THỜI BÁO (Đức)
30-4-20

Nguyễn Phú Trọng đánh bại Phạm Minh Chính ở nước cờ lớn?

Nhân sự cho ban bí thư và nhân sự cho chính phủ là cuộc ngã giá giữa hai bên. Trong chính phủ có Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng xem như chịu ảnh hưởng của Tổng Bí Thư xưa nay. Nếu tổng bí thư mà cấy được người của mình vào chính phủ thì xem như tổng bí thư sẽ thành công. Trong các người làm chức bộ trưởng, người đáng đề cập hơn hết là Phùng Xuân Nhạ. Càng về sau người ta mới hiểu rằng, sở dĩ Phùng Xuân Nhạ mang rất nhiều tai tiếng, và năng lực rất yếu kém nhưng cuối cùng cũng trụ lại ở chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hết nhiệm kỳ là do có ông tổng bí thư chống lưng.

Một người mà được ông Tổng Bí Thư chống lưng thì dù có bị ai đá văng thì ông ta cũng không thất thế. Thực tế vì quá yếu kém mà ông Phùng Xuân Nhạ bị đại hội 12 đá văng ra khỏi trung ương đảng khóa 13 mặc dù ông Nhạ được Trung ương đảng giới thiệu. Tuy nhiên sự thất bại của Phùng Xuân Nhạ chỉ là phương án A, ông Nhạ còn phương án B thậm chí phương án C. Phương án B là vẫn ngồi lại ghế bộ trưởng ngay cả rớt ủy viên trung ương, nhưng rõ ràng ý đồ này của Nguyễn Phú Trọng đã bị Phạm Minh Chính “bắt bài” và loại thẳng tay ông Bộ trưởng đầy tai tiếng này.

Đây được xem là thất bại của Nguyễn Phú Trọng trước Phạm Minh Chính trong ván bài sắp xếp nhân sự. Ông Phạm Minh Chính là con người cẩn thận, ông ta sẽ không dễ dàng dung nạp một con người mà chuyên mang lại phiền phức cho ông ta. Phạm Minh Chính có thể dùng Nguyễn Kim Sơn chứ không thể dùng Phùng Xuân Nhạ. Bởi Phùng Xuân Nhạ đã là một bộ trưởng tệ nhất, nên Nguyễn Kim Sơn chỉ có thể là tốt hơn hoặc tệ lắm là tệ như Phùng Xuân Nhạ. Vả lại một con người yếu kém mà là người của Nguyễn Phú Trọng thì ông Phạm Minh Chính khó mà thay đổi nhân sự ở ghế bộ trưởng bộ giáo dục.

Quốc nội ông Chính hơn, nhưng quốc tế ông Trọng vẫn “cứng cựa” hơn

Cả tháng nay, Bắc Kinh điều tàu ra Bãi Ba Đầu để gây sự, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng một cách bất thường. Phillipnes phản ứng mạnh mẽ, thậm chí Bộ Quốc phòng Phillipines đã điều tiêm kích bám sát mục tiêu. Thậm chí Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng về hành động gây hấn của Tập Cận Bình, ấy vậy mà Nguyễn Phú Trọng lại không có bất kỳ một động thái tích cực nào cả. Đây là bài toán khó mà ông Tập Cận Bình đã đặt ra cho Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính giải quyết. Với kinh nghiệm trên 10 năm đứng đầu đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã xem đây là cơ hội hơn là thách thức. Hiện nay việc dân chỉ trích Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư nhu nhược đã trở nên nhàm chán. Đã 10 năm ông Nguyễn Phú Trọng đã trơ với dư luận và ông có thừa kinh nghiệm để đối phó dư luận trong khi Phạm Minh Chính chưa có kinh nghiệm như vậy. Được biết từ 10 năm nay, bộ Ngoại Giao Việt Nam chỉ phát ra một giọng điệu như nhau, một thứ giọng mà bộ Ngoại Giao đã tính toán sao cho người dân không có cớ chỉ trích đảng nhưng cũng không làm cho Bắc Kinh phật lòng. Câu nói của bà Lê Thị Thu Hằng luôn bảo “các bên cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế” nhưng rõ ràng phía Trung Quốc không hề tôn trọng luật pháp Quốc tế bao giờ.

Tập Cận Bình thừa biết Bộ Quốc Phòng là bộ thuộc chính phủ nhưng tổng bí thư là chủ tịch quân ủy trung ương. Chính ông tập Cận Bình cũng nắm chức như vậy bên Trung Quốc. Vì vậy việc cử mỗi bên cử hai bộ trưởng bộ quốc phòng gặp nhau để nói chuyện tình cảm “anh – em” cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã rất cao tay. Ông ta dùng ưu thế của ông để lấy lòng Tập Cận Bình ngay khi Tập Cận Bình gây sự để thử lòng Hà Nội.

Ông Phan Văn Giang là phó bí thư quân ủy trung ương và bên Trung Quốc cũng vậy, ông Ngụy Phượng Hòa cũng là phó bí thư quân ủy trung ương. Hai ông này gặp nhau nói chuyện “Anh – em” xem như là bàn tay phải của ông Trọng đã bắt tay với tay phải của Tập Cận Bình. Trong vấn đề này, ông Nguyễn Phú Trọng đã giành phần hơn khi mà ông không cho Phạm Minh Chính có cơ  hội thể hiện. Phải nói rằng ở ván cơ lấy lòng Bắc Kinh Nguyễn Phú Trọng đã thắng Phạm Minh Chính.

