"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị
BBC 12-1-14'Phải dùng luật thay ngoại giao với TQ'Quốc Phương BBC Việt ngữ Việt Nam không thể trông chờ vào biện pháp 'ngoại giao' vốn dựa trên 'nhân nhượng', cố giữ 'hòa hiếu' khi đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông từ tay Trung Quốc, theo một chuyên gia công pháp quốc tế và luật biển từ Hà Nội. Các động thái ngoại giao trong suốt nhiều năm qua tỏ ra 'không hiệu quả' khi vẫn không thể buộc Trung Quốc trao trả lại chủ quyền trên hai quần đảo này cho Việt Nam, theo PGS. TS Nguyễn Bá Diến, Trưởng Bộ môn Công pháp Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trao đổi với BBC hôm 12/01/2014, Phó Giáo sư Diến, người tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án cấp quốc gia về pháp lý chủ quyền cho VN nhấn mạnh trong tình hình Trung Quốc quyết 'phớt lờ' và 'coi thường' các 'nguyên tắc cơ bản' của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước luật biển 1982, Việt Nam phải 'cương quyết' hơn và sử dụng 'con đường pháp lý.' Ông nói: "Ngoại giao chỉ là một kênh thôi, còn đất đai lãnh thổ là quyền thiêng liêng, vô giá. Đấu tranh bằng ngoại giao để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ chỉ là một kênh, mà thường ra không hiệu quả, theo quan điểm của chúng tôi là không hiệu quả, "Nếu mà cứ căn cứ vào kênh ngoại giao để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thì xem chừng không cẩn thận lợi bất cập hại, nó chỉ là một kênh." Ông giải thích: "Chủ quyền quốc gia là vấn đề tối thượng, một thành tố vật chất để tồn tại quốc gia, mà ngoại giao tức là nhân nhượng, là thương lượng và đàm phán, cho nên người ta khó mà làm được chuyện đó (đòi chủ quyền)." Luật gia tin rằng con đường duy nhất đấu tranh đòi chủ quyền hiệu quả của Việt Nam là dựa trên luật pháp quốc tế. Ông gợi ý: "Việt Nam có thể đưa vụ việc ra trước Liên Hợp Quốc, nặng hơn, chúng ta (VN) có thể đưa ra trước bất kỳ một cơ quan tài phán quốc tế nào, Tòa án Luật Biển, rồi Trọng Tài theo phụ lục 7 Công ước Luật Biển 1982, Trọng Tài Đặc Biệt theo mục 8 Công ước Luật Biển 1982, hoặc trước bất kỳ một cơ quan trọng tài nào." 'Con đường dứt điểm'Theo PGS Nguyễn Bá Diến, vì hành vi của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng 'ngang ngược', việc đàm phán ngoại giao sẽ 'không dễ dàng' và Việt Nam sẽ buộc phải dùng biện pháp khác mà ông hy vọng là hữu hiệu hơn. Ông nói: "Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép 40 năm qua, Việt Nam đã bao nhiêu lần đề xuất đàm phán, thương lượng, nhưng phía Trung Quốc từ chối, ví dụ như vậy và sau này họ còn ngang ngược đánh chiếm thêm một số đảo, thí dụ sự việc năm 1988." "Rõ ràng là việc thương lượng đàm phán trong vấn đề lãnh thổ, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa không dễ dàng. "Trung Quốc rõ ràng đã đánh chiếm, xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 40 năm qua rồi, nhưng... ngày càng cố tình phớt lờ yêu sách đòi hỏi trả lại (chủ quyền) của Việt Nam bằng biện pháp hòa bình, bằng thương lượng, từ chối." Chuyên gia khẳng định: "Thế cho nên chỉ có con đường pháp lý, chỉ có con đường chính trị quốc tế, pháp lý quốc tế mới có thể giải quyết một cách thỏa đáng, dứt điểm được vấn đề này, "Mà tôi nghĩ không chỉ có vấn đề tranh chấp ở trên Biển Đông mà trên thực tiễn ở Đông Nam Á, người ta cũng đã đưa tranh chấp của Malaysia với Singapore, rồi Malaysia với Indonesia, người ta cũng đã đưa ra Tòa án Quốc tế và ngay cả (vụ) Đền Preah Vihear của Thái Lan và Campuchia người ta cũng đưa ra Tòa án Quốc tế đấy chứ. Phó