SÀI GÒN NHỎ
‘Hương vị quê nhà’ trong ẩm thực của cộng đồng người Việt nhập cư
Little Saigon ở Orange Couty không chỉ là cộng đồng có đông người
Việt nhất ở Hoa Kỳ, mà từ lâu còn nổi tiếng với những khu ẩm thực Việt –
như San Jose, Houston hay New Orleans ngày nay.
Brodard – nhà hàng Việt Nam nằm trong Mall of Fortune ở Garden Grove,
trong khu Little Saigon nổi tiếng với món nem nướng…không thể lẫn vào
đâu được. Từ
trước đại dịch, thương hiệu Brodard phát triển đến ba địa điểm. Đồng sở
hữu là Chau Dang-Haller, và chị gái Lisa Dang, nay đều đã trên 50 tuổi.
Dang-Haller nói với KCET:
“Là những người tị nạn [khi chúng tôi] đến [Hoa Kỳ] vào năm 1986, chúng
tôi không đến đây để mở một nhà hàng.” Mục
tiêu chính của họ là được học hành. Cha mẹ họ, ông bà Diane Nguyễn và
Thương Đặng, từng điều hành một tiệm bánh ba thế hệ ở Việt Nam, nên khi
sang Mỹ cũng muốn mở một cơ sở kinh doanh nhỏ để sinh sống. Dang-Haller
nói: “Điều đó cũng giống như bất kỳ gia đình nào khác đang cố gắng tồn
tại ở Mỹ, và để đạt được mục tiêu là làm việc và nuôi sống con cái [để
chúng có thể được học hành]. Câu
chuyện về sự sống sót của gia đình cô ở một “quê hương mới” có thể gây
được tiếng vang đối với nhiều gia đình nhập cư Việt Nam, những người
trải qua biết bao khó khăn khi chạy trốn khỏi đất nước bị chiến tranh
tàn phá, sang một một nơi hoàn toàn xa lạ. Nhiều người Việt Nam nhập cư,
như gia đình họ Đặng-Nguyễn tìm ra cách để sinh sống mà vẫn giữ được
truyền thống, bằng cách mở các nhà hàng, phục vụ các món ăn luôn gợi nhớ
về quê hương.
Những làn sóng di cư của người Việt
Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ năm 1955 đến năm 1975, là một cuộc xung
đột kéo dài và tàn khốc giữa chính quyền cộng sản miền Bắc Việt Nam,
được các đồng minh như Liên Xô và Trung Quốc hậu thuẫn, chống lại chính
phủ miền Nam Việt Nam, vốn có sự hỗ trợ của các nước như Hoa Kỳ, Úc và
Thái Lan. Cuộc
chiến bùng nổ khi chế độ cộng sản miền Bắc Việt Nam chiếm được Sài Gòn ở
miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chính phủ Hoa Kỳ ước tính rằng
trong 20 năm xung đột đó, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 3
triệu người, trong đó có 2 triệu thường dân và 58.000 quân nhân Mỹ. Đã
có 11 triệu người Việt Nam tị nạn và tìm kiếm một “ngôi nhà mới” tại Hoa
Kỳ. Làn sóng tị nạn đầu tiên diễn ra ngay sau khi Sài Gòn thất thủ năm
1975, với một nhóm chủ yếu bao gồm tầng lớp có học và giàu có, những
người có quan hệ với chính phủ miền Nam Việt Nam hoặc quân đội Hoa Kỳ và
lo sợ bị đàn áp chính trị. Làn sóng thứ hai, diễn ra từ năm 1977 đến năm
1982, đưa những người tị nạn được mệnh danh là “thuyền nhân” do họ liều
lĩnh đi thuyền qua các vùng nước nguy hiểm để xin tị nạn ở các nước
khác, đồng thời có nguy cơ bị chết, bị cướp và bị hãm hiếp. Nhiều người
trong số họ là người gốc Hoa ở các vùng nông thôn, chạy trốn khỏi sự đàn
áp ở Việt Nam, có trình độ học vấn thấp hơn so với nhóm đầu tiên. Và làn
sóng thứ ba diễn ra trong những năm 1980 và 1990, chủ yếu là các tù nhân
chính trị và con lai Việt Nam.
Trinh “Lilly” Vương, người đồng sở hữu và điều hành quán cà phê Lilly’s
Cafe rất nổi tiếng ở New Orleans cùng gia đình, cho biết họ là “thuyền
nhân”. Gia đình cô nhiều lần vượt biên, nhưng không thành công. Cuối
cùng, một nhà thờ Thiên chúa giáo ở Falls Church, Virginia bảo lãnh cha,
anh trai và Lilly sang Mỹ vào năm 1982. Mãi nhiều năm sau, gia đình cô
mới được đoàn tụ.
Hương vị quê nhà
Phương Nguyễn, tác giả cuốn “Becoming
Refugee American: The Politics of Rescue in Little Saigon,” cho
biết: “Người tị nạn Việt Nam, bất kể ở vị trí nào khi còn ở trong nước,
nói chung, đều là tầng lớp lao động ở đây, đặc biệt với những người mới
qua.” Mở
nhà hàng là bước đi hợp lý tiếp theo của nhiều người Việt nhập cư “một
phần vì đó là văn hóa châu Á phổ biến ở đất nước này,” Phương nói. Theo
ông, cái hay của việc mở nhà hàng là nó ít cần được đào tạo chính thức,
hầu như không cần chứng chỉ hay chuyên nghiệp hóa.
