SAIGON NHỎ
Quan lộ của trí thức Cộng sản thường kết thúc ở nhà tù
Đình Ngọc Đó
là sự kết thúc mặc định của người trí thức dưới chế độ Cộng sản, khi
chọn con đường tiến thân không phải bằng học thức, khả năng chuyên môn,
mà lại muốn dấn thân trong chốn “quan trường” – nơi “gió tanh mưa máu”
không ngừng. Cuộc
đời bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ y khoa Nguyễn Quang Tuấn chứng minh điều
này. Đọc
qua tiểu sử ông Tuấn, ai cũng phải ông nhận ông là người có tài, về
chuyên môn. Ông
Tuấn sinh năm 1967, ở Thanh Oai (Hà Nội), hiện cư trú tại Khu đô thị
Mandarin Garden, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 1994, ông tốt nghiệp
Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa, sau đó tiếp tục học bác sĩ nội
trú chuyên ngành tim mạch. Năm 1996, ông Tuấn đi tu nghiệp chương trình
2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp. Năm
1997, ông tốt nghiệp Trường Đại học Toulouse loại xuất sắc và nhận được
lời mời ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam. Năm
2005, ông Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại
học Y Hà Nội. Năm
2009, ông được phong hàm Phó giáo sư. Năm
2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao
giải nhất Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” trong lĩnh vực y tế cho đề tài
“Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”. Năm
2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Năm
2018, ông được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam công nhận
đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017. Sau đó 2 năm, ông được bổ
nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ông
Nguyễn Quang Tuấn cũng là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai; Chủ
tịch Hội Tim mạch học Hà Nội; Ủy viên Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức
khỏe cán bộ miền Bắc thuộc Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương. Ông
từng nhận được nhiều bằng khen của Thủ tướng; Nhận danh hiệu “Công dân
Thủ đô ưu tú” năm 2016; Thầy thuốc ưu tú năm 2017; Huân chương Lao động
hạng Ba năm 2019. Sự
nghiệp của ông Tuấn lên “như diều gặp gió,” và nhiều người cho rằng
không phải ai giỏi về chuyên môn cũng thành công như ông. Lý do rất đơn
giản, vì ông Tuấn biết “chải chuốt bộ lông” của mình. Có
người nói sở dĩ ông Tuấn không ở lại Pháp và chấp nhận quay về Việt Nam
vì “gốc” của ông là bộ đội, ông đã là đảng viên đảng Cộng sản, nên muốn
về để “cống hiến cho đảng.”
Chẳng biết lý tưởng của ông Tuấn thế nào, nhưng quả thật, ông đã dùng
thẻ đảng viên đảng Cộng sản làm “bàn đạp” đi lên. Năm
2013, ông Tuấn là Bí thư Đảng ủy bệnh viện Tim Hà Nội, đương nhiên ông
lấy luôn chức giám đốc bệnh viện. Năm
2015 đến 2016, ông Tuấn tiếp tục giữ chức bí thư bệnh viện Tim, đồng
thời thêm chức Quận ủy viên quận Hoàn Kiếm, để mở rộng đường vào Quốc
hội sau này. Năm
2016 đến 2020, quả thật ông Tuấn là là đại biểu Quốc hội khóa XIV, tiếp
tục giữ chức Quận ủy viên quận Hoàn Kiếm, và Bí thư Đảng ủy bệnh viện
Tim Hà Nội. Năm
2020, ông Tuấn được thuyên chuyển về Bệnh viện Bạch Mai làm giám đốc,
ông đương nhiên chức Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Bạch Mai phải để cho ông
nắm giữ luôn. Sức mạnh của tấm thẻ đảng nằm ở chỗ đó.
Nhưng rất tiếc cho ông Tuấn là sức mạnh đó đến đấy thì hết hiệu nghiệm. Theo
hồ sơ điều tra, ông Tuấn cùng nhiều cán bộ khác ở Bệnh viên Tim Hà Nội,
và một số đơn vị khác bị khởi tố để điều tra vụ “thổi giá” thiết bị y tế
giá trị lên đến hơn 40 tỷ đồng (hơn $1,758,000). Vụ
việc xảy ra trong thời gian ông Tuấn là Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc
bệnh viện Tim Hà Nội. Ông
Tuấn giữ nhiều chức vụ to, bổng lộc không ít, sao lại tham nhũng để phải
vào tù mất hết tương lai? Sao lại tham tiền như thế, mà không nghĩ đến
vợ con, gia đình? Xin
thưa ngay rằng ông Tuấn “leo” được lên đó chắc tốn không ít tiền, vì cho
dù ông ấy có giỏi đến đâu chăng nữa, có là đảng viên gương mẫu đến cỡ
nào, thì vẫn phải “chung chi” cho bộ, cho ban ngành dọc ngang, mới được
ngồi vào chiếc ghế đó. Đã
chi bộn tiền, thì phải tìm cách thu vào gỡ vốn, rồi kiếm thêm tiền lời,
chứ ngồi đó làm “quan thanh liêm” sao? Mà ở
vị trí như ông Tuấn, làm sao làm “quan thanh liêm” khi cả hệ thống tham
nhũng, ông Tuấn không muốn tham gia cũng không được. Thế thì tay ông
Tuấn “nhúng chàm” là điều đương nhiên. Từ
trước tới nay, chưa có một người trí thức nào không phải đảng viên cao
cấp, mà lại được giao trọng trách lớn nhờ khả năng và trí tuệ cả. Tất cả
vị trí đó đều phải mua bằng tiền, nhưng nếu không phải là đảng viên, sẽ
không mua được. Điều
đó lý giải những tay tham nhũng đều là đảng viên đảng Cộng sản, vì đó là
“đặc quyền” của họ. Tại
sao ông Tuấn lại bí “đồng chí” của ông “đánh tơi tả”? Câu
trả lời cũng đơn giản, khi nhìn lại những cái chết bí ẩn của các cán bộ
lãnh đạo đảng cao cấp mới đây như Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hay cái
chết của cựu Bí thư thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh. Đảng
viên cao cấp cỡ ông Tuấn thì không cần phải chết khi đứng sai phe. Vào
tù và im miệng thì sẽ sống. Có
lẽ khi ngồi trong những song sắt nhà tù, ông Tuấn sẽ có dịp chiêm nghiệm
con đường mình đã chọn. Tôi nghĩ, điều đáng tiếc cho ông Tuấn không phải
là lúc ông từ chối lời mời ở lại Pháp làm việc, mà là sự chọn con đường
dấn thân bằng tấm thẻ đảng ma quái. |