Giáo sư Diến cho hay hiện có hai luồng quan điểm trong nước về việc Việt Nam nên đưa vụ đòi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc ra sao. Ông nói: "Có người nói bây giờ đã quá muộn rồi, Việt Nam không đưa vụ việc này ra cơ quan tài phán quốc tế, trước tổ chức quốc tế, ít nhất là Liên Hợp Quốc, như thế cũng là quá muộn rồi," nhà luật học nói. "Nhưng cũng có quan điểm cần tính toán, cân nhắc, và cũng cần xem xét thái độ của Trung Quốc, bởi vì Việt Nam vẫn muốn giữ hòa hiếu với Trung Quốc, chưa muốn làm căng với Trung Quốc." 'Còn chờ thời cơ?'Chuyên gia pháp lý khẳng định Việt Nam hiện đã có 'quá thừa' những căn cứ pháp lý, lịch sử để đòi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng chính quyền vẫn còn chưa quyết định đưa ra tài phán quốc tế. Ông nói: "Xin khẳng định một điều là Việt Nam có quá thừa những căn cứ pháp lý, cũng như có đầy đủ căn cứ lịch sử, nói cách khác là có đầy đủ căn cứ lịch sử, pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển được quy định của luật pháp quốc tế, cụ tể là Công ước Luật biển 1982, "Việt Nam có đầy đủ những căn cứ, những bằng chứng để chứng minh đòi lại, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng một cách trái pháp luật bằng vũ lực." Giải thích về việc vì sao chính quyền Việt Nam nhiều năm qua vẫn chưa quyết định thưa kiện Trung Quốc dùng vũ lực tấn chiếm Hoàng Sa và nhiều đảo khác ở Trường Sa, trên Biển Đông, ra tài phán quốc tế. Ông Diến nói: "Cái này còn tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc, tham vọng của Trung Quốc, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và thứ hai nữa là còn tùy thuộc vào ý chí chính trị của Việt Nam. Nhà luật học cho rằng có thể Việt Nam đang đợi tới một thời điểm chính trị thuận lợi, như một thời cơ thuận lợi để tung ra hồ sơ lên tài phán quốc tế, nhưng ông cũng lưu ý: "Tuy nhiên tính toán như thế nào cũng là một vấn đề, bây giờ hay sau này, cái đó cũng phải có sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng." 'Trung Quốc lấn tới'Nhân dịp này, chuyên gia cũng lên tiếng bình luận về việc Trung Quốc mới đây đưa ra quy định mới gọi là "Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp" của Trung Quốc dưới danh nghĩa văn bản dưới luật của tỉnh Hải Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Theo quy định này, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài 'tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính…'. PGS Nguyễn Bá Diễn nói với BBC: "Đương nhiên là theo quy định luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển 1982 thì quy định của TQ về cái yêu cầu hay đòi hỏi các quốc gia cũng như tàu thuyền của các nước khi vào vùng đánh cá, không chỉ vùng đánh cá mà vào vùng biển khoảng 2/3 diện tích Biển Đông phải có giấy phép, như là một sự tuân thủ nhà cầm quyền TQ, thì như thế là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về Luật biển 1982 rồi."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị Hôm thứ Sáu, 10/1/2014, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị cũng đã có phản ứng trên truyền thông trong nước. Ông Nghị được dẫn lời nói: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực." Trước đó, hôm 03/1/2014, nhìn lại công tác đối ngoại năm 2013 và nêu trọng tâm đối ngoại trong năm mới của Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, trên truyền thông trong nước, đã đề cập xử lý quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông. "Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam...", ông nói với trang mạng của Đài Tiếng Nói Việt Nam.
|