Tập Cận Bình khen Nguyễn Phú Trọng

Ngày 27/4/ 2021, Bắc Kinh đã cho guồng máy tuyên truyền khen ngợi Hà Nội là “không đi theo mấy nước khác chống lại Trung Quốc.”

Hôm Thứ Ba, 27 Tháng Tư, tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh có hai bài bình luận khác nhau về các lời cam kết của người đứng đầu đảng CSVN khi tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa một ngày hôm trước, nhân dịp ông ta chính thức thăm Việt Nam.

Cuộc thăm viếng cho thấy thái độ Hà Nội với  Bắc Kinh vẫn là mối quan hệ hai nước Cộng Sản anh em “núi liền núi, sông liền sông,” chứ không có chuyện “ăn ở hai lòng”.

Hai bài viết trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một bài của biên tập viên tờ báo, một bài của ông Li Kaisheng (Lý Khải Sinh), phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế thuộc Học Viện Khoa Học Xã Hội Thượng Hải.

Cả hai bài đều dùng chính lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, và ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước CSVN, xác nhận Hà Nội “nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ không bao giờ theo chân các nước khác chống lại Trung Quốc.”

Hôm Thứ Hai, Tân Hoa Xã cũng tường thuật vụ này và cũng chỉ kể lại những lời đó, nay Hoàn Cầu Thời Báo mang ra bình luận để vừa tuyên truyền, vừa “cột” các chóp bu đảng CSVN vào những lời đã cam kết. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo luôn luôn được Bắc Kinh sử dụng như một kênh bán chính thức từ đả kích, chửi rủa đến ca ngợi vuốt đuôi trên tất cả mọi đề tài, thay mặt đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Chính ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập báo này, năm ngoái từng lên mặt cảnh cáo người đứng đầu CSVN đừng theo Washington mà chống Bắc Kinh, vì làm như vậy sẽ có hậu quả nghiêm trọng.

Hoàn Cầu Thời Báo thuật lại lời ông Nguyễn Xuân Phúc nói qua bản tin của Tân Hoa Xã là “Việt Nam cương quyết tôn trọng nguyên tắc một nước Trung Quốc (hiểu ngầm bao gồm Đài Loan) và chống lại bất cứ thế lực nào can thiệp vào nội tình Trung Quốc.” Rồi bình luận rằng đó là dấu hiệu cho Mỹ và các nước Tây phương thấy là Hà Nội “sẽ không để cho các thế lực bên ngoài lợi dụng” nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Ông Lý Khải Sinh bình luận rằng lời của ông Nguyễn Xuân Phúc “là lời cam kết không những với Trung Quốc mà còn (bắn tiếng) cho Mỹ nữa. Nghĩa là Việt Nam không bao giờ tham gia vào các tranh chấp giữa các đại cường Mỹ và Trung Quốc. Họ cũng chẳng về phe với Mỹ đế chống Trung Quốc.”

Nguyễn Phú Trọng đã thắng Phạm Minh Chính ở nước cờ này

Với lời khen của ông Ông Lý Khải Sinh rằng “Hà Nội cũng hơi ồn ào tuyên bố về những gì đang diễn ra ở đá Ba Đầu và một số lời bình luận trên báo chí quốc tế cho rằng các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền biển đảo có thể đẩy Hà Nội nghiêng hơn về Washington. Nhưng Việt Nam là một nước Cộng Sản như Trung Quốc, tin vào những giá trị khác, thì “những nỗ lực lôi kéo Hà Nội hoặc kích động mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, thì sẽ không có tác dụng đến mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, ít nhất là trong đoàn kỳ.”

Nói theo lời của ông Nguyễn Phú Trọng là “Chúng ta có thế nào thì người ta mới đối xử với mình như thế chứ” là rất đúng trong trường hợp này. Với hành động sai Phan Văn Giang gặp gỡ Ngụy Phượng Hòa để khẳng định phái độ thuần phục của Hà Nội đã là cho phía Trung Quốc an lòng. Bài thử của Bắc Kinh đã thành công, một bài thử đe dọa đến chủ quyền quốc gia, thay vì cảm thấy lo lắng, ông Nguyễn Phú Trọng đã xem đó là cơ hội để tranh nhau tỏ thái độ thuần phục thì có thể nói, với ĐCS cầm quyền thì chủ quyền quốc gia luôn trong tinh thế bọ mất mát.

Sân khấu chính trị Việt Nam hiện nay rất bát nháo, họ rất mạnh trướng nhân dân nhưng lại rất yếu với ngoại bang, cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phạm Minh Chính ắt nhận ra điều đó. Điều đáng buồng trong mối nguy đất nước, người CS lại tìm thấy cơ hội chính trị cho riêng mình. Người dân không có quyền gì thì số phận đất nước như vậy. Thời CS, đất nước này gặp trang sử buồn.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)