THỜI BÁO (Đức)
15-5-21

Đối đầu: Phạm Minh Chính lùi bước trước Nguyễn Văn Nên

Từ nhiều năm nay, thành phố HCM là địa phương bị Hà Nội bóc lột nhiều nhất với 83% ngân sách phải nộp về trung ương, còn lại 17% cho chính quyền thành phố. Đây là hành động bóc lột trắng trợn công sức lao động của 10 triệu dân thành phố lớn nhất nước.

Dù đóng góp lớn như vậy nhưng trung ương luôn không cho dân chính gốc thành phố này đứng đầu chính quyền. Ông Nguyễn Văn Linh quê ở Hải Dương, ông Võ Văn Kiệt quê Bến Tre, ông Võ Trần Chí quê ở Long An, ông Trương Tấn Sang quê ở Long An, ông Nguyễn Minh Triết quê ở Bình Dương, ông Lê Thanh Hải quê ở Tiền Giang, ông Đinh La Thăng quê Nam Định, ông Nguyễn Thiện Nhân quê ở Trà Vinh và giờ ông Nguyễn Văn Nên là bí thư thành ủy nhưng là người Tây Ninh. Lãnh đạo người thành phố không có chỗ đứng trong vị trí lãnh đạo thành phố mặc dù thành phố này phải đóng thuế nhiều nhất cho trung ương.

Đã nhiều năm, trung ương bóc lột thành phố, và thành phố kiến nghị được tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại nhưng bất thành. Có lẽ là vì những con người lãnh đạo thành phố chỉ lo phục vụ cho trung ương để mưu cầu chính trị. Rất nhiều lần các bộ ban ngành yêu cầu bí thư thành ủy kiến nghị lên trung ương nhưng do thỏa thuận giữa trung ương và người đứng đầu thành phố nên mọi kiến nghị bất thành.

Hôm ngày 13/5 báo chí cho biết ông thủ tướng Phạm Minh Chính đã chấp nhận để cho thành phố HCM giữ lại 23% tiền thuế thay vì chỉ giữ lại 17% như trước đây.

Với báo chí thì thường nói bằng ngôn từ trau chuốt thì nói rằng “Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ủng hộ kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại lên mức 23% (bằng mức giai đoạn 2011 – 2016)”. Thực ra đây là quá trình đấu tranh giữa trung ương với địa phương chứ không phải dễ gì mà ông Phạm Minh Chính chấp nhận. Không một ông thủ tướng nào muốn chính phủ của mình thất thu ngân sách.

Vì sao có sự chấp nhận như vậy?

Hiện nay ông Nguyễn Văn Nên đang bất lực với thế lực Lê Thanh Hải, tuy nhiên trong lần họp đầu tiên trên cương vị mới của ông Phạm Minh Chính với thành phố thì kết quả ông Phạm Minh Chính đã phải nhượng bộ. Đây là điều rất đáng chú ý. Bởi bản thân ông Phạm Minh Chính được đánh giá là có năng lực hơn ông Nguyễn Xuân Phúc nhưng ông Chính đã lùi bước. Vậy thì có thể nói, ông Nên được chống lưng bởi ông Trọng hoàn toàn có thể trở thành một thế lực mà trung ương phải kiêng nể như Lê Thanh Hải trước đây,.

Trong thế yếu, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đành phải ủng hộ nhiều đề xuất của Tp.HCM, trong đó có việc tăng tỷ lệ ngân sách để lại lên 23%.

Ông Chính khẳng định Tp.HCM vẫn là đầu tàu của cả nước, thể hiện ở quy mô dân số, đóng góp GDP vào tổng ngân sách trung ương. Mất một phần nguồn thu ông Phạm Minh Chính sẽ điều hành chính phủ khó khăn hơn, tuy nhiên vì không còn cách nào giữ được mức thu cũ nên ông Chính đành phải chấp nhận việc điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách giai đoạn 2022 – 2025 của Thành phố lên bằng mức giai đoạn 2011 – 2016, là 23%.

Ngoài sự ủng hộ đề xuất tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Tp.HCM giai đoạn 2022-2025, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Thành phố đẩy mạnh cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thành phố cần định hướng phát triển thành phố Thủ Đức thành một cực tăng trưởng, chú trọng đổi mới kinh tế số để đảm bảo đóng góp 25% GDP.

Ông Phạm Minh Chính không phải là người miền Nam, quê Thanh Hóa của ông là nơi cần ngân sách trung ương hỗ trợ nhiều. Như vậy ông phải rất cần thu đậm ngân sách Thành phố chứ sao ông lại nhượng bộ? Ông Chính nhượng bộ thì đó là dấu hiệu của kẻ thua cuộc.

Ngoài ra chấp nhận tỷ lệ đóng thuế về trung ương như thế, ông Phạm Minh Chính còn đồng ý một loạt những đề xuất của người đứng đầu chính quyền Tp.HCM như phân cấp, phân quyền cho Thành phố; giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 54; đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; quản lý đô thị… cũng được Chính phủ xem xét.

