THỜI BÁO (Đức)
25-4-21

Một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng bất lực trước Nguyễn Thanh Phượng

Nói đến AMAX là nói đến người bí ẩn đứng đằng sau nó. Vụ án “Mobifone mua AVG” làm 2 cựu bộ trưởng Thông Tin và Truyền thông là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng với em trai ông Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Vũ cùng với nhiều quan chức Mobifone phải vào tù. Tuy nhiên người đứng đằng sau AMAX là ai thì vẫn được giấu kín.

AMAX được cho là doanh nghiệp được Nguyễn Thanh Phượng đứng đằng sau. Tuy nhiên trong kết luận thanh tra “Mobifone mua AVG”  đã không hiện diện cái tên Nguyễn Thanh Phượng – con gái ruột cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà theo đánh giá của dư luận chính là một “cá lớn”.

Được biết để định giá AVG có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá tham gia là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng; Hà Nội Valu thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài Bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.

Trong các kết quả thẩm định trên thì kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.

Điều làm người ta nghi ngờ là, trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là “quá kì lạ”.

Luồng thông tin trên cũng cho biết chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright. Sau ngày ông Võ Văn Mạnh bị truy tố trong vụ án. Nhưng lời giải là tại sao công ti tí hon AMAX tham gia định giá doamnh nghiệp ngàn tỷ vẫn chứ có lời giải thích.

Tô Lâm há miệng mắc quai

Giới thạo tin cho rằng “Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Vụ Mobifone mua AVG vẫn còn đó ẩn số, có thể có ý kiến phản bác về vai trò của Nguyễn Thanh Phượng nhưng ai cũng thừa nhận, nhân vật đứng đằng sau AMAX phải là nhân vật có quyền thế rất lớn thì mới sai khiên được những doanh nghiệp lớn làm chân gỗ cho mình được.”

Trong thực tế, khi điều tra vụ án Mobifone mua AVG có một số tài liệu bị đóng dấu “MẬT”, trong đó những văn bản có chữ ký của Tô Lâm bộ trưởng Bộ Công An và kết quả điều tra về nhân vật đứng đằng sau thật sự của AMAX bị đóng dấu mật không cho luật sư các bên tiếp xúc.

Như vậy có thể nói, giữa Tô Lâm và nhân vật đứng đằng sau AMAX đang nắm thóp lẫn nhau. Ví dụ nếu lôi được nhân vật quyền lực đỡ đầu cho AMAX ra tòa và nhân vật này khai ra sự tham gia của ông Tô Lâm vào thương vụ này thì mọi chuyện đổ bể. Chính vì lẽ đó mà nhiều người cho rằng, ông Tô Lâm há miệng mắc quai, muốn điều tra đến nơi đến chốn nhân vật quyền lực của AMAX cũng khó.

Nguyễn Thanh Phượng là con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, những chiêu trò trên thương trường mang màu sắc chính trị, ắt hẳn không thể thiếu lời tư vấn của người cha đầy quyền lực của cô.

Người ta cho rằng, không chỉ chuyện đấu đá nhau phân chia quyền lực như đại hội 13, người ta mới đàm phán và ngã giá, mà ngay cả những trận đánh tham nhũng vào hang ổ của những nhân vật cộm cán cũng phải có sự đàm phán và ngã giá. Những lần ngã giá xong thì tài liệu được đóng kín bằng dấu “MẬT” xem như không ai có quyền đụng đến. Đấy là bản chất của công tác đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng, nó không công minh như người ta tưởng.

Thương vụ thứ nhì sau “Mobifone mua AVG

Khu đất 2-4-6 Hai bà Trưng Q1-Sài Gòn có diện tích 6.000m2. Theo giá thị trường thì giá trị mỗi mét vuông không dưới 1 tỷ đồng. Như vậy, tối thiểu khu đất này có giá khoảng 6.000 tỷ đồng. Để làm rẻ đi khu đất này, lại một lần nữa công ty AMAX đã nhúng tay vào. Và thực tế công ty AMAX đã định giá khu đất này là 997 tỷ đồng. Căn cứ vào hồ sơ định giá của AMAX, ngày 10 tháng 4 năm 2015, ông Nguyễn Hữu Tín ký Quyết Định 1660 chấp thuận Sabeco nộp ngân sách 999 tỷ đồng để giữ quyền sử dụng khu đất này.

Việc định giá thấp một khu đất vàng như vậy mang ý nghĩa, khi chuyển nó sang tay tư nhân bằng các thủ tục hóa giá, nó sẽ rơi vào tay tư nhân với một giá rẻ bèo bọt, và khi đó những người tham gia vào thương vụ sẽ lời khẳm. Để bán cho nhà nước, AMAX đã định giá AVG cao hơn giá thực tế để moi tiền nhà nước, để mua tài sản nhà nước, AMAX đã định giá thấp lô đất 2-4-6 Hai Bà Trưng thấp hơn giá thị trường để những cá nhân mua laik khu đất kiếm lời. Tội của AMAX rất lớn.

