NGƯỜI VIỆT
19-5-20

Ngô Xuân Lịch đang diễn tuồng, gây chú ư để kiếm ghế?

Tư Ngộ/Người Việt

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Dù không thấy ông ta ra mặt, nhưng tin tức nổi cộm mấy ngày qua về đất đai nhạy cảm quốc pḥng bị người Trung Quốc thâu tóm, cho người ta liên tưởng tới ông bộ trưởng Bộ Quốc Pḥng CSVN.

Mấy ngày qua, không phải đồng loạt mà liên tiếp theo nhau từ báo này sang báo khác tại Việt Nam, người ta thấy một thứ tin tức cùng nội dung về “Bộ Quốc Pḥng trả lời kiến nghị của cử tri” về những khu vực đất có giá trị quan yếu quốc pḥng rơi vào tay người Trung Quốc.

Chuyện đă từng được đề cập và xôn xao dư luận từ năm ngoái, hoặc cả năm hay 10 năm trước về những khu vực có giá trị chiến lược an ninh quốc pḥng, từ sát biên giới phía Bắc đến Tây Nguyên và ngay cả trong vịnh Cam Ranh, người Trung Quốc t́m cách thâu tóm, núp bóng người Việt, dựa vào những kẽ hở của luật lệ đầu tư.

Chuyện không có ǵ mới và cũng không thấy nhà cầm quyền CSVN có biện pháp nào hầu ngăn chặn hoặc chấm dứt cái họa tiềm ẩn nếu hai nước Cộng Sản “đồng chí anh em” lại trở mặt, ngoài việc dùng chính quyền địa phương thúc ép ngầm với các “nhà đầu tư” Trung Quốc chỉ lựa chọn những chỗ nhạy cảm để “thâu tóm.”

Những chuyện nổi bật gần đây nhất thấy đề cập là những lô đất sát sân bay quân sự Nước Mặn ở phường Ḥa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, và dọc theo biển trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. V́ luật lệ CSVN không cho phép người ngoại quốc sở hữu đất đai, ban đầu là người Việt Nam (và phần lớn là người Việt gốc Hoa) mua, liên doanh với người Trung Quốc thành lập công ty kinh doanh thương mại hay mở khách sạn. Ít thời gian sau bán hết cổ phần lại cho người Trung Quốc.

Phần góp vốn của người Việt (hay người Việt gốc Hoa) chỉ là giá trị miếng đất nên khi mua hết cổ phần tức làm chủ 100% công ty th́ người Trung Quốc trở thành chủ miếng đất nhờ cái mánh khôn ngoan “lách luật.”

Ngày 19 Tháng Năm, tờ Tiền Phong đưa tin “Bộ Quốc Pḥng đề xuất chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố rà soát đánh giá tổng thể các dự án đầu tư của nước ngoài tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí chiến lược về quốc pḥng, an ninh.”

Cùng ngày, báo Dân Trí đưa tin “Một số người Trung Quốc đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam mua đất. Bộ Quốc Pḥng cho biết đă phát hiện một số trường hợp kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu cả 12 lô đất.” Và “Riêng về t́nh h́nh doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực biên giới, số liệu của Bộ Quốc Pḥng cho thấy, tính đến ngày 30 Tháng Mười Một, 2019, có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh thành biên giới….”

Ngày 18 Tháng Năm, báo VietNamNet đưa tin “Trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp Quốc Hội, Bộ Quốc Pḥng nêu hàng loạt bất cập trong việc người Trung Quốc, người có yếu tố Trung Quốc thu mua đất ở các khu vực trọng yếu….”

Ngày 17 Tháng Năm, tờ Tuổi Trẻ đưa tin “Người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162,000 hécta đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc Pḥng đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc Hội mới đây.”

Cùng ngày, báo VNExpress đưa tin “Bộ Quốc Pḥng vừa trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Pḥng về t́nh trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc pḥng, an ninh….”

Ngày 16 Tháng Năm, tờ Sài G̣n Giải Phóng viết “Công nhận việc cử tri và dư luận xă hội ‘đáng ngại’ về việc cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cấp chứng nhận quyền sử dụng 21 lô đất cho người Trung Quốc là có cơ sở, Bộ Quốc Pḥng cho biết, Thủ Tướng Chính Phủ đă chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng xác minh làm rơ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xử lư theo pháp luật….”

Bên cạnh những “quan ngại” của Bộ Quốc Pḥng CSVN về việc người Trung Quốc thâu tóm đất đai của Việt Nam ở những khu vực mang tính chiến lược an ninh quốc pḥng, báo chí trong nước mấy ngày qua cũng có những bản tin đánh bóng cho Bộ Quốc Pḥng như “tăng cường tiềm lực quốc pḥng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc” và “đă tăng cường lực lượng tàu trực tại các vùng biển trọng điểm” trong lúc dân chúng vừa ngạc nhiên vừa tức giận khi thấy các tàu Hải Cảnh và tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc ngang nhiên hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Qua một loạt những bản tin trên không hề thất xuất hiện tên ông Ngô Xuân Lịch, đại tướng, bộ trưởng Bộ Quốc Pḥng CSVN. Nhưng các bản tin đó cứ lặp đi lặp lại liên tục từ báo này sang báo khác như một chiến dịch có lớp lang th́ người ta không thể không liên tưởng tới ông.

Vào lúc này, đảng CSVN đang chuẩn bị ráo riết cho kỳ họp đảng sắp tới, dự trù vào đầu năm 2021. Ông Ngô Xuân Lịch, 66 tuổi, tuy không thấy có những cáo buộc tham nhũng nhưng các thuộc cấp của ông, nhiều tướng lănh và gồm cả Thứ Trưởng Nguyễn Văn Hiến đang chờ lănh án, dính tham nhũng. Nói như thế, không phải là ông ta không có phần trách nhiệm.

Cái ghế tổng bí thư hay cái ghế thủ tướng nhiều phần không đến lần ông. Nhiều lắm cũng chỉ hy vọng vớ được một trong hai cái ghế vô thưởng vô phạt là chủ tịch nước hay chủ tịch Quốc Hội. Hay ít nhất, giữ lại được cái ghế bộ trưởng Quốc Pḥng.

Loạt bài đánh bóng Bộ Quốc Pḥng CSVN cho người ta hiểu Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng vốn là một ông thiếu tướng quân đội, biết đâu không cho thuộc cấp nâng đỡ “gà nhà.” (Tư Ngộ) [qd]