THỜI BÁO (Đức)
31-5-21

Chi 4.000 tỷ dựng kịch bầu cử, giờ dịch bùng phát – Nguyễn Phú Trọng trở thành tội đồ

Bầu cử ở Việt Nam là một vở kịch, đã bầu cử mà còn cơ cấu. Tất cả 500 đại biểu quốc hội đã được đảng cơ cấu và mặt trận tổ quốc thông qua 3 lần hội nghị hiệp thương đã chốt danh sách. Một quốc hội với hơn 95% là đảng viên ĐCS, và không hề có đối lập. Không có cạnh tranh thì tổ chức bầu cử làm gì?

Người dân Việt Nam trong suốt 76 năm nay bị ĐCS làm cho ngu muội. Người dân lớn lên dưới mái trường XHCN rồi khi đủ tuổi công dân bị ép đi bầu một cách cưỡng bức mà họ không hiểu gì về bản chất của bầu cử cả. Mỗi người dân cầm lá phiếu chọn người rồi bỏ vào hòm phiếu mà không biết những con người trên lá phiếu đó là ai.

Dưới chế độ CS, người dân chỉ được đưa ra bản tóm tắt tiểu sử của đại biểu một cách sơ sài rồi bắt dân bầu mà dân không hề biết người mà minh bỏ phiếu kia họ có cam kết vì mình hay không?

Thực ra những lá phiếu của người dân dù gạch bỏ hết những người trong phiếu đấy thì họ vẫn trúng cử. Bầu là việc của người dân còn cho ai trúng cử là quyền của đảng. Người dân đi bầu, ứng viên là người của đảng và đảng tự kiểm phiếu thì ai biết việc kiểm phiếu kia đúng hay sai?

Thực tế, đảng có thể chỉ định đại biểu quốc hội rồi họ thành đại biểu và tự họp tự bàn với nhau. Điều đó cho thấy vở kịch bầu cử là không cần thiết. Được biết, để tổ chức bầu cử trong một ngày thôi thì đảng đã chi tiêu hết gần 4.000 tỷ đồng. Một con số rất lớn.

Bầu cử quốc hội là vở kịch mà người dân không muốn diễn, họ bị ép diễn mà chi phí lại là tiền của dân. Vở kịch này đảng để vứt đi nhưng đảng không làm, đảng buộc dân phải diễn để che lấp mộ mặt độc tài của chế độ.

Trong quốc hội mới, người dân không hề có tiếng nói nào cả, vậy thì cần gì lập quốc hội?

Đảng bất chấp sinh mạng dân

Ngày 23/5 vừa qua, mạng xã hội cảnh bảo về cuộc tập họp bầu cử không cần thiết, vì đang trong mùa dịch. Đảng buộc dân đi bầu nghĩa là xem thường sinh mạng người dân.

Một vở kịch vô nghĩa mà đảng xem còn giá trị hơn cả sinh mạng người dân thì hằng ngày đảng rêu rao khẩu hiệu “nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân để làm gì?”.

Được biết hiện nay, dịch đang bùng phát nghiêm trọng và chính quyền phải vất vả chống đỡ. Tình hình trở nên nguy cấp hơn bao giờ hết. Nếu dịch bùng phát thì đó là lỗi của ĐCS chứ không ai khác.

Được biết, chiều 27/5, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện; Phòng Y tế TP Thủ Đức và các quận huyện; các phòng khám đa khoa trên địa bàn TP.HCM về việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Tình hình khẩn cấp đến mức ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tạm ngưng dịch vụ làm đẹp, tiệm hớt tóc, gội đầu; tạm dừng hoạt động của các nhà hàng trong khách sạn.

Các nhà hàng ăn uống phải ngưng hoạt động, cơ sở lưu trú kinh doanh theo mô hình Homestay, AirBnb không được nhận khách mới… từ 0h ngày 28/5.

Tại Hà Nội cũng nguy cấp không kém. Cũng trong ngày 27/5 Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội yêu cầu người dân không mở cửa kinh doanh ăn uống, cà phê khi chưa có quyết định của thành phố; không tụ tập buôn bán chợ cóc, chợ tạm; bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường và chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết.

Các chuyến bay đón công dân hồi hương và chuyên gia nước ngoài sẽ tạm thời không hạ cánh ở Tân Sơn Nhất do diễn biến của dịch Covid-19 tại TP.HCM.

Khoảng 90.000 công nhân tại Bắc Ninh và 150.000 công nhân tại Bắc Giang đang có nguy cơ lây nhiễm cao và chính quyền đang phải cố gắng mua vaccine chích cho nhóm công nhân này trước để hạn chế bùng phát.

Bộ Y tế thông báo ca tử vong 46 liên quan đến COVID-19, bệnh nhân từng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Nếu dịch bùng phát như Ấn Độ ai chịu trách nhiệm?

