RFA Blog
17,18,19, 20-11-2016
Khi chế độ
sụp đổ,
chúng ta cần
làm gì và
làm như thế
nào?
Nguyễn Vũ
Bình
Bài 1: Tại
sao nói chế
độ sẽ sụp đổ
trong tương
lai gần?
Trong thời gian một vài năm trở lại đây, những nhận định về sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Việt Nam càng lúc càng nhận được sự tán đồng nhiều hơn. Một trong số các nguyên nhân dẫn tới sự tán đồng của nhiều người là số nợ của ngân hàng, của doanh nghiệp và nhà nước đang được tiết lộ theo hướng ngày càng cao hơn. Ban đầu, số nợ công đưa ra chỉ là hơn 30% của GDP, sau tăng dần lên 65%, và đến hiện nay là trên 100% GDP. Nhưng đó chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng về số nợ của Việt Nam. Theo quan điểm của người viết bài này, và cũng đã thể hiện ở một số bài viết khác, số nợ công của Việt Nam, tính cho tất cả các chủ thể, doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương, chính phủ... tối thiểu là 200% GDP và ngày càng tăng cao hơn. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hiện nay nợ từ 300 - 350 tỷ $ và mỗi ngày con số nợ tăng cao hơn, vì nợ chồng nợ, đi vay nợ mới trả nợ cũ.
Phân tích về cấu trúc của các chế độ cộng sản, và cách thức xây dựng cấu trúc ấy (mời đọc bài: Phác họa lại chân dung một chế độ, http://www.rfavietnam.com/node/2753), chúng ta thấy rằng, về mặt lý thuyết, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ bởi sức nặng của chính nó. Một chế độ, để thiết lập và duy trì sự thống trị người dân, đã tạo ra một bộ máy khổng lồ, trong khi nền kinh tế không được thiết kế để tạo ra của cải vật chất. Trên thực tế, Liên Xô và các nước Đông Âu, ngoại trừ Ba Lan, đã sụp đổ từ chính nguyên nhân kinh tế, tất nhiên có sự tương tác với các nguyên nhân xã hội, chính trị. Ở Việt Nam, tuy có chuyển đổi về kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa nhưng vẫn đi ngược lại các nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của kinh tế thị trường, dẫn tới việc nền kinh tế vẫn không tạo ra của cải vật chất mà chỉ là sự gia tăng đầu ra do sự gia tăng đầu vào của quá trình sản xuất. Trong quá trình này, nhà cầm quyền Việt Nam đã kịp phá hủy hoàn toàn môi trường sống của đất nước, đem về số nợ khổng lồ, và cùng với nó là sự kết thúc của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, với các yếu tố gần như hiển nhiên, là chế độ không thể duy trì được sự tồn tại, nhưng chế độ này vẫn đứng sừng sững như hiện nay làm nhiều người hoang mang và không hiểu nổi tại sao chế độ có thể vẫn đang tồn tại như vậy? Các yếu tố sau đây hầu như không một chế độ dân chủ nào có thể duy trì và tồn tại.
- Nợ công gấp đôi GDP như đã nói ở trên, và việc trả lãi cho số nợ này cũng không được bảo đảm, chưa nói trả nợ gốc. Nhà cầm quyền Việt Nam xử lý bằng cách vay tiếp các nguồn khác để trả cho các khoản vay đáo hạn, và nợ sẽ chồng lên nợ.
- Nền kinh tế hầu như phá sản, ở tất cả các lĩnh vực đều trong tình trạng vật lộn để duy trì sự tồn tại. Có những ngành nghề được ưu tiên, ưu đãi mà hiện nay con số nợ được đưa ra lên tới mức kinh hoàng, ví dụ ngành điện lực là 475.357 tỷ đồng, tương đương 21,3 tỷ đô la (báo tuổi trẻ). Trong khi đó, số người bám vào hệ thống ngân sách, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và bảo hiểm xã hội lên tới 30 - 35 triệu người (tính từ người hưởng trợ cấp 200.000 đồng tới lương tổng bí thư).
- Tham nhũng, lãng phí, chi cho yêu cầu chính trị tràn lan ở khắp mọi tỉnh thành trong cả nước.
Vậy nhà cầm quyền Việt Nam đã duy trì sự tồn tại bằng cách nào, dựa vào các nguồn nào? Và xu hướng của việc này là như thế nào?
+ Nguồn tài nguyên, nguồn thuế thông thường và nguồn thuế phi lý, áp đặt. Chúng ta biết rằng, dù khai thác bừa bãi, nguồn tài nguyên về dầu khí và các nguồn tài nguyên khác vẫn còn và đang được khai thác tối đa. Nguồn thuế thông thường như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...cũng là một nguồn thu lớn. Nhưng nguồn thuế phí vô lý áp đặt mới là nguồn thu lớn hơn, ví dụ thuế nhập khẩu và lưu hành xe ô tô là 300%; thuế xăng dầu trên 50%...
