THỜI BÁO (Đức)
Có nghề tình báo, liệu ông Phạm Minh Chính có quật được Nguyễn Phú
Trọng?
Ông Phạm Minh Chính là tay làm chính trị cự phách trong ĐCS hiện nay,
hơn ông Chính chỉ có thể là Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên hiện giờ chỉ còn
chức tổng bí thư trong tay thì quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng rất có
thể sẽ bị hạn chế phần nào.
Nhiệm kỳ 2016-2021 ông Nguyễn Phú Trọng lập rất nhiều kỳ tích, trong đó
kỳ tích lớn nhất là việc ông lấy được chiếc ghế chủ tịch nước. Cách lấy
chiếc ghế của ông có lẽ phải làm cho đối thủ chính trị khiếp sợ. Thành
tích này theo cách nói dân dã là “lấy số má giang hồ”. Phải nói
hơn 70 năm lịch sử cầm quyền của ĐCS thì cách lấy số của ông Trọng thật
là đáng sợ.
Sau khi loại ông Nguyễn Tấn Dũng tưởng chừng như Nguyễn Phú Trọng không
còn đối thủ nào, tuy nhiên sau đại hội 13 thì nhiều người phải suy nghĩ
lại. Ông Nguyễn Phú Trọng cần phải dè chừng Phạm Minh Chính bởi thủ
tướng mà phát huy hết quyền lực chính trị của mình thì có thể lấn lướt
tổng bí thư là hoàn toàn có thể.
Như đã nói ở những bản tin trươcs, thì ông Nguyễn Phú Trọng đang nhỉnh
hơn ông Phạm Minh Chính ở kinh nghiệm. Cái này không thể mua được mà chỉ
có thể có nó bằng cách trải nghiệm. Nói về kinh nghiệm thì chỉ cần đủ
thời gian thì ông Chính có thể có được. Tuy nhiên ông Chính có cái mà
ông Nguyễn Phú Trọng không có, đó là nghề tình báo. Nghề này rất lợi
hại, vì nếu biết tận dụng nó, ông Phạm Minh Chính có thể sẽ kiểm soát
chính trường một cách rất tốt.
Trước đây ông Lê Đức Anh nắm chức chủ tịch nước, một chức vụ hữu danh vô
thực nhưng về thực quyền của ông Lê Đức Anh thì rất lớn, bởi ông Lê Đức
Anh nắm rất chắc tổng cục tình báo quân đội – tức tổng cục 2. Thậm chí
khi về hưu thì thực quyền của ông Lê Đức Anh cũng rất lớn, sức ảnh hưởng
của ông trên chính trường rất mạnh.
Cục tình báo Bộ Công An, tức Tổng Cục 5 đã bị ông Nguyễn Phú Trọng giải
tán sau khi ông nắm đảng ủy Bộ Công An. Được biết, ông Nguyễn Phú Trọng
cho giải tán tổng cục này vì bản thân ông không kiểm soát được nó. Ngược
lại sợ người khác dùng nó kiểm soát ông nên vào năm 2018 ông đã cho giải
tán tổng cục này.
Sự lợi hại của nghề tình báo
Nếu nói ngoại giao là công tác liên lạc bắt tay, đối thoại với nước
ngoài trên mặt nổi thì tình báo là ngành làm việc với nước ngoài âm
thầm. Vì vậy quan hệ với Trung Quốc, ĐCS Việt Nam đặt nhiệm vụ lớn cho
ngành tình báo chứ không phải là giao nhiệm vụ cho ngành ngoại giao.
Ngược lại, phía Trung Quốc muốn kết nối, kiểm soát Việt Nam thì họ cũng
đẩy mạnh công tác tình báo chứ không phải đặt trọng tâm vào ngành ngoại
giao. Được biết, trước đây ông Lê Khả Phiêu đã dùng tình báo liên hệ với
Giang Trạch Dân rồi gặp với tư cách cá nhân. Việc làm này dẫn tới kết
quả ký hiệp định biên giới trên bộ và trên biển làm làm Việt Nam chịu
thiệt thòi nhiều.
Trước khi được điều đi Quảng Ninh làm bí thư, ông Phạm Minh Chính là thứ
trưởng Bộ Công An nắm về mảng tình báo. Vì vậy khi được làm bí thư tỉnh
Quảng Ninh ông Phạm Minh Chính đã kết nối dễ dàng với phía Trung Quốc và
được Tập Cận Bình cử bà giáo sư Đào Nhất Đào sang giúp sức. Trước ông
Phạm Minh Chính, ông Vũ Đức Đam không phải là người trong ngành tình báo
nên việc kết nối với phía Trung Quốc của ông Đam không hiệu quả. Thậm
chí với tư cách là trưởng ban tổ chức trung ương, ông Chính vẫn kết nối
với phía Trung Quốc rất tốt.
Hiện nay ông Phạm Minh Chính đã thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ
tướng, ắt hẳn ông Nguyễn Phú Trọng phải hiểu rằng, ông Chính không phải
là ông Phúc. Ông Chính có nghề tình báo. Được biết suốt 5 năm nhiệm kỳ
thủ tướng, ông Nguyễn Phú Trọng không hề tỏ ra lo âu gì với ông Phúc
nhưng khi ông Chính làm thủ tướng có mấy ngày, ông Nguyễn Phú Trọng đã
có thái độ khác.
Trật tự này làm ông Nguyễn Phú Trọng sẽ vất vả hơn trong 5 năm tới. Việc
phút chót giữ được ông Nguyễn Hòa Bình ở lại ghế phó thủ tướng thường
trực đã cho thấy sự lo lắng của ông Trọng. Không lo sao được khi mà ông
Trọng không giỏi về tình báo bằng ông Chính?
