THờI BÁO (Đức)

19/04/2021 

 

Để vượt Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính tạo “đế chế riêng” như thế nào?

Để thắng đối thủ thì phải củng cố sức mạnh phòng thủ trên sân nhà. Với Nguyễn Phú Trọng, thì sân nhà là ban bí thứ, với ông Phạm Minh Chính thì sân nhà là chính phủ. Với ông Trọng, sân nhà của ông đã được ông chăm lo vun đắp từ hơn 10 năm qua, tuy nhiên với ông Phạm Minh Chính thì Chính phủ là ngôi nhà mới, tuy đông người nhưng sự gắn kết nhau chưa có. Vì vậy việc họp hành, giao trách nhiệm và quyền hạn cho ai là rất cần thiết. Các ban bộ ngành của chính phủ rất đông, nếu tạo nên một khối đoàn kết thì chính phủ có thể lấn lướt được ban bí thư chứ không đơn giản.

Trong chính phủ thường ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ có cài người của ông vào đấy. Việc này như gầy dựng thế lực “nội gián” vậy. Năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã cấy Vương Đình Huệ vào chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhưng không ổn, chỉ hơn 1 năm, ông Vương Đình Huệ bị buộc phải rời khỉ chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng về ban bí thư nắm trưởng ban kinh tế trung ương.

Phạm Minh Chính là một lãnh đạo trẻ hơn so với ông Trọng rất nhiều, có bản lĩnh và học hỏi những ưu điểm của Nguyễn Phú Trọng trong vấn đề đấu đá trên chính trường cũng rất hiệu quả. Cách đây 5 năm, ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm thủ tướng và ngồi ghế thủ tướng một cách hiền lành để được an phận, kết quả là ông Phúc không bị víu lạ tấn công như Trần Đại Quang nhưng ông ta cũng không thể ngồi được chiếc ghế thủ tướng sang nhiệm kỳ thứ hai.

Ông Phạm Minh Chính thì hoàn toàn khác ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Chính có năng lực hơn và có tham vọng hơn. Với kết quả đấu đá ở đại hội 13 cho thấy ông Phạm Minh Chính hoặc bằng hoặc hơn ông Nguyễn Tấn Dũng chứ không thể thua. Với một con người như vậy thì ông Phạm Minh Chính ắt có kế hoạch xây dựng cho mình một sức mạnh ngay trong nội bộ chính phủ. Lần này trong chính phủ ông Phạm Minh Chính có cả con trai ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy dù muốn hay không, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng phải ủng hộ Phạm Minh Chính vô điêug kiện.

Cuộc họp đầu tiên của chính phủ

Ngày 15/4 ông Phạm Minh Chính có cuộc họp đầu tiên của chính phủ. Cuộc hóp này ông Phạm Minh Chính ưu tiên 8 nhiệm vụ trọng tâm.

Nhiệm vụ đầu tiên là thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII. Mà nghị quyết đảng là kết quả họp bàn Bộ Chính Trị. Trước mắt làm tốt việc này thì ông Nguyễn Không có cơ sở bắt lỗi thủ tướng. Bài học về hội nghị trung ương 6 khóa XI đã cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng dùng nghị quyết đảng để buộc tội Nguyễn Tấn Dũng nhưng không thành công. Tuy ông Dũng trụ vững, nhưng tốt hơn hết là đừng để ông Nguyễn Phú Trọng có cớ.

Trong cuộc họp ông Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan trình chương trình hành động. Ông Chính rất chú ý đến những đề án lớn cần triển khai thực hiện như thế nào để bên đảng không có cớ để bắt lỗi và làm sao để tạo ra phúc lợi cho các nhóm lợi ích để xây dựng thế lực quảnh mình một cách hùng mạnh.

Việc tăng cường phân cấp, phân quyền cho các bộ, cơ quan, địa phương xử lý công việc là việc làm cần thiết. Chính những quy định như vậy mới tạo cơ hội tốt cho các quan chức cấp dưới. Ở tại các nước CS, việc tham ô hoặc thất thoát đến trăm tỷ mới có thể bị truy tố. Còn những thủ thuật làm thất thoát chừng vài chục tỷ thì nó được liệt vào dạng “tham nhũng vặt” rất ít khi bị truy tố. Nếu phân quyền lớn cho thuộc hạ và kiểm soát sao cho thuộc hạ đừng làm sai quá nhiều như thời Nguyễn Tấn Dũng thì ông Phạm Minh Chính có thể sẽ xây dựng nên một lực lượng trung thành mà ít bị sai phạm. Lúc đó ông Chính có thể hiên ngang thách đâu với Nguyễn Phú Trọng mà không phải khép nép như người tiền nhiệm.

Trong buổi họp đầu tiên, ông Phạm Minh Chính tỏ ra rất cứng rắn, đây là bước rất quan trọng. Cần phải tạo uy lực với thuộc hạ để tạo một chính phủ thống nhất và có sức mạnh, khi đó chính phủ sẽ không ngán ngại ban bí thư nữa.