+ Việc phát hành tiền vượt quá khả năng sản xuất của một nền kinh tế. Đây là việc làm thường xuyên của nhà cầm quyền Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn thực hiện phát hành tiền theo yêu cầu chính trị. Lượng tiền in ra, có thể lớn gấp nhiều lần năng lực sản xuất của nền kinh tế, nhưng mỗi năm lạm phát chỉ ở mức 20-30%, và tỷ giá không tăng quá cao vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, nguồn hàng chất lượng kém, giá cả thấp nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 50-60 tỷ $ mỗi năm. Lượng đô la từ đầu tư nước ngoài, viện trợ và kiều hối cũng trung hòa được số tiền in ra ở mức không làm tăng đột biết tỷ giá cánh kéo giữa đô la và tiền đồng Việt Nam.
+ Đối với những khoản nợ đáo hạn, nhà cầm quyền Việt Nam phải vay từ nguồn này trả cho nguồn khác, làm cho nợ chồng lên nợ, chỉ hoàn toàn giải quyết được các khoản nợ trước mắt, dồn nợ cho tương lai mà hoàn toàn không nghĩ đến giải pháp để giải quyết thực sự các khoản nợ. Đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cao cho chế độ cộng sản Việt Nam.
+ Sự luân chuyển các nguồn lực. Trong các xã hội dân chủ, các chủ thể của nhà nước thường độc lập và không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Ở các nước này, chính phủ không được phép luân chuyển các nguồn lực, từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nhưng đối với các nước cộng sản, đối với nhà cầm quyền Việt Nam, thì việc luân chuyển các nguồn lực là hoàn toàn bình thường. Chúng ta được thông tin về việc chính phủ Việt Nam đã sử dụng nguồn tiền 20.000 tỷ đồng của Bảo hiểm Xã hội cách đây 20 năm, mà chưa có sự hoàn trả lại cho ngành Bảo hiểm. Với khả năng luân chuyển các nguồn lực như vậy, nhà cầm quyền có thể tận dụng tối đa để kéo dài, duy trì sự tồn tại của hệ thống, bộ máy của chế độ như hiện nay.
Trên đây là những lý do giúp cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện vẫn đang duy trì được sự tồn tại. Nhưng nhìn vào các lý do đó, chúng ta cũng thấy ngay được xu hướng khốn cùng của chế độ sẽ tới, bởi vì: đối với các nguồn vay, khi các chủ nợ hiểu được thực chất nền kinh tế Việt Nam, việc sử dụng các nguồn vốn vay không nhằm mục đích sản xuất mà chỉ để trả nợ, đảo nợ thì các nguồn vốn vay này sẽ bị thu hẹp và khép lại. Đối với việc luân chuyển các nguồn lực, luân chuyển mãi rồi cũng phải hết, các khoản dự trữ cũng sẽ cạn kiệt. Nguồn tài nguyên hiện hữu, vật chất cũng sẽ cạn kiệt dần theo thời gian. Đối với các khoản thuế phí vô lý, người dân có nhận thức, hiểu biết sẽ không còn dễ dàng chấp nhận như trước đây, các hiệp định về thuế quan và thương mại tự do cũng sẽ tác động làm hạn chế và giảm bớt các khoản thu vô lý này.
Như vậy, theo thời gian, với mức nợ và sự tàn phá, tham nhũng khủng khiếp như hiện nay, các nguồn lực sẽ dần cạn kiệt đến mức không thể duy trì nổi bộ máy khổng lồ. Cùng với những vấn đề xã hội phát sinh, và mâu thuẫn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, khả năng sụp đổ của chế độ trong tương lai gần là hoàn toàn hiện hữu./.
