THỜI BÁO (Đức)
14-4-21

Vì sao Nguyễn Thanh Nghị cho Đặng Quốc Khánh “đo ván”?

Trước khi có thông tin Nguyễn Thanh Nghị chính thức trở thành tân bộ trưởng Bộ Xây Dựng thì Nguyễn Thanh Nghị đã “vật lộn” với một đối thủ ngang tài ngang sức của anh ta để giành lấy chức Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng. Người đó là ai mà dám cạnh tranh với đệ nhất thái tử đảng hiện nay? Người đó chính là Đặng Quốc Khánh. Cả hai người đều là thái tử đảng, tuy nhiên Nguyễn Thanh Nghị nổi tiếng hơn.

Giữa Đặng Quốc Khánh là hai đối thủ ngang tài ngang sức, về tuổi tác là ngang bằng nhau, về chuyên môn thì cũng như nhau, tuy nhiên mỗi người rẽ một ngả khác nhau và cả hai đều tiến tới mục đích chung, đó là tranh chiếc ghế Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng.

Khi một đối thủ mà thách đấu với con trai ông Nguyễn Tấn Dũng thì người này cũng không phải là vừa. Nếu Nguyễn Thanh Nghị có ưu thế này thì Đặng Quốc Khánh có ưu thế khác và ngược lại.

Nguyễn Thanh Nghị là một thái tử đảng có lí lịch đẹp nhất trong các thái tử đảng, nhưng Nghị lại trầy trật tiến thân chứ không suông sẻ như Trần Tuấn Anh hay Phạm Bình Minh. Đấy cũng là điều dễ hiểu, nếu ông Nguyễn Tấn Dũng gầy dựng được gì thì Nguyễn Thanh Nghị được hưởng hết, nếu Nguyễn Tấn Dũng làm mất điểm thì Nguyễn Thanh Nghị cũng phải gánh chứ chẳng ai gánh. Lần này Nguyễn Thanh Nghị ra Hà Nội nắm chức bộ trưởng, người ta sẽ theo dõi ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì để thiết kế tương lai cho con trai. Nắm một bộ như Bộ Xây Dựng thì không phải là bộ lớn, tuy nhiên nếu làm tốt, Nghị hoàn toàn có khả năng lên ghế phó thủ tướng chứ không cần phải về địa phương quản lý nữa, vì việc luân chuyển về địa phương được ông Nguyễn Tấn Dũng thiết kế cho Nghị rồi.

Trịnh Đình Dũng là một mẫu mà Nguyễn Thanh Nghị có thể làm theo. Tuy nhiên Trịnh Đình Dũng thì đã lớn tuổi nên tiến đến chức phó thủ tướng thường trực thì quá tuổi để ở lại nhiệm kỳ nữa, nhưng Nguyễn Thanh Nghị thì lại khác, hiện Nguyễn Thanh Nghị là bộ trưởng trẻ nhất trong nội các của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thân thế và sự nghiệp của Đặng Quốc Khánh

        Đặng Quốc Khánh sinh 1976, năm nay 45 tuổi. Ông hiện là Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Giang. Ông nguyên là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Tĩnh, trúng cử Đại biểu Quốc hội tại đơn vị số 2 tỉnh Hà Tĩnh gồm các huyện: Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân và Lộc Hà. Năm 2016, ở tuổi 40 khi nhậm chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kì 2016-2021, Đặng Quốc Khánh trở thành chủ tịch tỉnh trẻ nhất Việt Nam. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.

Như vậy thì Nếu nói nhiệm kỳ 2016-2021 cả Nguyễn Thanh Nghị và Đặng Quốc Khánh đều là bí thư tỉnh. Về trình độ chuyên môn tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình ở Đại học Kiến trúc Hà Nội, tên luận án: “Quản lý quy hoạch xây dựng các khu du lịch ven biển Bắc Trung Bộ“, bảo vệ năm 2012. Nói về chuyên môn thì ông Khánh hoàn toàn đủ khả năng để đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

Ông Đặng Quốc Khánh cũng là một thái tử đảng, ông là con của ông Đặng Duy Báu,cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1996-2005.

Điều đáng nói là ông Đặng Quốc Khánh là người xuất thân ở Hà Tĩnh. Mà như ta biết, ở đại hội XIII, Hà Tĩnh có đến 11 Ủy Viên Trung Ương Đảng trong đó có một ủy viên Bộ Chính Trị. Lực lượng Ủy Viên Trung Ương Đảng của tỉnh Hà Tĩnh đứng thứ ba chỉ sau Hà Nội và Nghệ An thôi. Điều đó cho thấy lợi ích nhóm địa phương ở Hà Tĩnh rất mạnh. Các nhân vật trong nhóm lợi ích chính trị Hà Tĩnh có thể kể ra như sau:

  1. Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  2. Hoàng Trung Dũng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ;
  3. Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  4. Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;
  5. Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
  6. Trần Tiến Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh;
  7. Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang;
  8. Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
  9. Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh;
  10. Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  11. Lê Quang Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.

Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Thanh Nghị

          Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, cũng 45 tuổi, bằng tuổi với Đặng Quốc Khán. Nghị hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, là con trai cả của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,và từng là Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước ở thời điểm được bổ nhiệm (2015).

Về trình độ học vấn thì ông Nghị có trình độ tiến sĩ khoa học ngành kỹ thuật xây dựng. Trước khi điều chuyển về làm lãnh đạo Bộ Xây dựng, ông Nghị có thời gian công tác tại nhiều cơ quan khác nhau.

Cụ thể, năm 2006, ông là giảng viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. 2 năm sau, ông được thăng làm phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. 3 năm sau nữa, ông trở thành Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI rồi thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Tháng 3/2014, Bộ Chính trị điều động, luân chuyển ông làm phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa IX, nhiệm kỳ 2010-2015. HĐND tỉnh Kiên Giang đã bầu ông giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

Giai đoạn tháng 10/2015 – tháng 10/2020, ông là bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.

Tháng 1/2016, ông chính thức là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.

Ngày 5/10/2020, ông Chính phủ ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Nhóm lợi ích địa phương quê Cà Mau thua ít hơn nhóm lợi ích Hà Tĩnh rất nhiều. Cà Mau có 5 ủy viên trung đảng và không có ủy viên bộ chính trị nào. Tên tuổi của 5 người đó như sau:

  1. Dương Thanh Bình, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội;
  2. Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang;
  3. Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau;
  4. Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
  5. Lê Tấn Tới, Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an;

Nếu gộp thêm số ủy viên trung ương đảng cả Cà Mau và Kiên Giang thì cũng chỉ được tổng cộng 6 người, không có người nào là Ủy Viên Bộ Chính Trị. Như vậy xét về quyền lực của lợi ích nhóm thì cả Cà Mau và Kiên Giang gộp lại cũng không bằng được Hà Tĩnh.

Vì sao Nguyễn Thanh Nghị thắng Đặng Quốc Khánh?

          Thực ra Nguyễn Thanh Nghị chỉ hơn Đặng Quốc Khánh một yếu tố, đó là sức mạnh của người cha. Ông Nguyễn Tấn Dũng từng là thủ tướng hai nhiệm kỳ, sức ảnh hưởng của ông Dũng lớn hơn ông cựu bí thư tỉnh Hà Tĩnh – Đặng Duy Báu rất nhiều. Tuy nhiên nếu nói ông Nguyễn Tấn Dũng có sức ảnh hưởng nhiều để hỗ trợ con trai thì chính ông Dũng cũng là gánh nặng làm cho Nguyễn Thanh Nghị khổ sở lắm mới trèo lên được ghế bộ trưởng. Nếu ông Dũng không làm bậy thì ông Nguyễn Phú Trọng không tìm cớ để đì Nguyễn Thanh Nghị. Như vậy có thể nói, một mình sức mạnh của ông Nguyễn Tấn Dũng không đủ lực đẩy Nguyễn Thanh Nghị vượt lên trên Đặng Quốc Khánh được.

Trước khi đại hội 13 diễn ra, Nguyễn Thanh Nghị có nguy cơ bị rớt ra khỏi ủy viên trung ương đảng hơn Đặng Quốc Khánh. Cái rủi đó không phải tự nhiên mà đến, nó là hậu quả của những năm tháng sai phạm trên cương vị thủ tướng do ông Nguyễn Tấn Dũng gây ra. Tuy nhiên, may mắn là khó khăn đã qua và Nguyễn Thanh Nghị nhờ may mắn mới loại được Đặng Quốc Khánh, đó là may mắn gì?

Nghị không bị loại khỏi Ủy viên trung ương, thứ nhì là Phạm Minh Chính trở thành thủ tướng. Theo tịn nội bộ cho biết, trước khi ông Phạm Minh Chính lên danh sách nội các, Đặng Quốc Khánh nhận được nhiều đề cử hơn cho chức vụ Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng, tuy nhiên ông Phạm Minh Chính đã gạt đi và điền tên cho Nguyễn Thanh Nghị như là một hành động trả ơn cho Nguyễn Tấn Dũng. Và Nguyễn Thanh Nghị đã đánh bại Đặng Quốc Khánh theo kịch bản như thế, kịch bản Phạm Minh Chính.

Nếu không phải là con trai ông Nguyễn Tấn Dũng thì Nguyễn Thanh Nghị không có cửa tranh với Đặng Quốc Khánh vì nhóm lợi ích Hà Tĩnh của Khánh rất mạnh.

Minh Tú – Thoibao.de (Tổng hợp)