“LŨ” - Tiếng Vọng Hàn Thái Hư

 

Nguyễn Khắc Mai

 

 

” là tiểu thuyết tiếp nối “Dòng đời” của Nguyễn Trung. 

Trong “Dòng đời” chìm nổi những số phận bị cuốn trôi theo thời cuộc của mấy gia đình, kẻ “bên ni”, người “bên tê”, như trong một bài hát kháng chiến của Phạm Duy. Những thân phận này bị cuốn hút không thể cưỡng lại vào cuộc sống đương đại, ý thức được, hoặc không ý thức được . “” là đoạn trường tiếp theo của nhóm gia tộc ấy và các hậu duệ. Cuộc sống không ngừng xô đẩy tất cả những thân phận này vào một không gian và thời gian ngày một quyết liệt hơn của đất nước độc lập thống nhất đã bước sang thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21. 

Cái cơn lũ mới này, theo Nguyễn Trung, nó đang đến, được tích tụ và hình thành từ những giông bão khắc nghiệt đất nước đã và đang trải qua trên đoạn đường bốn mươi năm đầu tiên của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc – với tính cách là một quốc gia độc lập thống nhất, trong một thế giới hàng chục năm nay loay hoay với hiện tượng “siêu cường Trung Quốc đang lên” đang trở thành vấn đề của cả thế giới, trong bối cảnh lời nguyền của địa lý tự nhiên vĩnh viễn cột chặt đất nước ta vào định mệnh vĩnh viễn là một láng giềng tự nhiên của cái chảo lửa Trung Quốc.  

Những giông bão, tích tụ từ những hệ quả của tha hóa và tham nhũng tiêu cực hoành hành trong hệ thống chính trị của đất nước, được phác họa trong suốt 25 chương của truyện. Công sức của đất nước bỏ ra cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc rất lớn, song những thành tựu đạt được không tương xứng, nhiều cơ hội hệ trọng bị bỏ phí, sự tụt hậu so với thế giới chung quanh ngày càng nguy hiểm. Trên thực tế, đất nước đang bị uy hiếp nghiêm trong hơn bao giờ hết trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên của mình, do những đòi hỏi tự thân của đất nước phải chuyển sang một giai đoạn phát triển mới nhưng đang bế tắc, do thế giới đã sang trang đặt ra những thách thức khắc nghiệt mới rất quyết liệt nhưng đất nước thiếu sự sẵn sàng lẽ ra phải có.  

Chương 26, chương kết, gói ghém mọi vấn của đề đất nước trong đoạn trường 70 năm qua, đoạn trường 40 năm qua.., những vấn đề đang tích tụ thành một trận “”, có thể rất hung tợn, cả đất nước hôm nay đang phải đối mặt. Có thể xem đây là một dạng tổng kết, một nỗ lực nhìn lại con đường gian truân của đất nước bị xô đẩy vào, hay là đất nước mình tự bước vào. Con đường này bắt đầu từ cái thế giới “hai phe bốn mâu thuẫn” của chiến tranh lạnh… Nước ta bước vào con đường này với tinh cách là một thuộc địa, quyết tìm đường giải phóng chính mình, chịu sự chi phối và chia cắt không thể cưỡng lại được cái trật tự thế giới gọi là “hai phe bốn mâu thuẫn thời chiến tranh lạnh”... Con đường đi tới độc lập thống nhất đất nước vì thế phải trả những cái giá không lời nào kể siết. Với những hệ quả lâu dài là sau 70 năm, sau 40 năm đất nước tuy có độc lập, song vẫn chưa sao thoát được thân phận là một quốc gia èo uột, lệ thuộc. Và trong hiện tại, trong tầm nhìn có thể đoán định được...xu thế nguy hiểm này chưa thấy có triển vọng đảo chiều sang một hướng tích cực. Chính xu thế này đang đặt ra thách thức sống còn: Đất mước ta hôm nay nhất thiết phải thông qua một cuộc cải cách chính trị triệt để, nhằm mở ra một con đường phát triển mới. 

Với những lý lẽ như vậy, “Lũ” là một cảnh báo, một dự báo đầy tinh thần trách nhiệm mà Tống Văn Công đã nhận xét.