Bài 2: Những
kịch bản
thay đổi -
sụp đổ có
thể xảy ra
Khi chế độ cộng sản Việt Nam đi tới thời điểm cận kề sự sụp đổ, trong tiềm thức và mong muốn của nhiều người, muốn có sự thay đổi trong nhận thức và trật tự, tránh sự xáo trộn và hỗn loạn. Đây là điều tự nhiên của người dân, khi đã trải qua rất nhiều những biến cố, những đảo lộn gần một thế kỷ qua. Kịch bản thay đổi mà nhiều người mong muốn, đó là đảng cộng sản tự nhận thức được nguy cơ sụp đổ của chế độ, chấp nhận sự thay đổi về chính trị, mở đường cho sự xuất hiện của đảng phái khác, và cùng nhau bắt tay vào xây dựng một thể chế dân chủ, trao trả quyền lực về cho nhân dân. Nhưng hầu như ai cũng biết, đây là kịch bản không tưởng, không thể xảy ra bởi sự vận hành của một hệ thống và theo quán tính, không ai có thể làm gì và đảo ngược được tình thế. Tuy vậy, vẫn còn một hi vọng về một sự thay đổi có chủ ý, xuất phát từ nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Đó là sự phất cờ trong nội bộ mà chúng ta đã từng hi vọng như trước đại hội XII của đảng cộng sản. Đây là kịch bản vẫn còn hi vọng nhưng đã giảm bớt nhiều sau hi vọng có đột biến từ đại hội XII. Đối với những người làm chính trị lớn, với những người có nhãn quan chính trị và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm thì thời điểm trước đại hội XII và thời điểm hiện nay là thời cơ vàng để phất cờ, để tạo đột biến và dấu ấn trong lịch sử. Nhưng hi vọng về một sự phất cờ trong nội bộ đảng cộng sản rất mong manh và khó xảy ra vì hai lý do. Thứ nhất, những người ở vị trí có thể phất cờ hiệu quả đều có một hệ thống lợi ích được tích lũy và tạo ra trong nhiều năm, và người ta rất khó để dám đặt cược vào một tình thế hiểm nghèo. Thứ hai, quan trọng hơn, hệ thống quan trường của cộng sản, không có chỗ cho những người có cá tính lớn, cho những người có bản lĩnh dọc ngang thiên hạ. Phần lớn lên đến các chức vụ trung ương và bộ chính trị đều là dạng luồn cúi, thượng đội hạ đạp và quan trọng nhất, họ chưa bao giờ có khái niệm hi sinh vì một cái gì đó. Trong khi đó, việc phất cờ chủ yếu được thúc đẩy bằng động cơ lớn, trong sáng và chấp nhận sự hi sinh. Nhưng chúng ta cũng không loại trừ hoàn toàn khả năng thực tế của kịch bản này, bởi quy luật vật cùng tắc phản trong cuộc sống.
Có một kịch bản được một số người đưa ra trao đổi về sự thay đổi của chế độ, đó là việc một cá nhân hoặc một nhóm, có thể lợi dụng tình thế để chuyển sang hình thái độc tài cá nhân hoặc độc tài nhóm. Cá nhân tôi không chia sẻ, và không nghĩ rằng việc này có thể xảy ra. Lý do là, việc lợi dụng tình thế, để xáo trộn nội bộ, đảo chính trong nội bộ, để thu quyền lực về một mối, một nhóm có thể xảy ra, có thể làm được. Nhưng để duy trì một hình thái độc tài cá nhân, hoặc nhóm trong bối cảnh bộ máy khổng lồ đang tồn tại, cộng với nền kinh tế phá sản, nát bét và số nợ lên đến gấp đôi GDP là điều không tưởng. Nếu như có một sự phất cờ, với mục đích trong sáng, mục tiêu vì tự do của nhân dân thì vấn đề lại khác. Các chính phủ dân chủ và các định chế tài chính quốc tế, thậm chí người dân trong nước, có thể ủng hộ và giúp đỡ vô tư, khách quan và hoàn toàn có thể bảo đảm duy trì, tồn tại những cơ quan, bộ máy cần thiết cũng như hoạt động bình thường của nền kinh tế. Nhưng nếu là độc tài cá nhân, độc tài nhóm thì không bao giờ có thể thu hút nổi những nguồn lực nói trên. Chính vì vậy, khả năng xảy ra kịch bản chuyển đổi sang hình thái độc tài cá nhân, hoặc độc tài nhóm là rất khó xảy ra.
Như vậy, kịch bản về sự thay đổi là có thể có nhưng vô cùng mong manh và ít hi vọng. Cá nhân người viết bài này nhận định, sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện có nhiều khả năng xảy ra nhất. Sự kéo dài cơn hấp hối, giãy chết này có thể thách thức sức chịu đựng của người dân và giới đấu tranh dân chủ nhưng cũng có khía cạnh tích cực. Đó là khi nhà cầm quyền Việt Nam có thể luân chuyển, huy động các nguồn lực để duy trì, kéo dài sự tồn tại của chế độ, thì sự cạn kiệt nguồn lực sẽ xảy ra ở tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi bộ phận của cơ thể cộng sản. Vậy là khi chế độ sụp đổ, tất cả đều vỡ vụn và sụp đổ theo, và cả đất nước trở thành bình địa, bằng phẳng. Điều này rất thuận lợi cho việc xây dựng một ngôi nhà mới, một thể chế mới tự do và dân chủ.
Sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ như đã phân tích, gốc rễ là sự cạn kiệt nguồn lực, sụp đổ về kinh tế. Nhưng diễn biến, nguyên cớ hay giọt nước tràn ly sẽ xảy ra ở đâu, lĩnh vực nào và như thế nào là điều khó ai có thể biết được. Về đại thể, có thể có ba tình huống có tính chất ngòi nổ cho sự sụp đổ của chế độ. Ba tình huống đó tương ứng với ba lĩnh vực quan trọng của đời sống người dân.