Nhiều đợt dịch trước, chính quyền CS Việt Nam đã dập dịch thành công. Ngoài nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền thì còn có yếu tố may mắn. May mắn là lượng người nhiễm chưa vượt sức chịu đựng của hệ thống y tế Việt Nam. Nếu vượt qua thì hiện tượng dịch bùng phát sẽ như thác lũ và không thể nào dập nổi. Ngay cả quốc gia có trình độ y học cao như Mỹ mà còn không kiểm soát nổi thì khi gặp cảnh dịch bùng nổ như thác lũ Việt Nam làm sao dâph dịch cho nổi?

Từ nay cho đến khi có vaccine đại trà thì không thể nói trước được điều gì. Việt Nam vẫn có thể bị bùng phát dịch bất kỳ lúc nào. Từ khi bầu cử, dịch phải chờ một thời gian ủ bệnh thì sau đó nó mới bùng phát. Người dân đang lo sợ và theo dõi tình hình rất sát sao.

Tình hình nguy cấp, chiều 27/5, ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến với Bắc Ninh và Bắc Giang về công tác phòng, chống dịch hiện nay. Tại hai tỉnh này dịch đang bùng phát khá mạnh. Sức người thì có hạn mà cơn dịch khi bùng phát thì nó phát triển đến vô hạn. Dùng tiền dân diễn kịch rồi làm cho dân nhiễm bệnh thì đúng là tội lớn không gì bằng.

Công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ của chính phủ, còn ban bí thư ra chủ trương nhưng vẫn cứ xem quyền lợi đảng mà ra quyết định còn quyết định đó ảnh hưởng gì đến dân thì đảng cũng chẳng quan tâm.

Câu hỏi đặt ra là, nếu như sau bầu cử, dịch bệnh bùng phát như Ấn Độ thì ai chịu trách nhiệm? Trước hết, nói về tập thể thì ĐCS phải chịu trách nhiệm, còn nói về cá nhân thì ông Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm. Chính ông là người đứng đầu đảng mà xem vở kịch vô nghĩa cao hơn sinh mạng của người dân.

Vở kịch làm người dân mất gần 4000 tỷ, thay vì dẹp vở kịch bầu cử dùng số tiền đó để mua vaccine chích cho dân thì còn có ích hơn. Tuy nhiên đảng không bao giờ làm như thế, vì từ bao năm nay đảng vẫn xem mạng dân như cỏ rác. Những gì thuộc về quyền lợi của dân đảng không quan tâm, đảng chỉ quan tâm tới những gì thuộc quyền lợi của đảng.

Lãng phí tiền dân nhưng lại xin tiền mua vaccine

Được biết, ngày 27/5, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức phát động đợt quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 theo hình thức trực tuyến trên toàn quốc.

Theo như báo chí thông báo thì đợt phát động này nhằm vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước tiếp tục góp tiền Đảng, Nhà nước mua vaccine chống dịch. Tiền ngân sách thì dọ dùng 4000 tỷ để tổ chức bầu cử vô nghĩa trong khi đó mà không mua vaccine. Việc mua vaccine cứ như là không phải trách nhiệm của nhà nước vậy.

Tham dự lễ phát động toàn là những ngương mặt tai to mặt lớn như: Nguyễn Xuân Phúc – chủ tịch nước; Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng ban dân vận trung ương; Đỗ Văn Chiến – Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc; Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ y tế…

Cuối lễ phát động, đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã trao tiền ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19 cho Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Ngoài ra Đài truyền hình Tp. HCM – HTV còn tổ chức Quỹ “Chung một tấm lòng” để quyên góp tiền từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thông qua việc ủng hộ kinh phí để mua vaccine.

Thực ra mua vaccine từ tiền quyên góp thì nói cho cùng việc mua vaccine đấy cũng là người dân giúp người dân có vaccine chứ nhà nước có trích ngân sách lo cho dân đâu? Nhà nước chỉ là kẻ trung gian đứng ra quyên góp rồi mua vaccine. Đấy là chưa nói tới vấn đề minh bạch trong việc tổ chức gây quỹ này. Tiền qua tay mặt trận tổ quốc người dân không tin tưởng. Tiền quyên góp thì nhiều mà chi ra cho dân không được bao nhiêu, nó giống như việc cứu trợ đồng bào lũ lụt miền trung trong những ngày mưa bão vậy.

Đã đến lúc người dân phải hỏi, trách nhiệm của đảng ở đâu mà dùng tiền ngân sách cho việc làm vô nghĩa còn việc chích ngừa cho dân thì để dân tự xuất tiền lo cho dân? Hỏi cũng là trả lời, ĐCS là một tổ chức xem dân không có chút trọng lượng gì cả.

Trần Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)