FB Tâm
Chánh
TỔNG BÍ THƯ ĐỖ MƯỜI
Tâm Chánh
Từ một
chuyên gia cải tạo XHCN đến nhà lãnh đạo đổi mới, Tổng bí thư Đỗ Mười là
một trường hợp độc đáo, vị trí chính trị của bản thân ông hầu như đối
nghịch với công trạng của ông trước đó.
Người cộng sản chính thống Thuộc
thế hệ những nhà hoạt động tiền khởi nghĩa, xuất thân nông dân, gia nhập
đảng cộng sản rồi trở thành lãnh đạo cao nhất ông Đỗ Mười là một hình
mẫu về một người cộng sản chính thống. Là một
người tù Hoả Lò nổi tiếng, là lãnh đạo kháng chiến ở vùng đồng bằng sông
Hồng, ông bước vào hàng ngũ lãnh đạo trung ương như một nhân tố đỏ đầy
năng lượng. Từ đó
cuộc đời cách mạng của Đỗ Mười gần như chỉ làm hai đại sự cải tạo quan
hệ sản xuất và đổi mới. Không
có một nhân vật chính trị nào ở Việt Nam có vốn liếng chính trị dày dạn
như Đỗ Mười trong việc phá bỏ quan hệ sản xuất bóc lột theo lý thuyết
công sản. Hoàn
thành cuộc kháng chiến chống Pháp ông được phân công bí thư lãnh đạo
công cuộc tiếp quản thành phố Hải Phòng nơi hiện diện quan hệ sản xuất
tư bản, với một tầng lớp công thương gia đại diện cho quyền lợi của giai
cấp bóc lột theo kinh điển. Hải Phòng khi đó cũng được chọn làm nơi tập
kết để hàng trăm ngàn đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Không
một nhà lãnh đạo thời kì đổi mới nào có kinh nghiệm nắm giữ những vị trí
then chốt của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa như ông, thứ trưởng rồi bộ
trưởng nội thương, chủ nhiệm ủy bạn vật giá nhà nước, chủ nhiệm ủy ban
kiến thiết cơ bản, bộ trưởng xây dựng. Ông là
người được giao chỉ huy xây dựng nhiều công trình lớn, nhất là công
trình xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong
10 năm làm phó thủ tướng, từ 1965, ông phụ trách mảng công việc trọng
yếu nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông chứng tỏ là một
nhà chỉ huy xuất sắc công trường thi công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
nhất là trên lĩnh vực công thương nghiệp.
Cải tạo Nhờ
vào kinh nghiệm đặc biệt phong phú này, ở vị trí phó thủ tướng, ủy viên
trung ương đảng, ông được phân công làm phó ban cải tạo công thương
nghiệp miền Nam cho ông Nguyễn Văn Linh, khi đó là Uỷ viên Bộ chính trị.
Liền sau các chiến dịch đánh tư sản được đánh giá chưa triệt để, ông
Nguyễn Văn Linh bị mất chức trong Bộ chính trị, bị điều động sang phụ
trách công tác tổng công đoàn rồi phụ trách công tác dân vận. Ông Đỗ
Mười trở thành Uỷ viên dự khuyết rồi Uỷ viên Bộ chính trị, trực tiếp làm
trưởng ban cải tạo công thương nghiệp miền Nam. Với chiến dịch X3 đánh
sập toàn bộ nguồn lực kinh tế tư bản ở miền Nam, ông Đỗ Mười đã nhất thể
hoá nền kinh tế quốc gia theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá chỉ huy,
chính thức áp dụng trong cả nước tình trạng kiểm soát ngăn sông cấm chợ.
Thời kì này cung cách quyết liệt xã hội chủ nghĩa của ông Đỗ Mười đã đi
vào sáng tạo dân gian với nhiều giai thoại, truyện kể trào phúng. Thậm
chí đích thân ông cũng từng nghe những giai thoại, chuyện kể này.
Ông là một tác giả và người nhiệt thành quảng bá các luận điểm “đấu
tranh ai thắng ai”, “đổi mới không đổi màu” “hoà nhập không hoà tan” vốn
rất phổ biến trong ngôn từ chính trị thời đổi mới . Ngay
sau Đại hội VI, tại hội nghị lần thứ hai, ông Đỗ Mười khi đó là Thường
trực Ban bí thư cung cấp cho TƯ những tài liệu về nguy cơ chệch hướng,
đổi màu khi trao quyền tự chủ cho xí nghiệp quốc doanh. Kết quả là nghi
định đổi mới cơ chế xí nghiệp quốc doanh phải sửa đổi lại theo hướng
cứng nhắc hơn. Công cuộc đổi mới trong thực tế ở tình trạng dùng dằng,
dậm chân tại chỗ nhiều năm sau đó. Giai đoạn này xuất hiện cuộc đấu
tranh chống đa nguyên đa đảng loại bỏ các quan điểm đổi mới khác với các
quan điểm chính thống, áp dụng các kỉ luật chống đảng, được coi là
nghiệt ngã, qui kết, với những nhà lãnh đạo đảng như Trần Xuân Bách,
Trần Độ hay ở địa phương như Nguyễn Hộ... do nêu những ý kiến bất đồng
về chính trị với lãnh đạo đảng. Giai
đoạn này cũng là giai đoạn tốc độ siêu lạm phát xuất hiện phi mã. Bị bao
vây cấm vận toàn diện lại đối diện thực tế hệ thống xã hội chủ nghĩa tan
vỡ, thị trường truyền thống sụp đổ, khủng hoảng kinh tế xã hội trầm
trọng khiến đất nước đã đến ngõ cụt.