- Sự sụp đổ về kinh tế, có thể bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, hoặc một cuộc lạm phát bất ngờ nào đó. Chúng ta đã biết, hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay chỉ còn vốn lưu động để duy trì hoạt động cầm chừng và tồn tại. Nếu có một thông tin, hoặc một tác động tâm lý nào đó, đẩy người dân đồng loạt tới rút tiền ngân hàng cùng một thời điểm, thì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng hoàn toàn có thể xảy ra. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ngay lập tức kéo theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, lạm phát thường trực của Việt Nam hiện nay ở mức cao, mỗi năm tối thiểu từ 20-30%. Nguyên nhân là do nhà cầm quyền luôn in tiền vượt quá năng lực của nền sản xuất. Nếu trong một tình huống nào đó, họ cần tiền và đột ngột đẩy nguồn tiền in ra gấp nhiều lần lượng tiền in hiện tại, sẽ xảy ra siêu lạm phát. Mà siêu lạm phát thì thiêu đốt một chế độ nhanh nhất có thể, lịch sử đã nhiều lần chứng minh.
- Động loạn xã hội xảy ra, khi nhà cầm quyền có thể đàn áp quá tay, không kiểm soát được tình hình, lại đúng vào thời điểm và lĩnh vực nhạy cảm. Người dân có thể vùng lên bất cứ lúc nào trong bối cảnh dồn nén cùng cực như hiện nay. Chúng ta không biết điều này có xảy ra hay không, nhưng chúng ta hiểu rõ, các vấn đề xã hội đang chồng chất như những thùng thuốc súng, sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào khi có một mồi lửa đủ mạnh. Những vấn đề khủng hoảng ô nhiễm môi trường, dân oan, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ...hiện đang là những thùng thuốc nổ cực mạnh, chỉ chờ dịp là bộc phát. Mạng lưới Internet và mạng xã hội luôn là nguồn dẫn và xung động cực lớn cho những đám cháy tưởng như nhỏ bé và đơn giản.
- Mâu thuẫn, sát phạt trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam. Vài năm trở lại đây, vấn đề xung đột quyền lực, lợi ích nhóm đã bị rò rỉ ra bên ngoài và ai cũng thấy vấn đề này lại trở thành một quả bom nổ chậm tiềm ẩn. Khi nguồn lực chung cạn kiệt, đương nhiên chiếc bánh lợi ích sẽ bị co lại, nhưng số người và nhóm lợi ích không hề giảm đi, chính vì vậy sự xung đột và mâu thuẫn bị đẩy lên mức cao là điều dễ hiểu. Ngoài ra, việc thuần phục Trung Quốc chưa bao giờ đạt tới sự thống nhất tuyệt đối, vẫn có những người còn chút lương tâm và liêm sỉ, và đó cũng là một ngòi nổ vô hình. Việc tham quyền cố vị, hoặc phe cánh dựa vào ảnh hưởng bên ngoài càng làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn tiềm ẩn chỉ chờ cơ hội là bộc phát. Và thường là giai đoạn cuối của sự tồn tại, các mâu thuẫn tích tụ đủ lớn cho một sự bùng phát bất ngờ.
Chúng ta không biết được, trong ba lĩnh vực nêu trên, đâu sẽ là ngòi nổ, giọt nước tràn ly cho sự sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ. Nhưng chúng ta biết chắc chắn, đó là điều sẽ tới trong tương lai gần./.
Bài 3: Những
việc cần làm
khi chế độ
sụp đổ
Trong số các kịch bản thay đổi - sụp đổ chỉ có duy nhất kịch bản sụp đổ và sụp đổ toàn diện là khó hình dung, cũng như khó xử lý nhất. Các kịch bản còn lại, đều ít nhiều có chủ thể tiếp quản và có sự chủ động trong việc giữ ổn định xã hội và xây dựng thể chế mới. Việc chủ thể nào còn nắm giữ sự chủ động và tiếp quản chế độ cũ chúng ta không biết được nên rất khó hình dung và xác định đúng hướng. Chính vì vậy, bài viết này chỉ đề cập tới trường hợp sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ, trong bối cảnh không hề có lực lượng chính trị thay thế, do đó sẽ xuất hiện khoảng trống quyền lực và chắc chắn, ít nhiều có sự hỗn loạn xã hội.