Ông Phạm Minh Chính từng trải qua nhiều vị trí khác nhau, từ thấp đến
cao trong ngành tình báo của Bộ Công an, trong đó có chức Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Tình báo, chuyên trách mảng tình báo kinh tế – khoa học,
công nghệ và môi trường. Lợi thế đó sẽ không phải là nhỏ nếu ông Chính
đối đầu với ông Trọng.
Không chỉ từng làm ngành tình báo mà ông còn từng làm trong ngành ngoại
giao
Từ Bộ Công an, ông Chính có một thời gian sang làm việc tại Đại sứ quán
Việt Nam ở Romania, từ 1991 đến 1994. Đây là giai đoạn sau khi chế độ
cộng sản ở nước chủ nhà và khu vực Đông Âu tan rã, điều ban lãnh đạo
Việt Nam cho đến nay vẫn cho là biến cố họ phải rút kinh nghiệm để bảo
vệ chế độ. Trong thời gian này, ông Chính được thăng bậc, từ cán bộ
lên Bí thư thứ ba, rồi Bí thư thứ hai của Sứ quán. Sau đó, ông tiếp tục
công tác tại Bộ Công an, với chức vụ cao nhất ông từng nắm ở Bộ này là
thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hậu cần – kỹ thuật, tài chính, khoa học,
công nghệ, môi trường, từ cuối 2010 đến cuối 2011.
Như vậy thì ông Phạm Minh Chính không những biết làm tình báo mà còn
biết làm ngoại giao nữa. Nghĩa là về nghiệp vụ bắt liên lạc với ngoại
bang về công khai lẫn âm thầm thì Chính vượt trội hơn Trọng.
Nhiều chuyên gia phan tích chính trị trong và ngoài nước đều cho rằng
ông Chính dày dạn kinh nghiệm về công tác Đảng và trong ngành an ninh,
hơn là trong mảng điều hành kinh tế. Trong Bộ Chính Trị khóa XII, Ông
Phạm Minh Chính đứng hàng thứ chín trong Bộ Chính trị, hai nấc trên ông
Vương Đình Huệ, người đứng thứ mười một. Ông Chính có bề dày cả trong bộ
máy đảng lẫn trong ngành an ninh. Ông là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng
Ban Tổ chức Trung ương và nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Ông Phạm Minh Chính từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Bộ Công an về hậu
cần, kỹ thuật, tình báo và là Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ
Trung ương Đảng.
Không như Phạm Bình Minh chỉ biết ngoại giao, ông Chính còn biết quản lý
đảng viên thuộc cấp. Được biết có hai bộ hiện nay mang danh nghĩa là
thuộc chính phủ nhưng thực chất được điều khiển bởi tổng bí thư, đó là
bộ Quốc Phòng và Bộ Công An.
Nếu quản lý tốt nội các, ông Phạm Minh Chính có thể kiểm soát người đứng
đầu hai bộ này. Nếu làm điều đó thành công, ông Phạm Minh Chính sẽ mạnh
hơn ông Nguyễn Phú Trọng là điều khó tránh khỏi.
Lãnh đạo Quảng Ninh một kinh nghiệm lớn cho vị trí thủ tướng
Trước khi nắm vị trí Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông là Bí thư Tỉnh
ủy Quảng Ninh, từ 2011 đến 2015.
Trong thời gian này, ông Chính được biết đến với vai trò chính trong
việc thúc đẩy việc xây dựng một trong ba Đặc Khu Kinh Tế và việc
thông qua dự luật liên quan, điều sau này đã bị gác lại sau làn sóng
biểu tình bài Trung Quốc mạnh mẽ của người dân trên toàn quốc hồi 2018.
Cho đến nay, Quảng Ninh vẫn là một trong những điểm sáng giúp Phạm Minh
Chính đạt được nhiều thành công. Hứa hẹn khi làm thủ tướng ông Chính sẽ
dùng phương pháp này để điều hành đất nước. Có thể là dưới thời ông
Chính, Việt Nam sẽ phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn nhưng chắc chắn,
nó sẽ mang lại quyền lực cho Phạm Minh Chính nhiều hơn nữa.
Trong tứ trụ hiện nay có 4 người, tuy nhiên việc tranh giành ảnh hưởng,
hoặc xa hơn là việc tranh giành quyền lực chỉ xảy ra giữa ông Nguyễn Phú
Trọng và ông Phạm Minh Chính thôi.
Vị trí được cho là nắm quyền tối cao trong hệ thống chính trị Việt
Nam, chức tổng bí thư Đảng Cộng sản, tiếp tục do ông Nguyễn Phú Trọng
nắm. Tuy nhiên sau đại hội 13 này sẽ hứa hẹn gió sẽ đảo chiều. Ông Trọng
có muốn kìm kẹp hạn chế quyền lực của Phạm Minh Chính thế nào thì quyền
lực ông Chính vẫn lớn mạnh. Cái mốc ông Chính vượt qua ông Trọng sẽ đến
nhưng có điều là không biết lúc nào thôi.
Có tin vào tháng 7 ông Trương Hòa Bình sẽ rút, tuy nhiên đó là thực tế,
còn tin đồn thì chờ thời gian kiểm chứng. Nếu ông Trương Hòa Bình rút
sớm thì cuộc chiến giành ghế phó thủ tướng thường trực cho thuộc hạ mà
ông Trọng và ông Chính sẽ xảy ra kịch chiến. Hãy đợi xem, rất có thể có
phim hay mà xem.
Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp) |