Để chuyển lô đất 2-4-6 Hai Bà Trưng vào tau tư nhân, ban lãng đạo Sabeco góp vốn với 3 đối tác tư nhân khác thành lập công ty Sabeco Pearl để quản lý dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng.

Sau đó Sabeco cho Sabeco Pearl thuê khu đất 2-4-6 hai Bà Trưng với thời hạn 50 năm với giá 997 tỷ đồng. Khi Sabeco Pearl đã làm chủ khu đất, thì Sabeco thoái vốn của mình ở Sabeco Pearl cho cổ đông còn lại. Vậy là từ đó, tư nhân làm chủ hoàn toàn dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng.

Một khu đất có giá trị hơn 6.000 tỷ mà AMAX định giá rẻ mạt chỉ với 997 tỷ bằng 17% giá trị thật để rồi sau đó dự án này rơi vào tay tư nhân bằng hình thức lập công ty liên doanh rồi thoái vốn.

Được biết chính công ty AMAX này cũng từng định giá công ty nghe nhìn toàn cầu AVG của Phạm Nhật Vũ từ giá trị thật chỉ có 1.900 tỷ thành hơn 16.565 tỷ đồng, bằng 870% giá trị thật. Và dựa vào đó, Mobifone mua lại AVG với giá 8.900 tỷ (tám ngàn chín trăm tỷ đồng) đồng. Mức chênh lệch 7.000 tỷ (bảy ngàn tỷ) được Phạm Nhật Vũ, đám quan chức bộ TT & TT, quan chức Mobifione và “bà chủ AMAX” chia nhau bỏ túi.

Hàng loạt bộ trưởng vào tù nhưng bà chủ AMAX vẫn bình chân như vại

Ngày 24/4 tại Tòa Án Nhân dân TP Hà Nội. Ông Vũ Huy Hoàng bị cáo buộc “có vai trò chính” trong vụ án xảy ra tại Sabeco, “hành vi có tính quyết định đến sai phạm của các bị cáo khác“. Ông bị Viện Kiểm Sát đề nghị mức án từ 10-11 năm tù.

Cùng bị cáo buộc phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí như cựu bộ trưởng, ông Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) bị VKS đề nghị 7-8 năm.

8 cựu cán bộ, lãnh đạo TP HCM, gồm: Nguyễn Hữu Tín (cựu phó chủ tịch UBND TP HCM) bị đề nghị phạt 5-6 năm, Lâm Nguyên Khôi (cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư) và Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) mỗi người 4-5 năm, Lê Văn Thanh (cựu phó chánh Văn phòng UBND thành phố), Lê Quang Minh (cựu trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư) và Nguyễn Thanh Chương (cựu trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP HCM) đều 3-4 năm, Trương Văn Út (cựu phó phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường) 3-4 năm, Nguyễn Lan Châu (cựu chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường) 2-3 năm, cùng về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, theo khoản 3 điều 229.

Cũng với Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã ngồi tù trong thương vụ Mobifone mua AVG trước đây thì có thể nói số quan chức cấp bộ trưởng bị gục ngã là 3 người. Điều đáng nói là trong đó ai cũng không dám moi ra nhân vật quyền lực đứng đằng sau AMAX.

Câu hỏi đặt ra là, AMAX là ai mà có thể “cầm cân nảy mực” những khối tài sản hàng ngàn tỷ, mà điều đặc biệt đối tượng tham gia vào quá trình mua bán khối tài sản này chính là nhà nước?

AMAX là công ty chuyên về đầu tư và thẩm định giá. Nó được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 2010, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0310103206, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Sài Gòn cấp. Vốn điều lệ là 3,8 tỉ đồng. Ấy vậy mà nó có thể định giá AVG và khu đất vàng 2-4-6 Hai bà Trưng có giá đến hàng ngàn tỷ đồng. Giám đốc công ty này là Võ Văn Mạnh sinh năm 1976, là giảng viên đại học Fullbright. Về thân thế chỉ có vậy, ông ta không phải con ông cháu cha, không đảng viên. Vậy mà ông ta có thể định giá thương vụ ngàn tỷ cho nhà nước. Đây là điểm gây nghi ngờ, mà hồ sơ điều tra nhân vật đứng sau AMAX gần như không ai được đụng đến thì mới biết, quyền lực của nhân vật này lớn cỡ nào.

Một lần nữa, ông Nguyễn Phú Trọng lại không làm gì được con gái ông Nguyễn Tấn Dũng. Việc sờ gáy được Nguyễn Tấn Dũng, xem ra là bất khả thi đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Phúc – Thoibao.de (Tổng hợp)