Chúng ta có thể hình dung ra, một số nét cơ bản của tình hình, khi chế độ sụp đổ toàn diện, không có lực lượng chính trị nào thay thế ngay được. Trước hết, sẽ có một vài tổ chức của phong trào dân chủ, và nhân sĩ trí thức kết hợp với đại diện của Liên Hợp Quốc và các đại sứ quán của các cường quốc. Liên Hợp Quốc, mà nhiều khả năng Mỹ sẽ giữ vài trò chủ đạo sẽ tập hợp các tổ chức lớn của người Việt trong và ngoài nước để thành lập Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời, có thể có cả đại diện của quân đội tham gia. Sau đó sẽ công bố Chính phủ Lâm thời, chương trình hành động, thời gian xây dựng và công bố hiến pháp mới, ấn định lịch trình tổng tuyển cử...đó là những việc thường xảy ra ở các quốc gia có sự thay đổi hay sụp đổ hoàn toàn chế độ. Như vậy, gần như chắc chắn, các đại diện của các đảng phái trong và ngoài nước, tổ chức hội nhóm xã hội dân sự trong nước sẽ tham gia vào Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời. Vậy thì, phong trào dân chủ, hay những người thuộc thuộc các tổ chức đảng phái đấu tranh cho dân chủ chúng ta cần phải làm những gì? Có hai nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần thực hiện khi đó: ổn định tình hình và chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ.
1/ Ổn định tình hình
Khi một chế độ sụp đổ, nhất là chế độ cộng sản với biết bao nhiêu cơ quan, chủ thể trong hệ thống, đồng thời phần lớn người dân bị bất ngờ sẽ xảy ra một tình trạng hoảng loạn vô cùng rộng lớn. Sự dồn nén, căm phẫn của người dân, sự lo sợ hoảng loạn của các quan chức cộng sản... sẽ tạo ra một bức tranh cực kỳ hỗn loạn và lộn xộn. Đây là hậu quả trực tiếp của việc ngăn chặn, không cho ra đời bằng mọi giá một lực lượng đối lập có tổ chức của nhà cầm quyền Việt Nam. Như vậy, tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ chắc chắn xảy ra cho tới khi các tổ chức, hội nhóm bàn bạc và lập ra được một Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời. Quãng thời gian này, chúng ta không thể biết được có thể xảy ra những điều gì, và hầu như chưa ai có thể can thiệp được, trừ sự can thiệp của đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, nếu tình trạng hỗn loạn dẫn tới bạo loạn. Như vậy, khi xuất hiện Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời thì nhiệm vụ quan trọng nhất là vấn đề ổn định tình hình.
Muốn ổn định tình hình, chúng ta cần phải xác định được thành phần và nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn, và giải quyết theo các nguyên nhân đó. Có hai nhóm người chính, có thể là chủ thể dẫn tới sự hỗn loạn, đó là người dân với sự dồn nén, bức xúc và căm thù chế độ khi chế độ sụp đổ sẽ có hành động trả thù. Việc trả thù sẽ kéo dài và lan rộng nếu như họ nghĩ rằng không có luật pháp và không ai ngăn cản và chế tài được họ. Như vậy ở đây, cần có những luật lệ khẩn cấp, cần có những lực lượng ngăn cản sự trả thù một cách tự phát của người dân. Ngoài ra, sẽ có các cá nhân lợi dụng tình hình để cướp phá, hôi của cũng cần được ngăn chặn. Một thành phần khác, đó là những cựu quan chức, công nhân việc chức của chế độ cũ, nhất là công an và an ninh lo sợ sự trả thù, lo sợ cho tương lai có thể tập hợp nhau lại để đi theo hướng chống lại chính quyền mới để (họ nghĩ) có thể tự bảo vệ mình. Việc này đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết, cần có một chương trình, chính sách minh bạch, rõ ràng, công bằng và nhân bản đối với đối với những người thuộc chế độ cũ.
Tóm lại, để ổn định tình hình, Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời cần thực hiện những công việc thiết yếu sau.
- Công khai mục đích, mục tiêu, thời hạn của Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời.
- Công khai tiến trình, thời gian biểu, các bước chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ.
- Công bố chính sách đối với những người, những vụ việc liên quan tới chế độ cũ.
- Công bố, thông báo và có lực lượng hỗ trợ ngăn chặn các hành vi quá khích có tính chất trả thù cá nhân hoặc gây bạo loạn.
Về cơ bản, với những gương mặt có uy tín, một chương trình hành động rõ ràng, minh bạch, có thời hạn đồng thời có phương án giải quyết các vấn đề nổi cộm được thông tin tới toàn thể người dân, sẽ là cơ sở để ổn định tình hình trong lúc nước sôi lửa bỏng.
2/ Chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ
Chúng ta biết rằng, theo thông lệ của các nước gần đây có sự thay đổi chế độ, họ thường xây dựng thể chế dân chủ theo cùng một cách. Đó là thuê các chuyên gia, có thể kết hợp với các học giả trong nước viết hiến pháp, đồng thời ấn định thời gian tổng tuyển cử khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó, tất cả thể chế dân chủ đều được bắt tay xây dựng khi đã có các cơ quan lập pháp và hành pháp là quốc hội và chính phủ. Cách thức này, quá trình này, chúng ta chỉ có thể gọi, đó là chuẩn bị cho tổng tuyển cử chứ hoàn toàn không phải là quá trình chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ. Điều này (cách thức xây dựng chính quyền kiểu này) cùng với việc bỏ qua việc xác định, lựa chọn định chế dân chủ cốt lõi của thể chế dân chủ là nguyên nhân chính dẫn tới việc tất cả các quốc gia xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới chỉ có dân chủ trong tuyển cử, mà không hề có dân chủ tự do cho người dân.