Nguyễn Trung da diết: Cái giá cho độc lập thống nhất đất nước càng đắt, càng đau đớn, thì nhất thiết càng phải hiểu thấu mọi bề con đường đất nước đã đi và những yếu kém của dân tộc mình, càng phải ra sức gìn giữ bằng được độc lập thống nhất đã giành được, để hôm nay càng quyết tâm tiến hành cải cách triệt để đồi đời chính mỗi bản thân chúng ta và đất nước ta, để vươn tới một Việt Nam tự do của những con người tự do.  

Cái giá cho độc lập thống nhất đất nước càng đắt và đau đớn bao nhiêu, ý chí trở thành một đất nước tự do của những con người tự do càng phải được nung nấu bấy nhiêu – bởi vì chỉ như thế Việt Nam mới có thể sống sót, tồn tại và phát tiển được trong cái thế giới ngày một khắc nghiệt. Và chỉ có như thế Việt Nam mới có thể vĩnh viễn đứng bên cạnh cái chảo lửa Trung Quốc với tính cách là một láng giềng có tự trọng và được tôn trọng. 

Con đường đổi đời này – phải đặt ra vấn đề đổi đời, vì theo Nguyễn Trung đây là việc đất nước đã 2 thế kỷ nay chưa làm được – chỉ có thể là một cuộc cải cách triệt để tạo ra những giá trị và thể chế mang lại sự phát triển. Đơn giản vì – cũng theo Nguyễn Trung – trên thế giới xưa nay cách mạng và bạo lực chỉ làm được một việc gống nhau là phá hủy cái đang tồn tại, còn tạo ra cái mới lại là nhiệm vụ của phát triển – một nhiệm vụ mà chưa một cuộc cách mạng nào trên thế giới làm được. Cái lợi thế của nước đi sau mà Việt Nam hôm nay đã phải trả giá không biết bao nhiêu xương máu và thời gian mới có được là nhất thiết phải nắm lấy kinh nghiệm: Sau cách mạng, tất yếu phải tiến hành một cuộc cải cách triệt để nhằm tạo ra những giá trị và thể chế mang lại sự phát triển. 40 năm nay, lợi thế này và kinh nghiệm vô cùng xương máu này đã bị vứt bỏ, bị ruồng bỏ, bị chà đạp… Vì lẽ này, Đảng chiến thắng trở thành người cai trị… 

Trong “Dòng đời” Nguyễn Trung đã nêu ra, trong “” được nhấn mạnh: 40 năm đất nước giành được độc lập thống nhất, nhưng vẫn chưa hoàn thành được nhiệm vụ trao trả quyền của dân cho dân để thực hiện được một đất nước tự do của một nhân dân tự do. Vì vậy má Sáu Nhơn – một cơ sở cách mạng đầu tiên ở miền Nam khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống pháp và đứng vững được cho đến ngày 30 Tháng Tư, với tất cả tính mệnh và tài sản của gia đình mình và con cháu mình đã gìn giữ, bảo vệ bằng được bản in ty-pô Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên được chuyển vào Nam. Song chính má Sáu Nhơn đã tự tay mình xé đi bản Tuyên ngôn này, khi phải tiễn các con cháu mình vượt biển đi di tản. Xé rồi, lúc lâm chung, má lại giao cho những con cháu mình còn lại trong nước, dặn dò gìn giữ bằng được cái bản Tuyên ngôn bị xé, nhất thiết không được giao cho bất kỳ ai, kể cả viện bảo tàng, vì đây là văn tự của nhân dân ghi món nợ của Đảng đã hứa với dân khi kêu gọi nhân dân theo Đảng làm cách mạng… 

Đặt vấn đề như vậy, Nguyễn Trung không ngại đụng chạm vào những vấn đề nghiêm trọng của đất nước, của chế độ chính trị, của Đảng.., để tìm những câu trả lời - đương nhiên là ở cái mức mà tầm nhìn và sự trung thực với sự thật của Nguyễn Trung với tới được. Cũng dễ hiểu, vì con người dễ mấy ai có thể thoát ra được ngoài giới hạn của chính mình. Cũng có nghĩa là những kết luận Nguyễn Trung đụng chạm tới được, còn phải tiếp tục được nhào lên quật xuống cho đến khi thật vỡ nhẽ. Song nhiều vấn đề hệ trọng đã được đặt lên bàn nghị sự… 