Bước đi đầy tính toán của ông Phạm Minh Chính

Trong chính phủ hiện có 4 Ủy viên Bộ Chính Trị. Khi họp Bộ Chính trị, 4 người này sẽ nắm vững những những chỉ thị. Được biết tronmg Bộ Chính Trị cũng có đến 5 thành viên của ban bí thư. Cốt lõi là ông Phạm Minh Chính làm sao buộc chính phủ của ông hiểu thật sâu, bám thật chắc vào các chủ trương của Bộ Chính Trị. Nếu làm tốt, trong Bộ Chính Trị sẽ ngã về chính phủ nhiều hơn, lúc đó tiếng nói của thủ tướng sẽ hơn tổng bí thư.

Được biết, trong cuộc họp ngày 15/4, Phạm Minh Chính yêu cầu bộ, ngành bám sát chương trình toàn khóa của Trung ương, chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh liên quan; báo cáo Thường trực Chính phủ trước khi trình Chính phủ, nhất là dự án Luật đất đai (sửa đổi), các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quy hoạch và các nghị định liên quan…

Để cho thành viên chính phử mới sớm có dự án để kiếm chác. Ông Phạm Minh Chính yêu cầu phải thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất năm 2021; sơ kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (gói 62.000 tỷ đồng), báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 15/5.

Cuối cùng, về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, Ông Chính giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi, trực tiếp các khâu: đề thi, tổ chức chấm thi, thanh tra, kiểm tra; tiếp tục hoàn thiện quy chế thi bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh. Không biết ông tân bộ trưởng bộ Giáo dục làm tốt hay không, tuy nhiên ông Chính phải có chỉ đạo để tạo dấu ấn cá nhân trước đã.

Phạm Minh Chính hơn Nguyễn Xuân Phúc ở mặt nào?

Trước mắt khi tổ chức họp, ông Chính đã biết cách kiểm soát thành viên chính phủ. Biết sử dụng quyền lực của mình buộc các bộ trưởng phải theo đúng quỹ đạo. Điều này rất cần thiết, một khi mà chính phủ đồng lòng thì ban bí thư dù là quyền lực lớn hơn cũng phải ái ngại.

Giữa ban bí thư và chính phủ, thì ban bí thư như cặp mắt cú vọ luôn dõi theo hành động của chính phủ. Trong quan hệ triển khai chính sách thì Bộ Chính Trị ra bài tập, chính phủ làm bài và ban bí thư làm giám thị. Nếu có hành động sai lệch so với chủ trương Bộ Chính Trị thì ban bí thư sẽ vin vào đó mà đấu tố. Với một người đứng đầu ban bí thư có phẩm chất thâm trầm như Nguyễn Phú Trọng thì ông Phạm Minh Chính cần phải cẩn trọng hơn bao giờ hết. Trong chính phủ của ông Phạm Minh Chính đang có con trai ông Nguyễn Tấn Dũng thì đó cũng là một rủi ro. Chỉ cần ông Nguyễn Phú Trọng bắt lỗi Nguyễn Thanh Nghị thì Phạm Minh Chính cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

Trong mối quan hệ giữa ban bí thư và chính phủ thì thường là mối quan hệ một chiều. Cũng như mối quan hệ giữa giám thị và thí sinh thì chỉ có giám thị bắt lỗi thí sinh chứ không hề có hiện tượng thí sinh bắt lỗi giám thị. Tương tự như vậy, chỉ có trường hợp ban bí thư bắt lỗi chính phủ chứ không có trường hợp ngược lại.

Trước đây ông Nguyễn Tấn Dũng làm sai nhưng ỉ lại sức mạnh của chính phủ nên thách thức ông Nguyễn Phú Trọng. Đến thời của ông Nguyễn Xuân Phúc thì ngoan ngoãn với Ban Bí Thư. Tuy nhiên, với ông Phạm Minh Chính thì rất có thể ông ta không chọn cách làm của Nguyễn Xuân Phúc và cả cách làm của Nguyễn Tấn Dũng.

Rất có thể ông Chính không để lỗi lớn xảy ra và ông Chính cũng sẽ không ngoan ngoãn trước Nguyễn Phú Trọng như Nguyễn Xuân Phúc. Đó là cách hay nhất khắc phục các nhược điểm của hai người tiền nhiệm, nó giúp cho ông Chính yên ổn thực hiện ý đồ và ông cũng không cần phải tốn sức lực và trí lực đấu nhau chí tử với Nguyễn Phú Trọng như là ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm.

Đấy là về đối nội, còn đối ngoại thì ông Phạm Minh Chính đã có một mớ vốn rất lớn với ĐCS Trung Quốc. Mối quan hệ của Phạm Minh Chính với Bắc Kinh không hề kém cạnh gì mối quan hệ mà ông Nguyễn Phú Trọng đã dày công xây dựng 10 năm qua. Bởi ông Chính cũng mất 10 năm xây dựng kể từ khi nắm bí thư tỉnh Quảng Ninh cách đây 10 năm.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)