Khi chúng ta đặt vấn đề, chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ thì điều đó hoàn toàn khác với việc chuẩn bị cho ra đời bản hiến pháp và việc tổng tuyển cử để tạo ra quốc hội và chính phủ. Toàn bộ quá trình xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới đều bỏ qua một vấn đề quan trọng nhất, đó là thông tin đến từng người dân, về các quyền con người, về tự do, dân chủ về tình hình đất nước... dẫn tới tình trạng người dân không có đủ thông tin và kiến thức để tham gia vào quá trình xây dựng thể chế dân chủ và vận hành, thực thi, thực hiện các quyền con người của mình. Chính vì vậy, việc chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ cần tuyệt đối tập trung vào nhiệm vụ này. Ngoài những việc cần làm, dựa vào kinh nghiệm của thế giới, chúng ta cần thực hiện ba bước tối quan trọng, để xây dựng thành công thể chế dân chủ trong tương lai.
Một là, thời gian để các chính đảng, đảng phái đăng ký và quảng bá tới mọi miền đất nước, mọi thành phần trong xã hội ít nhất là từ 2-3 năm. Điều đó có nghĩa là Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời cần tồn tại, duy trì từ 2-3 năm, sau đó mới thực hiện tổng tuyển cử. Đây là điều kiện bắt buộc để người dân có thông tin và nhận thức về tình hình đất nước, về các quyền con người, và về các chính đảng.
Hai là, cần xây dựng ngay lập tức một trung tâm thông tin - hỗ trợ pháp lý của quốc gia, có văn phòng ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, có thể thông tin xuống tới tận thôn, bản, làng của người dân. Trung tâm này có chức năng thông tin toàn bộ các vấn đề về tình hình đất nước, trang bị các kiến thức về quyền con người, về tự do dân chủ cho toàn thể người dân trong cả nước. Đây là điều kiện tiên quyết, bắt buộc nếu Việt Nam muốn xây dựng được thể chế dân chủ thành công, tránh lối mòn của các quốc gia khác trên thể giới. Chúng ta tuyệt đối không được bỏ qua bước đi nền tảng này.
Ba là, đặt việc xây dựng thể chế dân chủ ở đơn vị cơ sở làm trung tâm, tất cả việc xây dựng thể chế dân chủ ở các đơn vị khác xoay quanh và hỗ trợ, phục vụ cho đơn vị này. Lý do là, đơn vị dân chủ cơ sở chính là nơi thể hiện và thực hành quan trọng nhất tự do của con người.
Với ba vấn đề tối quan trọng trên, cùng với việc xác định được định chế dân chủ cốt lõi, để xây dựng và vận hành, chúng ta tin rằng, thể chế dân chủ của Việt Nam sẽ vượt thoát được lối mòn mà bao năm qua, hàng trăm quốc gia xây dựng thể chế dân chủ đã và đang mắc phải./.
Bài 4: Lựa chọn và xây
dựng định chế dân chủ cốt lõi
Trong
quá
trình
suy tư
viết
cuốn
sách Dân
Chủ,
cùng với
suy nghĩ
về việc
sẽ xây
dựng thể
chế dân
chủ cho
Việt Nam
như thế
nào,
trong
đầu tôi
luôn có
một thắc
mắc. Đó
là, tại
sao trên
thế giới
có
khoảng
150 quốc
gia có
thể chế
dân chủ
tương
đối
giống
nhau,
nhưng
chỉ có
khoảng
30 quốc
gia,
người
dân được
thực sự
tự do,
còn lại
trên
dưới 120
nước
kia, chỉ
có dân
chủ
trong
tuyển
cử? Điều
gì đã
tạo ra
30 quốc
gia có
tự do
dân chủ
và điều
gì ngăn
cản 120
quốc gia
kia
người
dân chưa
thực sự
tự do?
Tại sao
nền dân
chủ Hoa
Kỳ lại
được
ngưỡng
mộ trên
toàn thế
giới?
Liệu có
một thể
chế dân
chủ nào,
phương
thức tổ
chức xã
hội nào
có thể
bảo đảm
thành
công cho
tất cả
các quốc
gia hay
không?
