THỜI BÁO (Đức)
Bị tấn công đòn hiểm, Nguyễn Văn Thể mang nhân viên quèn ra đỡ đạn
Chuyện tranh giành ghế phó bí thư thường trực thành ủy còn nhiều
diễn biến phức tạp. Vừa có tin mật Nguyễn Văn Thể về thay Trần Lưu Quang
thì ngay sau đó là báo chí phanh phui một kiện hàng có ghi tên bộ
trưởng. Theo báo chí thì đó chỉ là rượu vang, bánh cốm và chè mà tại sao
báo chí phải làm rùm beng và Bộ giao thông vận tải cứ cố tình chối bỏ
vai trò của bộ trưởng Nguyễn Văn Thể? Điều bất thường này hứa hẹn nó sẽ
có những phức tạp về sau nếu phía tấn công tiếp tục khui ra. Cho
nhau vài chai rượu vang hay vài thùng bia cùng với những đồ ăn mang tính
quà biếu là việc làm chính đáng thì tại sao ông Nguyễn Văn Thể lại không
nhận? Chính những hành động mờ ám này mà giới theo dõi tình hình chính
trị Việt Nam đặt nghi vấn, phải chăng những hàng hóa trong bao bì kia là
những món hàng cấm? Nếu chỉ là rượu vang, bánh cốm và chè thì ông Nguyễn
Văn Thể nhận số hàng đó là của ông thì báo chí và công an cũng không làm
gì được. Không ai truy cứu một công dân gởi quà tặng qua đường hàng
không mà đó là loại quà tặng hợp pháp.
Chuyện quà tặng là chuyện dài nhiều tập, có người dùng lí do quà tặng mà
đưa hối lộ. Như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng khoe ông được tặng vali
hàng triệu đô la thì chiếc ghế phó bí thư thường trực thành phố HCM trị
giá hàng triệu đô là quá rẻ. Chỉ chiếc ghế đại biểu quốc hội không có
quyền lực gì mà bà Châu Thị Thu Nga đã bỏ ra 1,5 triệu đô la để mua nó
thì chiếc ghế phó bí thư thường trực thành ủy là bao nhiêu? Quà
biếu có lồng đô la hay vàng trong đấy là cách mà quan chức CS thường
dùng. Hối lộ cho sếp không được thì hối lộ cho vợ sếp, nói chung rất
nhiều cách để hối lộ. Không biết ngoài những thứ như rượu vang, bánh cốm
và chè thì trong đó có gì nữa thì đó mới là quan trọng. Nếu không có gì
nữa thì chẳng việc gì phải chối cả.
Nguyễn Văn Thể có vấn đề
Nguyên tắc chuyện đúng thì sếp ký còn chuyện sai thì đẩy cho cấp phó kí.
Được biết trước đây, để bổ nhiệm Nguyễn Thanh Nghị từ hiệu phó trường
đại học kiến trúc TP. HCM thì ông Nguyễn Tấn Dũng đẩy cho Nguyễn Xuân
Phúc ký quyết định bổ nhiệm. Cũng tương tự như vậy, muốn đưa nhận hối lộ
thì Nguyễn Văn Thể không dại gì tự tay ông chuyển mà là sai thuộc cấp
làm điều đó, rủi bị phát giác thì đổ tội cho thuộc hạ là xong. Những
toan tính đơn giản như vậy với một ông bộ trưởng. Phản
ứng trước rắc rối này ông Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo bộ giao thông vận
tải trả lời truyền thông rằng, ông Phạm Khắc Dũng đã mạo danh Bộ trưởng
Bộ GTVT để gửi hàng bằng máy bay, có dấu hiệu xâm phạm đến danh dự, nhân
phẩm của ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT. Việc
thanh minh này làm nhiều người đặt nghi ngờ rằng, tại sao một nhân viên
mà dám cả gan mạo danh bộ trưởng? Không có sự cho phép của bộ trưởng,
không ai dám phạm vào sai lầm sơ đẳng như vậy. Với bạn bạn bè, việc mạo
danh còn không được phép chứ nói gì Bộ Trưởng? Điều này làm cho người ta
nghi ngờ rằng, ông Nguyễn Văn Thể “ném đá giấu tay”, nó tựa như
hành động lập ra công ty định giá AMAX của bà Nguyễn Thanh Phượng con
gái ông Nguyễn Tấn Dũng vậy. Bà Phượng lập công ty chỉ có vốn điều lệ
3,8 tỷ đồng nhưng định giá AVG đến 16 ngàn tỷ đồng, khi vụ việc bị phanh
phui người đứng tên thành lập công ty ấy dính vào vòng lao lý còn bà
Phượng thì “vô can”. Theo
luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng Luật sư Trung Hòa, (Đoàn Luật sư TP Hà
Nội) cho biết, Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS) đã bổ sung quy định về “quyền
về đời sống riêng tư” bên cạnh các nội dung về “bí mật cá nhân”
và “bí mật gia đình” vốn đã được quy định trong Bộ luật dân sự
năm 1995 và 2005 trước đó.
