết trong giao dịch ở nơi tụ tập đám
đông – trên thực tế đây là những tiếp xúc gần với khoảng cách dao động
từ 0.3 đến 0.5m giữa cử tri với các nhân viên bàn làm thủ tục phát phiếu
bầu cử, đóng dấu xác nhận việc đã đi bầu… Tuy
nhiên vào ngày 22-5, trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế có bản tin
“Bộ
trưởng Bộ Y tế: Đảm bảo quyền bầu cử và an toàn phòng chống dịch cho cử
tri”. Theo đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long được cho rằng đã
phát biểu như sau: “Về
tổng thể chung, chúng ta đã kiểm soát tốt lây nhiễm COVID-19 nên cuộc
bầu cử sẽ diễn ra tốt đẹp. Chúng ta đã chuẩn bị các phương án cho các
tình huống tùy từng mức độ. Với
các địa phương không có trường hợp nhiễm, Bộ Y tế đã có kịch bản trong
vấn đề bầu cử, trong đó đã hướng dẫn kỹ lưỡng như không tổ chức quá đông
người, thực hiện đeo khẩu trang, giãn cách, đi một chiều, đảm bảo thông
khí phòng lây nhiễm trong nơi bầu cử. Đối
với cơ sở cách ly, Bộ Y tế cũng có kịch bản để đảm bảo quyền của cử tri
nhưng vẫn đảm bảo phòng chống dịch”. Phần
đầu của bài báo thể loại phỏng vấn, Bộ trưởng Y tế có dè dặt: “Chúng tôi
hy vọng trong vài ngày tới sẽ kiểm soát tốt tình hình dịch ở hai địa
phương này. Nếu kiểm soát tốt 2 tỉnh này thì chúng ta sẽ yên tâm hơn với
tình hình chung trên cả nước”. Hai
địa phương mà ông Nguyễn Thanh Long nhắc đến chính là Bắc Giang và Bắc
Ninh. Từ đó đến nay, Bắc Giang và Bắc Ninh tình hình ngày càng xấu xí
đi, đến mức mà như một thông báo mới đây cũng từ chính Bộ trưởng Y tế,
là đang xuất hiện một biến chủng mới ‘lai’ giữa biến chủng Covid tại Ấn
Độ với biến chủng Covid tại Anh. Biến chủng ‘lai’ này được cho là lây
lan nhanh hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn rất nhiều…
Domino vẫn đang đổ. Sài Gòn bắt đầu ‘phong thành’/ ‘lockdown’. Ai
sẽ là địa chỉ chịu trách nhiệm cuối cùng của việc tự cho mình quyền đứng
trên luật pháp, cụ thể là không màng cả đến tuân thủ
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, phiên bản tu chỉnh 2018 ngay
giữa làn sóng bùng dịch lần thứ 4 tại Việt Nam?. Điều
4.2, Hiến pháp 2013 ghi rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm
trước Nhân dân về những quyết định của mình. |