SÀI GÒN NHỎ
Chính quyền một tỉnh của Hàn Quốc gợi ý các lão nông chọn cưới nữ du
học sinh Việt Nam
NHƯ HỒ
Theo The Korea Times ra ngày 28-5-2021, chính quyền thành phố
Mungyeong, tỉnh Bắc Gyeongsang đang vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm
bảo vệ quyền phụ nữ và người nhập cư, vì cổ xúy cho chiến dịch khuyến
khích nam nông dân lớn tuổi kết hôn với nữ du học sinh Việt Nam, cho đỡ
tốn công tìm kiếm.
Chiến dịch này mô tả đủ để hiểu rằng các ông nông dân độc thân lớn tuổi
có thể tìm thấy niềm vui đời sống bằng cách chọn kết hôn với một nữ du
học sinh Việt Nam trẻ. Việc kết hôn đó sẽ lợi cả đôi đường: các ông
không bị tốn kém vào dịch vụ môi giới và không phải đi xa để cưới vợ,
trong khi các nữ du học sinh Việt Nam được đánh giá là rất muốn ở lại
Hàn Quốc một cách hợp pháp. Các
nhóm nhân quyền ở Hàn Quốc đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ về gợi ý này
của chính quyền thành phố Mungyeong, vì họ cho rằng một chiến dịch như
vậy rõ ràng là phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử, không chỉ chống
lại một quốc gia cụ thể, mà còn chống lại tất cả phụ nữ nhập cư và du
học sinh sống ở Hàn Quốc.
Trung tâm Nhân quyền Di cư cho Phụ nữ Hàn Quốc vào hạ tuần tháng 5 cho
biết, họ đã tìm thấy tài liệu quảng cáo trực tuyến của thành phố
Mungyeong cho chiến dịch vào giữa tháng 4, trong đó chính quyền thành
phố nhắm tới việc giúp các nam nông dân “lớn hơn tuổi kết hôn” có thể
tìm thấy cơ hội kết hôn dễ dàng, là các nữ sinh viên Việt Nam. Ở
đây, cụm từ “lớn hơn tuổi kết hôn” dĩ nhiên là để nói khéo về một tầng
lớp các người già Hàn Quốc còn nhu cầu sinh lý nhưng vợ đã qua đời, hoặc
do nghèo khó nên chưa lấy được vợ. Hiện tượng này vốn vẫn diễn ra ở các
vùng nông thôn xa xôi của Hàn Quốc, dẫn đến hiện tượng “mua cô dâu” từ
đầu thế kỷ 21 đến nay.
Chính quyền thành phố Mungyeong giải thích rằng, chiến dịch này được
thực hiện nhằm góp phần đẩy lùi sự suy giảm dân số và sự lão hóa của xã
hội Hàn Quốc, cũng như sẽ giảm thiểu được các vụ buôn người, thông qua
kết hôn giả.
Trong tài liệu, chính quyền thành phố cũng yêu cầu các công ty môi giới
hôn nhân quốc tế th gia hợp tác giúp giải quyết cho hiện trạng “già” và
“cô đơn” này của các nông dân Đại Hàn. Tuy
nhiên các nhóm nhân quyền đã đệ đơn lên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn
Quốc để chống lại chương trình này của chính quyền thành phố Mungyeong.
Một người của chiến dịch chống lại cách khuyến khích kết hôn này, nói: “Sáu
mươi ba nhóm công dân khác nhau, bao gồm Đường dây nóng Phụ nữ Hàn Quốc,
cùng với 144 cá nhân, đã tham gia vào việc gửi đơn kiến nghị. Chúng
tôi tin rằng chiến dịch của chính quyền thành phố Mungyeong đã vi phạm
quyền bình đẳng của phụ nữ nhập cư cũng như quyền mưu cầu hạnh phúc của
họ ở Đại Hàn”. Một
sinh viên Việt Nam tham gia cuộc họp báo chung, diễn ra trước chiến dịch
chống khuyến khích kết hôn, đã nói việc nhắm vào mục tiêu kết hôn của
sinh viên Việt Nam, là kết quả của những định kiến tiêu cực. Chính
sách này lộ rõ ý nghĩ cho rằng phụ nữ Việt Nam đến Đại Hàn chỉ là để cố
gắng kết hôn với người Đại Hàn.
“Chúng tôi, những sinh viên đang giữ visa du học, đến Đại Hàn để nhận
được nền giáo dục chất lượng cao và theo đuổi ước mơ của mình“,
sinh viên này nói. “Tôi chân thành kêu gọi chính quyền Mungyeong rút
lại chiến dịch. Kết hôn nên là sự lựa chọn của chính các cặp vợ chồng và
do đó, chính quyền địa phương không nên coi một nhóm người cụ thể chỉ
đơn giản là một phương tiện để tăng dân số”. Sự kiện này có thể khiến
cho những công dân từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa không khỏi
ngậm ngùi cho đất nước và dân tộc mình. Vào thập niên 50 và 60 của thế
kỷ 20, Đại Hàn Dân Quốc là quốc gia thuộc hàng nghèo nhất nhì Châu Á.
Chính phủ và người dân Đại Hàn (cùng nhiều nước khác của Châu Á) đã xem
Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là một đích đến của mơ ước. Theo tài liệu thống
kê của tổ chức ECAFE (tiền thân của ESCAP thuộc Liên Hợp Quốc) vào
năm 1954, GNP bình quân đầu người của Việt Nam Cộng Hòa là 117 USD trong
khi đó Thái Lan vào năm 1952 là 108 USD, còn Nam Dương là 88 USD. Với
dân Đại Hàn thì đến năm 1955 mới đạt được con số 55 USD. Sau
non nửa thế kỷ bị cưỡng ép “tiến lên” Chủ Nghĩa Xã Hội, người Việt Nam
hôm nay bị chính quyền một thành phố nhỏ của Đại Hàn coi thường đến như
vậy, trong khi chóp bu Ba Đình thì vẫn huyênh hoang “đất nước
chưa bao giờ được như thế này”. |