Có thể nói với tất cả sức mình, Nguyễn Trung đã cố đụng chạm tới không ít những vấn đề có lẽ là nghiêm trọng nhất của đất nước, của thể chế chính trị, của con đường Đảng đã lựa chọn 70 năm qua và 40 năm qua, của chính bản thân Đảng Cộng Sản Việt Nam với tính cách là người đang nắm quyền toàn diện và tuyệt đối chi phối vận mệnh đất nước… Chắc chắn Nguyễn Trung còn phải bảo mạng, còn phải tính toán nhiều bề - kể cả cái lẽ thiệt hơn cho đất nước, nên không phải cứ nghĩ gì là nói hết ra được… Tâm sự với Nguyễn Trung bên chén trà hay lúc cùng nhau nhâm nhi ngụm rượu sen trên đầm sen dưới ánh trăng Hồ Tây, tôi hiểu được và thông cảm được tâm trạng này. Song tính quyết liệt Nguyễn Trung đã đụng tới được của những vấn đề đặt ra, có lẽ người đọc không thể không suy nghĩ.  

Ví dụ, nhìn lại con đưởng 70 năm, oằn oại lên câu hỏi:  

Ngày 30 Tháng Tư đã lùi xa bốn thập kỷ, song hôm nay chúng ta vẫn chưa làm sao biết được, và có lẽ sẽ không bao giờ có thể đo biết được bao nhiêu phần trăm hy sinh xương máu và tổn thất của dân tộc ta là dành cho sự nghiệp lấy lại độc lập thống nhất của tổ quốc, bao nhiêu phần trăm là phải phục vụ cho lợi ích của các bên ngoại bang qua những cuộc chiến tranh ủy thác mà đất nước ta cả hai miền bị xô đẩy vào, bao nhiêu phần trăm phải mất vào việc tay trái chém tay phải?!.. … … … Trong lòng cuộc kháng chiến chống xâm lăng bùng nổ một cuộc nội chiến mà tính khắc nghiệt của nó đầy ắp những xung đột đến tận cùng giữa ngu dốt và trí tuệ, giữa thiện và ác, giữa sống và chết, chia cắt dân tộc ta sâu thẳm trong tâm khảm cho đến hôm nay… Và ai biết được vết thương này trong lòng dân tộc ta còn rỉ máu đến bao giờ trong tương lai?!.. …  … Chủ nghĩa nào đi nữa thì nhân dân ta đến hôm nay vẫn là người phải tiếp tục trả giá cho tất cả, đất nước còn long đong không biết đến bao giờ!... … Chẳng lẽ người chiến thắng cứ muốn hưởng thụ mãi cái vinh quang bằng máu do tay trái chém tay phải viết lên hay sao?... 

Các câu hỏi xé ruột xé gan như thế dẫn tới cái nhận thức nhất thiết phải đạt tới:

Hòa hợp dân tộc hôm nay không phải là đơn thuần khép lại quá khứ, dỹ hòa vi quý… …  

Hòa hợp dân tộc hôm nay trước hết phải là nhìn lại mọi yếu kém của chính mỗi bản thân chúng ta, dù là bên này hay bên kia, là tự giác ngộ chính ta.

Hòa hợp dân tộc như vậy là để tự đứng lên giải phóng chính ta khỏi cái ngu dốt của ta về thiên hạ và thế giới.

Hòa hợp dân tộc để nhìn cho ra kẻ thù số một mang lại mọi tai ương cho đất nước chúng ta suốt bẩy mươi năm qua và 40 năm qua trước hết là những hèn kém của chính ta! Là chính ta!... …  Nghĩa là để giác ngộ cho bằng được những cái còn thấp kém của chính bản thân mỗi chúng ta trong việc ý thức và bảo vệ lợi ích tối cao của quốc gia, cũng như để hiểu được con đường xây dựng nên những giá trị tạo ra sự phát triển của quốc gia.  

