THỜI BÁO (Đức)
24-6-21

Phạm Minh Chính bỏ dân đói, đồn tiền cho tỉnh nhà xây tượng đài?

Tình trạng chính quyền địa phương dùng tiền ngân sách để xây tượng đài vô ích đã trở thành ung nhọt nhứt nhối trong chế độ này. Đây là một thực trạng thối nát của chính quyền mà người dân Việt Nam đành phải bất lực.

Ở đất nước này, đảng phải luông luôn đúng, hễ người dân lên tiếng phản đối việc làm sai trái của chính quyền thì bị quy kết là “phản động” là “chống phá”. Chính vì thế người dân không dám lên tiếng, mà dân không dám lên tiếng thì chính quyền ngày một lộng hành hơn. Tượng đài ngàn tỷ, cổng chòa trăm tỷ rất vô nghĩa cứ được xây dựng trong khi đó người dân Việt Nam phải gánh sự nghèo đói. Trẻ em miền núi thì phải bỏ học, trường trại đường xá cho dân thì không xây. Bệnh viện cho dân thì thiếu, ý tế cho dân cũng hoàn toàn không có.

Có thể nói, không nơi nào trên thế giới mà người dân chịu cảnh khổ cực như người dân Việt Nam. Vậy mà bao nhiêu tiền chính quyền này cũng muốn đổ vào những dự án vô nghĩa.

Phạm Minh Chính mới lên làm thủ tướng, tưởng rằng ông ta làm khác Nguyễn Xuân Phúc, nhưng không, ông ta cũng hành động y hệt như vậy. Hiện nay người dân trên cả nước bị giãn cách xã hội, kinh tế gia đình khốn đốn. Người dân phải tự cứu nhau từng bị gạo, từng hộp cơm để những người gặp khó khăn vượt qua cơn đói, vậy mà ngay tại quê hương Thanh Hóa của ông Phạm Minh Chính lại cho xây tượng đài trăm tỷ. Đây là một hành động không những vô trách nhiệm mà còn rất ác với nhân dân. Thà tiền bạc đổ vào những công trình vô nghĩa chứ không thể dùng nó để hỗ trợ cho người dân.

Tượng đài chỉ là những cục đá thô thiển, tại các nước trên thế giới tượng đài được xây dựng hàng trăm năm với kích thước nhỏ gọn và mang tính nghệ thuật cao, còn tượng đài ở Việt Nam nó là những công trình đồ xộ tốn kém và rất thiếu thẩm mĩ. Vậy mà nó vẫn cứ được dựng lên. Có thể nói, chính những thứ tượng đài vô nghĩa đó đã cướp lấy chén cơm của người dân.

Tỉnh nghèo nhưng hoang phí

Thanh Hóa là tỉnh nghèo nhận tiền cứu trợ từ ngân sách trung ương vậy mà tỉnh này dự tính, Quý 3/2021 khởi công xây tượng đài “Con tàu tập kết” tại Thanh Hóa.

Được biết, Thanh Hóa là quê hương ông Phạm Minh Chính. Ai đã chi ngân sách trung ương để hỗ trợ ngân sách tỉnh hằng năm? Là chính phủ chứ không ai khác. Ông Phạm Minh Chính ký quyết định phân bổ ngân sách về địa phương tỉnh nhà mà ông lại để tỉnh này xây tượng đài trăm tỷ thì chẳng khác nào ông Chính đã bỏ đói người dân để giành tiền xây nên những thứ tượng đài vô nghĩa. Đây là đầu óc địa phương của một ông thủ tướng. Đất nước được điều hành dưới bàn tay của một ông thủ tướng như vậy thì đất nước này khó mà khá lên được.

Bao biện cho thói hoan phí xem thường dân như thế này, ông Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã nói rằng: Tượng đài “Con tàu tập kết” không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn giúp giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, ý chí dân tộc. Thực chất đây không phải là ý chí dân tộc nào cả mà nó là vết nhơ lịch sử. Không người Việt chân chính nào chấp nhận nó.

Mỗi lần tỉnh nào đó có ông thủ tướng hay ông tổng bí thư, thì tỉnh đó được ưu ái như con cưng, được trung ương rót tiền về để xây dựng, mà trong đó hầu hết là những công trình vô nghĩa chứ không phải công trình dân sinh.

Dự án này thai nghén từ năm 2015, khi đó ông Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Khu Lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại phường Quảng Tiến với tổng mức đầu tư hơn 290 tỷ đồng, diện tích quy hoạch dự án gần 38 ha. Dự án ngốn một số tiền rất lớn trong khi tỉnh này phải ăn mày trung ương.

Phạm Minh Chính, kẻ cơ hội chính trị

Ông Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng nhờ mối quan hệ thân thuộc với Bắc Kinh thời làm thí thư tỉnh Quảng Ninh. Ông Chính được đánh giá là kẻ cơ hội bật nhất trong ĐCS hiện nay.