Đánh bùn sang ao? Tất
nhiên không có manh mối nào có thể buộc tội ông Nguyễn Văn Thể nếu ông
Nguyễn Văn Thể chối và đổ hết tội cho nhân viên dưới quyền ông, người đã
gởi những kiện hàng trên. Việc
ông Dũng sử dụng tên, thông tin cá nhân của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn
Thể theo các luật sư là có dấu hiệu của việc xâm phạm các quyền của
người khác. Hiện nay cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ hướng ông này
mạo danh ông Bộ trưởng Thể. Mà khi đã hướng công an điều tra theo hướng
đó thì xem như bộ trưởng Nguyễn Văn Thể vô can. Không biết bên trong
những kiện hàng ấy có mang hàng cấm gì không? Nếu mang hàng cấm thì vấn
đề sẽ rất rắc rối nếu công an điều tra bắt người gởi những kiện đấy. Nếu
như việc ông Dũng mạo danh Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ để giúp lô hàng
thuận lợi trong quá trình vận chuyển thì hành vi này đã xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm của Bộ trưởng Thể. Như
vậy, ông Dũng có thể xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a Khoản 1 Điều
5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300
nghìn đồng đối với người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu
ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Ngoài ra, ông Dũng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
đã xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của ông Nguyễn Văn Thể. Mức bồi thường
bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận
được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Điều
quan trọng là nếu trường hợp lô hàng cán bộ văn phòng này gửi đi là hàng
cấm hoặc hàng chưa đóng thuế thì hành vi vận chuyển lô hàng đã vi phạm
các quy định của pháp luật. Dùng
tên tuổi của bộ trưởng để gởi hàng là hành động dại dột đến một đứa trẻ
cũng hiểu là không nên. Đấy là với người dân bình thường chứ nói gì đến
nhân viên dưới quyền. Nếu nhân viên dưới quyền mà dám chơi dại như thế
thì chắc chắn rằng, người đó không muốn làm việc nữa.
Liệu lô hàng đó có phải là hàng cấm? Tất
nhiên rượu là loại hàng lậu rất nhiều ngoài thị trường. Tuy nhiên rượu
lậu vì không nhập chính ngạch nên rất dễ gặp rượu giả. Quan chức chính
quyền họ thừa tiền và họ cũng thừa biết nếu mua rượu lậu tại Việt Nam
thì nguy có gặp rượu giả rất cao, không đời nào họ dùng rượu lậu. Tuy
nhiên vì lô hàng vận chuyển là rượu nên công an phải xem xét xem hàng
hóa có đóng thuế chưa? Họ xem xét nguồn gốc lô rượu này từ đâu? Giá trị
là bao nhiêu? Ông Dũng có biết về việc hàng này không đóng thuế hay
không?
Trường hợp ông Dũng là người nhập lô rượu này mà không đóng thuế có thể
bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 13 Thông tư
166/2013/TT-BTC, với mức phạt từ 1-3 lần tính trên số thuế trốn đối với
người nộp thuế.
Trước đó, như đã đưa tin, một clip ngắn lan truyền trên mạng xã hội về
lô hàng gồm một số kiện được đóng trong vỏ các thùng rượu chạy trên băng
chuyền tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất – TPHCM, bên ngoài ghi “Bộ
trưởng Bộ GTVT” và người nhận là Mr. Mạnh với số điện thoại kèm
theo. Tối
7/5, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của Bộ GTVT Nguyễn Trí Đức cho
hay: “Sau khi tiếp nhận thông tin và xác minh, Văn phòng Bộ GTVT xin
khẳng định lô hàng này không hề liên quan đến Bộ trưởng Bộ GTVT“.
Chánh Văn phòng Bộ GTVT thông tin, người liên quan đến lô hàng trên là
Phạm Khắc Dũng – một nhân viên hợp đồng của Văn phòng Bộ. Theo
Bộ GTVT, bước đầu qua tường trình về lô hàng trên, ông Phạm Khắc Dũng
cho biết, vào sáng ngày 26/4/2021, ông này có liên hệ nhờ một số mối
quan hệ công tác tại sân bay Nội Bài để gửi lô hàng có nhiều loại hàng
hóa khác nhau cho bạn tại TPHCM và người nhận có tên là Mạnh. Sau
khi được làm các thủ tục tiếp nhận hàng hóa, ông Dũng đã dán thông tin
Bộ trưởng Bộ GTVT lên các thùng hàng với suy nghĩ đơn giản, không lường
được hậu quả, với mục đích để được hỗ trợ chuyển hàng nhanh trong ngày
và tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Hiện
Văn phòng Bộ GTVT đã cho nhân viên trên tạm dừng công việc và đang tiếp
tục xác minh về thông tin theo tường trình, làm rõ hành vi, động cơ của
việc mạo danh Bộ trưởng. Nếu
đây là việc làm của ông Nguyễn Văn Thể thì có thể nói ông Thể đã chuẩn
bị rất kỹ để tránh liên lụy. Đánh vào Nguyễn Văn Thể lần này xem là khó
đối với thế lực Sài Gòn.
Nguyễn Phúc – Thoibao.de (Tổng hợp) |