Nếu ai
đó từng
quan tâm
và
nghiên
cứu các
bài viết
của tôi,
thì
những
câu hỏi
nêu trên
đã được
tôi trả
lời đầy
đủ,
trong
hai bài
viết vào
đầu năm
2014, đó
là các
bài:
"Những
thách
thức
trong
việc xây
dựng thể
chế dân
chủ ở
Việt
Nam" và
bài "Nắm
tay nhau
xây dựng
nền dân
chủ,
giấc
mộng
Việt
Nam" (http://anhtruong01.blogspot.com/2014/04/nhung-thach-thuc-trong-viec-xay-dung.html).
Điều tôi
buồn và
khá lo
lắng là,
có rất
ít người
quan tâm
đến việc
xây dựng
thể chế
dân chủ
mà đặt
ra những
câu hỏi
nêu
trên.
Như vậy,
họ sẽ
mặc định
cách
thức xây
dựng thể
chế dân
chủ hiện
nay trên
thế giới
là tối
ưu, và
chỉ việc
áp dụng.
Là người
mất
nhiều
công sức
suy tư
về chủ
đề này,
cá nhân
tôi mong
muốn có
sự trao
đổi,
thảo
luận,
tranh
luận và
phản
biện về
những
vấn đề
tôi đưa
ra trong
cuốn Dân
Chủ và
các bài
viết. Hi
vọng về
các quan
điểm,
nội dung
của tôi
đưa ra
được áp
dụng xây
dựng thể
chế dân
chủ cho
Việt Nam
là rất
mong
manh.
Nhưng
trước
khi đi
vào
trình
bày lại,
một cách
hệ thống
và ngắn
gọn, tôi
có một
mong
muốn gửi
gắm cho
những
người có
trách
nhiệm
xây dựng
thể chế
dân chủ
cho Việt
Nam (nếu
tôi
không có
điều
kiện
tham gia
được).
Dù bất
cứ ai,
thiết kế
và xây
dựng thể
chế dân
chủ cho
việt
Nam, hãy
đề nghị
họ giải
thích
câu hỏi
đầu tiên
trong
bài viết
này: tại
sao trên
thế giới
có
khoảng
150 quốc
gia có
thể chế
dân chủ
tương
đối
giống
nhau,
nhưng
chỉ có
khoảng
30 quốc
gia có
được nền
dân chủ
tự do,
còn lại
120 quốc
gia, chỉ
có dân
chủ
trong
tuyển
cử?
Những
vấn đề
tôi đã
trình
bày xung
quanh
chủ đề
xây dựng
thể chế
dân chủ,
tôi xin
không
được
trình
bày lại.
Đề nghị
hãy đọc
cuốn
sách Dân
Chủ và
hai bài
viết nêu
trên. Ở
đây, tôi
đi vào
trình
bày ngay
lý do
các quốc
gia có
thể chế
dân chủ
mà người
dân chưa
thực sự
được tự
do, theo
một cách
tiếp cận
khác,
hay cách
nói
khác,
với cùng
một nội
dung. Có
ba lý
do, hay
ba yếu
tố quan
trọng
nhất để
xây dựng
thành
công một
thể chế
dân chủ
cho bất
cứ quốc
gia nào.
1/ Xác
định và
xây dựng
định chế
dân chủ
cốt lõi
Như
chúng ta
biết,
một thể
chế dân
chủ mà
các quốc
gia xây
dựng
thường
có nhiều
định chế
dân chủ:
hiến
pháp dân
chủ; tam
quyền
phân
lập; đa
nguyên
đa đảng;
bầu cử
và ứng
cử tự
do; tản
quyền và
cơ chế
liên
bang; tự
do ngôn
luận, tự
do báo
chí...vv.
Tuy
nhiên,
tất cả
các quốc
gia xây
dựng thể
chế dân
chủ chỉ
biết vận
dụng
bằng
cách xây
dựng đầy
đủ các
định chế
đó. Tất
cả đều
không
đặt được
vấn đề,
trong số
tất cả
các định
chế nêu
trên,
thì đâu
là định
chế dân
chủ cốt
lõi, cần
được đặt
vào vị
trí
trung
tâm và
xây dựng
xung
quanh
định chế
đó. Sự
khác
biệt
trong
cuốn
sách Dân
Chủ,
trong
các bài
viết và
quan
điểm của
cá nhân
tôi
chính là
điểm
này. Tôi
đã xác
định
được,
dựa trên
nghiên
cứu thể
chế dân
chủ của
Hoa Kỳ,
định chế
dân chủ
cốt lõi,
đó là cơ
chế bảo
đảm tự
do của
con
người,
đó là
tòa án
nhân
quyền
bảo đảm
mỗi cá
nhân có
thể tự
mình bảo
vệ các
quyền
con
người
của
mình.