Hiện nay ĐCS ca tụng ông Chính là bởi nền kinh tế Quảng Ninh khởi sắc, tuy nhiên cái khởi sắc ấy là nhờ mở toang cửa mời Trung Quốc vào đầu tư, không những đầu tư ồ ạt và Vân Đồn mà còn đầu tư vào nhiều nơi khác. Trong khi cả thế giới muốn thoát Trung thì ông Chính đã đưa tỉnh Quảng Ninh phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Để chuẩn bị cho ghế thủ tướng, ngoài mối quan hệ với ngoại bang, ông Chính còn đánh bóng tên tuổi để lấy tiếng nhằm che lấp vết đen chính trị của sự nghiệp ông.

Theo báo chí nhà nước CS, ông Phạm Minh Chính có kinh nghiệm và bản lĩnh đi lên từ một cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật và kinh tế của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an Việt Nam). Làm ở ngành công an mà nghiên cứu kinh tế, điều đó có ý nghĩa gì? Nó cho thấy nghiên cứu ông ta vô dụng trong thời điểm đó. Tuy nhiên khi ông Chính được bổ về Quảng Ninh thì ông lại nắm kinh tế tỉnh. Mặc dù kinh tế Quản Minh đi lên là nhờ những con số do doanh nghiệp Trung Quốc đóng góp chứ chẳng phải do tài năng điều hành tỉnh hiệu quả.

Ông Vương Đình Huệ là một trong những nhà lãnh đạo ‘mạnh’ về kinh tế, ngân sách, tiền tệ, tài chính, kiểm toán của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Huệ không thể cạnh tranh nổi với ông Phạm Minh Chính ở chiếc ghế thủ tướng chính phủ. Nguyên nhân được đánh giá là do mối quan hệ của ông Chính đặc biệt hơn.

Ông Phạm Minh Chính, đã cho thấy ông rất đầu óc địa phương ngay khi mới lên làm thủ tướng. Nếu là con người công minh, biết vì cuộc sống người dân thì ông Chính đã ngăn cản tỉnh nhà xây dựng tượng đài vô ích rồi.

Khi đảm trách vị trí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Phạm Minh Chính luôn kiên định lập trường xây dựng chỉnh đốn Đảng, một chức vụ có rất nhiều quyền lực. Thế nhưng năm 2015 khi mà ủy ban nhân dân tỉnh thanh hóa quyết định xây dựng tượng đài trăm tỷ ông Chính không hề chỉnh đốn những việc làm lãng phí của chính quyền tỉnh lúc đó.

Mạng xã hội cũng lên tiếng vấn đề lãng phí tiền dân, tuy nhiên sẽ không ai có thể lay chuyển được ông Phạm Minh Chính. Bởi vì quyền lực ông này rất lớn. Những ưu ái của trung ương dành cho tỉnh Thanh Hóa chắc chắn không tỉnh nào có thể phân bì được.

Một ông thủ tướng do đảng đưa lên, sẽ không thể vì dân mà hành động, họ chỉ có thể vì đảng mà thôi. Mà trong ĐCS có rất nhiều nhóm lợi ích, và mỗi nhốm lợi ích như vậy bao che cho nhau, rót bổng lộc cho nhau. Đó là thực tế bên trong ĐCS Việt Nam.

Tượng đài khắp nơi

Thực tế, chuyện tượng đài không phải tỉnh mới xây mà cả huyện cũng xây. Có huyện được hỗ trợ giảm nghèo nhưng vẫn bỏ  tiền tỷ xây tượng đài, rồi chưa đủ kinh phí nên để kéo dài. Có huyện đang nợ người dân và doanh nghiệp 50 tỷ do chi tiêu quá đà và sai nguyên tắc nhưng vẫn đề xuất xây tượng đài 29 tỷ. Có huyện nghèo xây tượng đài tới gần 50  tỷ…

Nên hiểu rằng, cho dù “miếng bánh“ngân sách đó là của Trung ương hay của địa phương thì cũng từ mồ hôi nước mắt của Nhân dân mà có. Rồi thì, dù có là tiền vận động qua kênh “xã hội hoá” chăng nữa, theo tôi vẫn vậy. Đó cũng đều từ Nhân dân mà ra.

Tượng đài hay cổng chào hay gì gì đi nữa, nếu địa phương muốn làm thì nên bằng tiền đóng góp tự nguyện của mọi người dân trong địa phương là chính và cũng phải quyên góp sau nhiều năm, chứ không nên dồn dập quá, dân chịu sao nổi!

Việc làm tượng đài hoành tráng liệu có nên khi dân địa phương vẫn chưa thoát được cảnh nghèo. Vẫn phải trông chờ trung ương hỗ trợ hàng năm, đến cả gạo ăn, thì vui nỗi gì!

Thời của ĐCS Việt Nam là vậy, tượng đài khắp nơi nhưng dân đói khổ bởi ĐCS được sinh ra là không phải lo cho dân ấm nó mà chỉ lo cho họ thôi. Còn đảng thì chuyện này mãi cứ diễn ra mà không thể nào dừng lại được. Đất nước này lắm kẻ tham lam, lắm quan chức hoan phí, lắm người không có trái tim.

Với ông Phạm Minh Chính, cho dù ông không phải là người duyệt chi ngân sách cho tượng đài, nhưng với quyền lực to lớn trong tay mà ông không ngăn chặn thì ông với bọn xây dựng tượng đài là “cá mè một lứa” thôi.

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)