THỜI BÁO (Đức)
Phan Văn Giang vội vã gặp Ngụy Phượng Hòa nhằm ý đồ gì?
Từ xưa đến nay, quan võ thường có chủ chiến và ít khi chấp nhận
cúi đầu trước giặc. Tuy nhiên bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam từ thời
Lê Đức Anh đến nay thì Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam thường chủ hòa
và quân đội Việt Nam thời này cũng yếu hơn và quân đội cũng được hướng
theo hướng làm kinh tế thay vì luyện tập cho thiện chiến. Đã
nhiều năm nay làm bộ trưởng Bộ Quốc Phòng khó có cơ hội vào tứ trụ, vì
thế nếu ông Phan Văn Giang ý thức được điều đó, ắt ông ta cũng sẽ tính
cho mình nước cờ khác khả dĩ hơn. Phạm
Minh Chính đã lên ghế thủ tướng đầy quyền lực bằng cách xây dựng mối
quan hệ thân thuộc với Trung Quốc. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là một
trường hợp để cho ông Phan Văn Giang học tập. Được
biết chiều 24/4, ông Phan Văn Giang dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng
Việt Nam dự Giao lưu đã từ thành phố Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc) trở về nước. Sau
đó, tại Cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), ông Phan
Văn Giang đã chủ trì Lễ đón chính thức Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Trung
Quốc do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Trung Quốc làm Trưởng đoàn. Hai
ông Bộ Trưởng Bộ trưởng Quốc phòng cắt băng khánh thành Nhà văn hóa hữu
nghị Việt Nam-Trung Quốc tại xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng
Ninh). Đây là dấu ấn kết giao giữa Phan Văn Giang và Ngụy Phượng Hòa.
Muốn ngã về Trung Quốc tất nhiên phải có công trình gì đó làm kỷ niệm,
và nếu tring công trình đó phía Việt Nam ngoan ngoãn nhượng bộ thì ông
Bộ Trưởng Phan Văn Giang sẽ ghi điểm. Kể ra ông Phan Văn Giang cũng rất
nhanh nhạy trong trò chơi quyền lực như ở cung đình ĐCS Việt Nam.
Liệu ông Phan Văn Giang có tạo khác biệt? Thời
gian qua, quan hệ hợp tác giữa Quân đội hai nước Việt Nam-Trung Quốc
luôn được duy trì. Thời ông bộ trưởng Bộ Quốc phòng nào cũng muốn tạo
quan hệ tốt với đồng cấp phía Trung Quốc. Tuy nhiên các bộ trưởng bộ
quốc phòng Việt Nam cũng không có thế mạnh trên chính trường, bởi nhánh
quân đội Trung Quốc không thể can thiệp sâu vào chính trường Việt Nam.
Không biết với cái bắt tay thật sớm với Ngụy Phượng Hòa có dẫn ông Phan
Văn Giang đến với những cái bắt tay cao hơn hay không? Nếu không làm
điều gì đó khác biệt so với những bộ trưởng tiền nhiệm thì ông Phan Văn
Giang khó mà tiến xa hơn chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Việt
Nam và Trung có đường biên giới 1.400 km. Chỉ cần dời cột mốc biên giới
một số chỗ thì phần diện tích đất mất đi của Việt Nam cũng là đáng kể.
Nếu dùng miếng mồi cắm mốc biên giới tạo quan hệ thì đó là công cụ lợi
hại. Được biết ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đã
nhấn mạnh với Ngụy Phượng Hòa là Việt Nam và Trung Quốc cùng chung đường
biên giới dài và Trung Quốc là hai nước láng giềng với nhiều nét tương
đồng về văn hóa, phong tục tập quán. Ông
Phan Văn Giang tuy là tướng võ đi lên từ tổng tham mưu trưởng, nhưng ông
ta giống nhà ngoại giao hơn là tướng võ. Cũng như bao ông bộ trưởng
khác, ông Giang vẫn đặt quan hệ hữu nghị láng giềng kiểu như “16 chữ
vàng 4 tốt” trên đầu để thờ. Và ông Giang khẳng định đây là chủ
trương nhất quán và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của
ĐCS Việt Nam cũng như chính sách đối ngoại quốc phòng của Quân đội nhân
dân Việt Nam. Ông
Phan Văn Giang, với cương vị đứng đầu Bộ Quốc Phòng CSVN, lần đầu tiên
có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại tỉnh
Quảng Tây. Hôm
24 Tháng Tư, báo Quân Đội Nhân Dân cho biết cuộc hội đàm nằm trong khuôn
khổ chương trình “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung”
thường niên lần thứ sáu.