Và đổi mới Cái
chết đột ngột của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng đã đưa đến vai
trò lãnh đạo công cuộc đổi mới của ông Đỗ Mười. Cuộc
bầu cử người giữ chức chủ tịch HĐBT thay ông Phạm Hùng tại Quốc hội đã
ghi nhận một cách thực tế tương quan chính trị trong đảng cầm quyền. Ông
Đỗ Mười thắng cử với trên 60%. Trên cương vị đổi mới, ông đã phối hợp
chỉ đạo chống lạm phát phi mã thành công và thực chất thúc đẩy công cuộc
đổi mới. Ông Đỗ
Mười là một nhà lãnh đạo kinh tế theo khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa, coi
trọng công nghiệp nặng và điện. Các qui hoạch khu công nghiệp có sự quan
tâm đặc biệt của ông Đỗ Mười. Ông Đỗ Mười cũng là người sáng kiến xây
dựng đường điện 550kv. Đặc
biệt, ông là người ủng hộ áp dụng internet . Không những thế ông còn sớm
học và sử dụng máy vi tính, thậm chí còn sớm hơn rất nhiều nhà báo ở
Việt Nam.
Trụ cột kiên định Nhưng
ông Đỗ Mười lãnh đạo đổi mới kinh tế trong khuôn khổ chính sách kinh tế
mới của Lê nin. Di sản
doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng là có trách nhiệm của Tổng bí thư Đỗ
Mười khi xác định doanh nghiệp nhà nước là thành phần kinh tế chủ đạo. Ông
cũng là nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm về chính sách đất đai, nhất là
kiên quyết không chấp nhận sở hữu tư nhân, một mực cẩn trọng theo quan
điểm truyền thống đất đai là tư liệu sản xuất của giai cấp nông dân.
Chính Tổng bí thư Đỗ Mười tạo ra tiền lệ trực tiếp dùng quyền uy của
mình buộc Quốc hội thông qua lại ngay khi vừa biểu quyết một điều khoản
của Luật đất đai theo hướng mở rộng hạn điền. Có thể
nói chính ông là người xác lập nền tảng nhận thức trong đảng về đường
lối kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với các trụ cột là kinh tế quốc
doanh đóng vai trò chủ đạo, sở hữu toàn dân về đất đai và độc quyền lãnh
đạo của đảng cộng sản. Ông là
người phát biểu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Tuy nhiên,
ông Mười không phải là người ủng hộ chủ trương Việt Nam gia nhập WTO. Ông
cũng nổi tiếng với cuộc tiếp con trai tướng Trần Văn Đôn và cuộc tiếp
tướng Nguyễn Cao Kì của chính quyền Sài Gòn, khi đưa ra phát biểu “gác
lại quá khứ, xoá bỏ hận thù, hướng tới tương lai” Ông
cũng là người sáng kiến xây dựng Qui chế thực hành dân chủ ở cơ sở và
thực hiện chính sách công nhận và chăm lo bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nổi
tiếng làm việc chăm chỉ, sâu sát thực tiễn, Tổng bí thư Đỗ Mười cũng là
một quan chức năng đọc sách và tự học. Mặc dù vậy, tư duy của ông là kết
quả nhận thức trong khuôn khổ lý luận phổ biến của hệ thống XHCN. Trong
niềm tin nhiệt thành của mình, ông Đỗ Mười nhiều lần trao đổi, chính
sách đổi mới như một sự quyền biến trong giai đoạn quá độ của những
người cộng sản. LƯU
Ý: Đã có
nhiều tự do hơn trong tiếp cận thông tin chính trị, nhưng thông tin về
chính các chính trị gia thường sơ lược và ít có cơ sở kiểm chứng khoa
học. Đó là
nguyên nhân dư luận xã hội cảm thấy bối rối mỗi khi tiễn biệt một nhân
vật chính trị, phải cái quan định luận. Bài
viết này cố gắng làm cái công việc bất khả ấy như một thực nghiệm, liệt
kê hành trạng của một nhân vật chính trị trong hệ thống quan điểm chính
trị của chính họ. |