“Những câu chuyện của người nhập cư đều xoay quanh các món ăn từ quê
hương, và khi thiếu, người ta lại càng nhớ nhiều hơn,” Erica J. Peters,
giám đốc tổ chức phi lợi nhuận chuyên về ẩm thực Culinary Historians of
Northern California, nói. Càng
nhớ, người Việt tị nạn càng muốn làm “sống lại” những gì đã qua, những
món ăn truyền thống họ được hưởng thức ở quê nhà, càng thúc đẩy họ phải
tìm cách thiết lập những “hương vị ẩm thực” ở quê hương thứ hai này. Cũng
chính niềm khao khát đó khiến Bình Nguyễn thành lập Phở Hòa, một thương
hiệu phở thành công lần đầu tiên có mặt ở San Jose. Phở Hòa hiện đã mở
rộng ra hơn 70 cơ sở ở bảy tiểu bang. “Sau cuộc di cư ồ ạt của người
Việt vào năm 1980, chúng tôi muốn mang lại cảm giác ấm áp tình quê hương
cho những người Việt phải bỏ xứ ra đi,” Quốc Phan, chủ tịch của chuỗi
nhà hàng Phở Hòa cho biết. Gia
đình Phan được một nhà thờ ở Detroit bảo lãnh vào năm 1981. Phan cho
biết Phở Hòa là nhà hàng Việt đầu tiên trong ngành công nghiệp thực phẩm
châu Á cho nhượng quyền vào thời điểm đó. “Năm 1986, bước đi thông minh
nhất của chúng tôi là phát triển và sản xuất hỗn hợp gia vị độc quyền,
giúp chúng tôi trở nên khác biệt với các thương hiệu khác mà vẫn giữ
được hương vị quê nhà,” Phan nói.
Chìa khóa của sự thành công Theo
Viện Chính Sách Di Trú (MPI), đến năm 2014, Mỹ có 1,3 triệu người Việt
nhập cư, sống tập trung nhiều nhất ở các khu vực đô thị lớn hơn Los
Angeles, San Jose và Houston,… Tuy nhiên, phải mất một thời gian trước
khi những cộng đồng người Việt này hình thành và phát triển mạnh như
hiện nay. Jeanne Batalova, một nhà phân tích chính sách cấp cao tại MPI,
nói với KPCC, các tiểu bang như California, Texas và Louisiana có thời
tiết ấm hơn, có nhiều cơ hội việc làm và có thể đánh bắt cá là những đặc
điểm thu hút ngày càng nhiều gia đình Việt. John
Nguyen, 38 tuổi, chủ sở hữu Cajun Kitchen ở Houston’s Chinatown cho biết
sau cơn bão Katrina, có một làn sóng người Việt ở New Orleans chuyển đến
Houston. Người đi, “ẩm thực” đi theo. Các món tôm hấp kiểu Louisiana
được kết hợp với hương vị và nguyên liệu Việt, như bơ tỏi và sả, lá
nguyệt quế và nước cam quýt, là món ăn đắt khách ở Cajun Kitchen. John
cho biết khi The Boiling Crab – chuỗi nhà hàng phổ biến ở Nam và Bắc
California, lần đầu tiên được mở ở Houston vào năm 2005. John Nguyễn tự
tin nói “Viet-Cajun crawlfish” là sự kết hợp độc đáo khởi đầu từ
Houston. Gia
đình anh là một trong số ít những người nhập cư đến Na
Uy sau chiến tranh; mãi đến năm 2000, họ mới chuyển đến Houston. Cô
chủ quán Lilly’s Café, cùng chồng là đầu bếp Kiệt Lê, hàng năm đều về
Việt Nam để “cập nhật” về cách nấu phở ngon nhất. Nhà hàng của cô được
nhiều người nổi tiếng ghé thăm như giám khảo Aaron Sanchez của Chopped
TV, nam tài tử John Goodman,…“Ai cũng có thể nấu phở, nhưng không phải
ai cũng nấu được tô phở ngon, vì cần có sự kiên nhẫn và tâm huyết. [Nó]
không chỉ đổ nước và một vài mẩu xương vào, rồi thành một món mà bạn gọi
là ‘phở,’” Lilly nói. Với
Dang-Haller, cô luôn coi ẩm thực giống thời trang, và tin rằng hai lĩnh
vực này phải tuân theo xu hướng, luôn tươi mới và độc đáo. Đó là lý do
tại sao họ rất thành công tại Brodard. Ngoài ra, các chủ nhà hàng Việt
tin rằng chìa khóa thành công của họ là làm việc chăm chỉ. Dang-Haller
nói: “Là người nhập cư, chúng tôi biết rằng nếu bỏ học hoặc không làm
việc chăm chỉ, chúng tôi sẽ không thể tồn tại. Không ai cho chúng tôi
thứ gì.”
Lilly cho rằng gia đình là nền tảng của mọi thứ, nhưng cô đồng ý rằng
chăm chỉ là đức tính quý của người Việt. “Tôi không nói những người khác
thì biế |