Phan Văn Giang vẫn nhu chứ không bao giờ dám cương Tại
cuộc gặp, ông Giang và ông Ngụy khẳng định rằng “mặc dù có những
thăng trầm, nhưng thực tiễn lịch sử cho thấy, hữu nghị và hợp tác luôn
là dòng chảy chính trong quan hệ hai đảng, hai nước” và hai nước
Việt, Trung “đã tiến hành các hoạt động trao đổi bằng nhiều hình thức
linh hoạt, đạt kết quả tốt, góp phần tăng cường quan hệ Đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh,
ổn định.” Tân
Bộ Trưởng Phan Văn Giang quật ngã được Lương Cường để ngồi vào ghế bộ
trưởng là bởi ông Giang đã năng nổ ủng hộ tư thưởng nhường nhịn của ông
Nguyễn Phú Trọng đối với Trung Quốc. Bản thân ông Lương Cường cũng ủn hộ
tư tưởng đó của ông Trọng nhưng cuối cùng ông Trọng chọn Phan Văn Giang
để qua đó ông Trọng điều khiển được những tướng võ được cho là loại cứng
đầu dưới trướng ông Phan Văn Giang. Từ
xưa tới nay, từ vua cho tới ông tổng bí thư ngày nay đều ngán nhất là
những tướng võ ngang bướng. Hầu hết là tướng văn làm công tác chính ủy
thì luôn như nhược, nhưng tướng võ thì không phải ai cũng nhu nhược. Đó
là lý do ông Nguyễn Phú Trọng cần Phan Văn Giang chứ không cần Lương
Cường. Hôm
nay ông Phan Văn Giang tiến thêm một bước nữa trong việc tìm kiếm sự ủng
hộ của cả ông Nguyễn Phú Trọng lẫn phía thế lực Trung Quốc khi ông nhiệt
liệt tán đồng quan điểm “tình hình biên giới trên đất liền giữa hai
nước [Việt, Trung] đã giữ được ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển,
đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới, cũng như trật tự, an toàn khu
vực biên giới được giữ vững.” Báo
Tiền Phong cũng dẫn lời ông Phan Văn Giang rằng: “là nền tảng xây
dựng và củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước, phản bác những luận
điệu xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc của các thế lực
thù địch, góp phần xây dựng khu vực biên giới hai bên hòa bình, hợp tác
cùng phát triển.” Hiện
chưa rõ liệu ông Giang có đề cập đến tình trạng căng thẳng ở đá Ba Đầu
đang tiếp diễn trong cuộc gặp với ông Ngụy hay không. Hồi
cuối Tháng Ba, trước thời điểm ông Giang chính thức nhận ghế bộ trưởng
Quốc Phòng, báo Thanh Tra dẫn phát ngôn của ông này: “Vẫn đang có
những diễn biến căng thẳng, phức tạp đặt ra thách thức mới về việc bảo
vệ chủ quyền biển đảo vì đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên
quan.” Lúc
đó ông Giang có nói rằng “trong quá trình thực hiện thì có những cái
chúng ta phải xử lý theo tình hình thực tế”. Lúc đó câu nói này của
ông làm giới phân tích ông là người cứng rắn hay mềm dỏe. Bởi vì tình
hình thực tế nào cũng có 2 cách giải quyết, là cứng rắn với phía Trung
Quốc hay là nhường nhịn chấp nhận chịu thiệt để hạ nhiệt căng thẳng? Từ
hội nghị Thành Đô 1990 đến nay, Việt Nam chưa bao giờ chứng kiến ĐCS
cứng rắn với phía Trung Quốc bao giờ. Và người ta nghĩ rằng với trường
hợp ông Phan Văn Giang hiện nay thì cũng không ngoại lệ.
Trước khi lên làm bộ trưởng ông Phan Văn Giang đã tỏ ra thần phục với
Bắc Kinh Ngày
28/03/2021 khoi đó quốc hội chưa bầu tân thủ tướng và ông Phan Văn Giang
chưa chính thức là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thì ông ta cũng đã tỏ ra thần
phục Trung Quốc trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nghiên cứu, học
tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị này trình bày
nội dung về Biển Đông diễn biến căng thẳng, và thách thức bảo vệ chủ
quyền biển đảo. Mỗi
khi nói đến vấn đề Biển Đông là nói đến yếu tố Trung Quốc. Mà yếu tố
Trung Quốc ở đây không phải để hợp tác làm ăn mà nói đến chủ quyền quốc
gia.
Trong hội nghị này, ông Giang nói rằng Đông Nam Á có vị trí chiến lược
ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh giữa các cường quốc, tiềm ẩn
nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng
thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an
toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức
lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Ông
Thượng tướng Phan Văn Giang nói rất nhiều, nào là môi trường chính trị,
an ninh thế giới, khu vực dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp,
khó lường; nào là Chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, thực dụng, cường
quyền và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; nào là việc chạy đua
vũ trang, không gian chiến lược mới đặt ra những thách thức mới đối với
hòa bình, ổn định trên thế giới, khu vực, nhất là nước nhỏ đang phát
triển. Tuy nhiên dù nói thật hay ông cũng không dám nói một từ nào động
tới Trung Quốc.
Tưởng rằng lời phát biểu đó vô thưởng vô phạt, nhưng không. Lời phát
biểu đó dường như đã lấy được cảm tình với Bắc kinh và sau ỉ mới 3 tuần
ngồi vào ghế bộ trưởng ông Phan Văn Giang đã có cơ hội gặp người đồng
cấp phía Trung Quốc để xây dựng mối quan hệ chính trị cho riêng mình.
Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp) |