Chỉ cần
tập
trung
suy nghĩ
vào các
khái
niệm tự
do,
quyền
con
người
chúng ta
có thể
chấp
nhận
ngay
cách đặt
vấn đề
này. Tự
do của
con
người là
khái
niệm
trung
tâm,
nhưng
chưa
được
định
nghĩa
đầy đủ
theo
hướng để
xây dựng
định chế
dân chủ,
đã được
cuốn
sách Dân
Chủ định
nghĩa
như sau:
tự
do của
con
người là
các
quyền
con
người và
khả năng
tự bảo
vệ các
quyền
con
người
của mỗi
một cá
nhân.
Từ định
nghĩa
này dẫn
tới định
chế tòa
án nhân
quyền là
một vấn
đề
lo-gic
đơn
giản.
Đây là
định chế
dân chủ
cốt lõi
mà bất
kỳ thể
chế dân
chủ nào,
nền dân
chủ nào
cũng cần
quan tâm
và xây
dựng
ngay lập
tức.
2/
Trang bị
kiến
thức cho
người
dân về
vấn đề
tự do,
dân chủ
Khi đã
xác định
được cơ
chế để
người
dân tự
bảo vệ
các
quyền
con
người
của
mình,
thì vấn
đề nhận
thức,
kiến
thức của
người
dân về
các
quyền
con
người
của
mình, về
vấn đề
tự do,
dân chủ,
cách
thức
tham gia
xây dựng
thể chế
dân chủ,
cách
thức bảo
vệ các
quyền
con
người
của mình
là vấn
đề sống
còn.
Người
dân chỉ
có thể
tự bảo
vệ các
quyền
con
người
của mình
khi họ
hiểu rõ
các
quyền
đó, và
cách
thức bảo
vệ các
quyền đó
thông
qua tòa
án nhân
quyền.
Không
những
vậy, khi
có nhận
thức và
kiến
thức về
tự do,
dân chủ
nhân
quyền
người
dân còn
tham gia
vào việc
xây dựng
thể chế
dân chủ,
xây dựng
luật
pháp.
Chúng ta
cần đơn
giản hóa
các kiến
thức về
các
quyền
con
người,
về tự
do, dân
chủ để
trang bị
cho
người
dân. Về
lâu dài,
các kiến
thức này
cần được
phổ biến
tới các
cấp học
từ tiểu
học tới
trung
học và
đến đại
học. Làm
sao phải
đạt được
yêu cầu,
người
dân
thuộc,
nhớ được
các
quyền
con
người
của mình
như nhớ
những
bảng cửu
chương
trong
toán
học.
3/ Cơ
chế tản
quyền và
vấn đề
dân chủ
cơ sở
Đây là
hai vấn
đề quan
trọng,
không
thể bỏ
qua
trong
xây dựng
thể chế
dân chủ.
Cơ chế
tản
quyền,
xây dựng
nhà nước
liên
bang là
yêu cầu
bắt buộc
nhằm
giảm
thiểu
sức ép
lên
trung
ương
đồng
thời
phát huy
được hết
các ưu
điểm của
từng
vùng,
miền có
các đặc
trưng,
đặc thù
khác
nhau.
Vấn đề
xây dựng
thể chế
dân chủ
cơ sở
quan
trọng
bậc nhất
khi đơn
vị cơ sở
chính là
nơi con
người
thể hiện
mọi sự
tự do,
cũng như
việc
tham gia
xây dựng
thể chế
đó. Xu
hướng
chung
của thế
giới là
hợp tác
và hòa
hợp,
đồng
nghĩa
với việc
vai trò
của
chính
quyền
trung
ương
không
còn mạnh
và chi
phối mọi
mặt nữa,
càng
thúc đẩy
việc xây
dựng thể
chế dân
chủ cơ
sở lên
tầm quan
trọng
đặc
biệt.
Chúng ta
cần đặt
việc xây
dựng thể
chế dân
chủ cơ
sở làm
trung
tâm, và
các đơn
vị khác
xoay
quanh và
phục vụ
đơn vị
dân chủ
cơ sở
này.
Trên
đây là
ba vấn
đề quan
trọng,
trong
việc xây
dựng thể
chế dân
chủ.
Chúng ta
cần hiểu
rằng, ba
vấn đề
này là
trung
tâm,
trọng
tâm,
cùng với
việc xây
dựng đầy
đủ các
định chế
dân chủ
khác mà
các quốc
gia đã
và đang
có. Các
định chế
khác cần
được xây
dựng
xoay
quanh và
phục vụ
định chế
dân chủ
cốt lõi
(tòa án
nhân
quyền)
và định
chế dân
chủ được
chú
trọng
đặc biệt
(tản
quyền và
dân chủ
cơ sở).
Cùng một
cơ hội
để xây
dựng thể
chế dân
chủ, hy
vọng
nhân dân
và đất
nước
chúng ta
lựa chọn
và xây
dựng
được một
thể chế
dân chủ
bảo đảm
cao nhất
tự do
của con
người,
và bài
viết này
là một
cách
tiếp cận
để tham
khảo./.
|