TIẾNG DÂN
31-12-20
Năm 2020, phong trào đối kháng chấm dứt ở Việt Nam
Mở lời: Đây là một bài viết mang nghĩa
định tính, điểm lại những nhận thức và quan sát cá nhân, không phải là
một biên niên lịch sử 30 năm phát triển của phong trào dân chủ hóa Việt
Nam.
***
30 năm tìm hiểu dân chủ Buổi
sáng cuối năm cách đây 30 năm, tôi và một người bạn chuyện vãn trong một
quán cà phê yên tĩnh, khu quận 3, Sài Gòn. Chúng tôi bàn với nhau về mô
hình tam quyền phân lập của các nền dân chủ thế giới. Một khái niệm rất
bình thường, nhưng rất mới lạ với hai thanh niên mới lớn đang hưởng thụ
chút không khí tự do tư tưởng sau cải cách 1986, sau Cù lao Tràm, và dĩ
nhiên sau Thiên An Môn.
Người bạn rất thông minh của tôi kết luận: Thì cũng giống như trong nhà
mình, ông bố mình quyết định hết mọi thứ thì sẽ có lúc sai mà không ai
thấy. Người bạn tôi sau này giữ chức trưởng khoa tại một trường đại học
ở Sài Gòn, anh là một trong số ít những trưởng khoa không phải đảng viên
của trường đó. 30
năm nhìn lại, chúng tôi thấy chừng ấy thời gian là quá đủ cho những
người Việt Nam hiểu về sự cân bằng cần thiết của hành pháp và lập pháp,
đôi khi đi đến chỗ đối lập nhau nữa, để tránh cái câu mà người Việt nào
cũng biết, đừng có vừa đá bóng, vừa thổi còi. Sang
đến Mỹ, chúng tôi ngây ngất vì nguyên tắc tuyệt vời của việc bổ nhiệm
các vị thẩm phán của Tối cao Pháp viện. Một vị tổng thống có quyền cao
nhất trong tám năm, nhưng bổ nhiệm vị thẩm phán làm việc trọn đời, sẽ
làm việc với các vị tổng thống có những quan điểm trái ngược nhau. Kiểm
soát và cân bằng, một quy trình tự động trong một thể chế xã hội dân sự
rộng mở, được củng cố thêm bằng quyền lực tự do của báo chí. Tri
thức về xã hội dân chủ mà chúng tôi có được đó không phải là điều gì đặc
biệt đối với người Việt Nam ngày nay. Người ta có thể có được nó bằng
cách lên mạng tìm đọc, bằng sự tiếp xúc với hàng ngàn người từ nước
ngoài về, thậm chí có thể bằng nguồn từ báo chí của Đảng Cộng sản nữa. Độ
dăm năm sau ngày chúng tôi chuyện vãn trong quán cà phê ở Quận 3, các
cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra lần đầu tiên tại Sài Gòn, Hà Nội.
Các khuôn mặt bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền cộng sản bắt đầu
xuất hiện. Người ta công khai đòi hỏi đa nguyên, đa đảng, đòi hỏi thiết
lập mô hình tam quyền phân lập. Tất
cả tạo nên một hy vọng, có lúc mong manh, có lúc rất rộn rã cho tương
lai dân chủ tươi sáng của Việt Nam.
Những lúc mong manh chúng tôi thấy, phong trào dân chủ hóa có những lợn
cợn gì đó mà chúng tôi chưa rõ. Những lúc rộn rã, những lợn cợn ấy bị
che lấp đi. Hy vọng và hy vọng. Bước
lùi Thế
rồi, nền dân chủ lớn bậc nhất thế giới, thuộc loại lâu đời nhất thế
giới, ngọn hải đăng của thế giới tự do,… thực hiện một bước lùi, để cho
một tay con buôn, hoạt đầu, lên cầm quyền.
Nguyên nhân thì có nhiều, thế giới cũng có, nội tại nước Mỹ cũng có, đưa
đến kết quả là hơn 350 ngàn người Mỹ chết vì đại dịch, nhưng quan trọng
hơn hết là cả một khái niệm tam quyền phân lập bị thử thách nghiêm
trọng, với những định chế lâu đời của nền dân chủ: Quốc hội, Tòa Án,
Báo chí, và cả chính quyền hành pháp bị tấn công tứ bề.
Phong trào dân chủ hóa Việt Nam, nhanh hơn sự xói mòn của các định chế
Mỹ, sụp đổ tan tành.
Đầu
tiên là các kênh “truyền thông chống cộng” tại hải ngoại, những tưởng là
nơi khuếch trương những giá trị dân chủ để tiếp sức cho phong trào trong
nước, nhưng lại là những nơi tuyên truyền tin vịt, thuyết âm mưu, tấn
công vào chính những định chế dân chủ của nước Mỹ. Điều tệ hại là những
kênh “truyền thông” này đôi khi xuất phát từ chính những người từng bị
chế độ cộng sản bỏ tù. Tiếp
theo là những gương mặt đấu tranh dân chủ vang bóng một thời trong nước
lên tiếng chỉ trích cuộc bầu cử Mỹ là gian lận, giả hiệu, hô hào thiết
quân luật, đả phá Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là hèn nhát, tấn công báo chí
tự do của Mỹ… Họ nói những điều giống y hệt những người cộng sản nói
trong mấy chục năm qua.
Năm 2020 là năm chấm dứt phong trào đối kháng trong nước Nguyên nhân có hai phần,
một là sự đàn áp của bộ máy cộng sản khổng lồ, và kế đến là sự hủy hoại
của chính những người được gọi là những nhà đấu tranh dân chủ. Họ
không tôn trọng những giá trị dân chủ mà trước đó họ nói rằng họ đấu
tranh để giành lấy. Nước
Mỹ qua cơn nháo nhào cũng định thần trở lại với thắng lợi của Joseph
Biden và Kamala Harris.
Quyết định của các tòa án, từ cấp tiểu bang, liên bang, cho đến Tối cao
Pháp viện, vất bỏ những vụ kiện nhảm nhí của Donald Trump, là một minh
chứng cho sự hợp lý của định chế tam quyền phân lập. Nói
như thượng nghị sĩ Bernie Sanders, đã là dân chủ thì nhìn sẽ thấy nó lộn
xộn thôi, hay nói như một nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Pháp, ông
Nguyễn Gia Kiểng: Donald Trump chỉ là cái ngoặc đơn của nước Mỹ. Thế
còn Việt Nam? Năm 2020 có phải là một cái ngoặc đơn của dân chủ hóa Việt
Nam?
Phong trào dân chủ hóa Việt Nam bị rơi vào cái ngoặc đơn của Donald
Trump một cách thảm hại. Theo
chủ quan của tôi, đó không phải là một cái ngoặc đơn, mà là một cuộc
thay máu vĩ đại cho phong trào dân chủ hóa Việt Nam, như tôi đã viết
trước đó trên diễn đàn này: Những điều bậy bạ và phản dân chủ của Donald
Trump là liều thuốc cực mạnh cho phong trào này, giúp nó gạn đục khơi
trong, để bước vào một giai đoạn mới. Chúng ta vẫn chưa biết
giai đoạn mới này là gì, nhưng là người luôn hy vọng và tích cực, tôi
cho rằng rồi sẽ tốt hơn, vì chúng ta đã thấy được cái xấu mà trước
đây chúng ta chưa thấy. Nhìn
qua căn nhà người láng giềng của tôi, họ vừa treo một cái bảng trong sân
nhà để mừng năm mới: Everything Is Going to Be OK! |