Cho nên, hòa hợp dân tộc như vậy trước hết và duy nhất là để ta phải trở thành chính ta trong thế giới này, đồng lòng nhất trí cùng nhau tạo dựng bằng được một Việt Nam ta là chính ta và dám dấn thân cùng thế giới! …

Nhìn vào con đường 40 năm:  

Mọi thứ chủ nghĩa áp đặt cho đất nước ta và liên minh ý thức hệ như vậy cho đến hôm nay chỉ đem lại thảm họa? Chúng ta không thấy các thứ chủ nghĩa và liên minh ý thức hệ như thế đang tiếp tục giam hãm nhân dân ta trong sự nô dịch mới của quyền lực Đảng, đang làm suy vong quốc gia, và trên thực tế là đang chặn đứng con đường phát triển của đất nước chúng ta?... … … Để đất nước lâm vào tình cảnh như hôm nay không một đảng viên nào, từ đảng viên thường đến Tổng bí thư, có quyền nói trước dân tộc là mình vô can! Kể cả tôi (nhân vật Yến) đang đứng trước mặt các quý vị! Tôi muốn nhấn mạnh điều nghiêm trọng này trước khi nói suy nghĩ về giải pháp… …

 Bàn về tình trạng đất nước chìm đắm trong sự tha hóa của thể chế chính trị tạo ra, “” nêu câu hỏi: Cái mất mát lớn nhất trong quá trình này phải chăng là sự phân tán lòng người, đến mức trong những tầng lớp người nào đó có nhận thức nhất định của đất nước này hình như đang chứa chấp tâm trạng tự đánh mất chính mình trong một thế giới khắc nghiệt: Đó là cái xôn xao chung quanh câu hỏi: Theo Trung Quốc thì mất Đảng, Theo Mỹ thì mất chế độ, theo ai bây giờ? … … Đến nỗi nhân vật Yến phải kêu lên: Một đất nước có hai nghìn năm lịch sử, một dân tộc anh dũng chống ngoại xâm mà hôm nay phải hỏi mình như thế hả trời đất?!.. … 

 

” cảnh báo:

Nằm ở vị trí địa đầu của khu vực, nước ta hôm nay lại đang đứng trước nguy cơ một lần nữa trở thành trận địa giằng xé lịch sử của thế kỷ 21 này. Nghĩa là, trong khi chúng ta chưa kịp định thần ngẫm nghĩ về bi kịch lịch sử đất nước rơi vào cuộc giằng xé hai phe bốn mâu thuẫn thời chiến tranh lạnh, chưa kịp rút ra cho mình hai bài học lịch sử đẫm máu trong thế kỷ trước, nước ta hôm nay lại đang rơi vào vùng tâm điểm của tranh chấp Mỹ - Trung trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có ý nghĩa chi phối quyết định bàn cờ thế giới…

 

” thẳng thắn đặt vấn đề: Thế giới đã sang trang, tình hình đất nước đã sang trang, khát vọng của nhân dân đổi đời đất nước là sức mạnh, thời và thế đang đứng về phía đất nước, vì vậy Đại hội Đảng sắp tới này phải là Đại hội của sự thật, hòa hợp dân tộc và cải cách!

 

Nhân vật Yến nói lên rất rõ:

o   Nếu Đảng hôm nay để tha hóa trói tay và cự tuyệt cải cách chính trị, là có tội với đất nước.

o   Nếu vì sự cự tuyệt này dẫn tới đổ vỡ và đổ máu, Đảng hôm nay cũng có tội đối với đất nước.

o   Nếu Đảng hôm nay chủ trương cải cách chính trị, nhưng thực hiện thất bại, cũng phải mang trọng tội với đất nước.

Vì cả ba trường hợp này đều mang lại cho đất nước những tổn thất khủng khiếp.

Đảng Cộng Sản Việt Nam là người độc nhất nắm quyền toàn diện, triệt để và tuyệt đối, cho nên Đảng Cộng Sản Việt Nam là người duy nhất phải chịu trách nhiệm toàn diện, triệt để và tuyệt đối về tổn thất khủng khiếp này của đất nước nếu xẩy ra! Không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai và cái gì khác! 

Cuộc sống đặt Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng trước đòi hỏi mất còn: Phải trở về với sự thật để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, đời đời đi với dân tộc. Đây cũng là nguyện vọng thức thời của trí tuệ nặng lòng với đất nước.

 

 

Khép lại bản thảo “Lũ”, âm hưởng da diết của nó gợi lai trong tôi phảng phất tứ thơ Có khi xông thẳng lên đầu núi. Một tiếng kêu vang lạnh cả trời… (hàn Thái hư”) của thiền sư Dương Không Lộ (thế kỷ 12).

 

 

Viết ở Ô Đồng Lầm, Hà Nội,

những ngày tháng 6 - 2015 rất nóng.

 

 

 Tác giả gửi cho viet-studies ngày 12-6-15