Theo ông Phạm Minh Chính, sau khi nhận được 15 đề xuất của thành phố, từ ngày 29/4 đến 11/5, Thường trực Chính phủ, các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và Thủ tướng có nhiều cuộc họp xem xét, thảo luận và cơ bản đồng tình với những kiến nghị của Thành phố.

Thành phố HCM là vùng đất dữ?

Trong đó, đối với kiến nghị “phân cấp phân quyền” cho Thành phố quyết định một số vấn đề thuộc quyền của Trung ương, các lãnh đạo thành phố đòi hỏi rằng việc gì Tp.HCM làm tốt hơn thì Chính phủ cần bàn giao cho Thành phố làm. Và ông Phạm Minh Chính đã phải nhượng bộ. Ông Chính nói “Cái gì biết mới quản, cái gì không biết dứt khoát phải giao cho người biết để quản lý“.

Trước đây ông Lê Thanh Hải không có sự ủng hộ của ông tổng bí thư, nhưng nhờ sức mạnh kinh tế của thành phố, ông Hải đã xây dựng một thế lực rất mạnh tại thành phố này. Mạnh đến nỗi bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng có muốn đưa ông Hải vào lò cũng không hề dễ dàng gì. Hiện nay ông Nguyễn Văn Nên đang được ông Trọng hậu thuẫn thì ông Phạm Minh Chính khó mà không nhượng bộ. Rất có thể, Phạm Minh Chính gây ảnh hưởng đến thành phố Cần Thơ nơi mà ông làm đại biểu quốc hội, chứ thành phố lớn nhất nước vẫn là vùng đất dữ với ông.

Việc ông Phạm Minh Chính thất thế trước ông Nguyễn Văn Nên thì có thể nói cho đến hiện nay, thế lực ông Nguyễn Phú trọng vẫn là mạnh nhất. Ông Phạm Minh Chính cần nhiều thời gian hơn nữa để củng cố thế lực, để được số một có lẽ ông Phạm Minh Chính cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Thành phố HCM hiện nay đang tiến tới mô hình chính quyền đô thị, bộ máy chính quyền này có thể nó sẽ độc lập hơn với chính phủ. Chính vì vậy gần như những dự án tại thành phố sẽ lọt vào tay nhóm lợi ích lãnh đạo thành phố chứ khó mà lọt vào tay chính phủ. Liên quan đề xuất phát triển hạ tầng, để tháo gỡ vướng mắc về vốn cho hàng loạt dự án trọng điểm của Tp.HCM, ông Phạm Minh Chính với người là đứng đầu chính phủ nhưng cho thấy ông không lo được. Ông Chính cho rằng Thành phố nên tích cực hơn nữa trong việc huy động nguồn lực xã hội. “Nhất định phải dùng phương thức đối tác công – tư (PPP). Nhiều địa phương đã làm tốt điều này“. Nói chung phó mặc cho chính quyền thành phố. Hoặc rất có thể ông Chính biết đây là lãnh địa của Nguyễn Văn Nên nên ông không can thiệp sâu vào.

Ông Phạm Minh Chính nói rằng: “Còn Nhà nước, Chính phủ sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể hỗ trợ phần xây lắp như “vốn mồi”. Việc này không phải mới, có nơi làm rồi, kết quả đạt rất tốt. Phải làm thế nào để huy động một đồng của Nhà nước, có thể thêm 8-9 đồng của xã hội”,

Phạm Minh Chính cần thận trọng với Nguyễn Văn Nên

Với mối quan hệ và sứ mệnh được giao, nếu ông Nguyễn Văn Nên thực hiện nhiệm vụ thành công thì ông Nên sẽ có thế và lực rất mạnh. Nếu xét về mối quan hệ và điều kiện thuận lợi thì ông Nguyễn Văn Nên tốt hơn ông Lê Thanh Hải từ thời làm bí thư thành ủy. Ấy vậy mà thời ông Lê Thanh Hải nắm thành phố, ông ta còn không coi ông Nguyễn Tấn Dũng ra gì. Nguyễn Thanh Nghị bị Lê Thanh Hải cho đánh rớt thành ủy viên và ông Hải cũng ép con út ông Nguyễn Tấn Dũng phải khăn gói ra Bình Định tìm kiếm cơ hội.

Trước sau gì thế lực ông Phạm Minh Chính sẽ lớn mạnh. Với vai trò chỉ đạo đoàn đại biểu quốc hội thành phố Cần Thơ, ông Phạm Minh Chính kết nối với thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang gây ảnh hưởng lớn đến khu vực miền tây Nam bộ, tuy nhiên đất Sài Gòn vẫn là vùng đất mà ông Phạm Minh Chính khó mà điều khiển được, ít nhất là hết nhiệm kỳ này.

Với sức khỏe như hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng khó mà kéo dài phong độ đến hết nhiệm kỳ. Vì vậy việc tạo sức mạnh cho Nguyễn Văn Nên là cần thiết, chỉ có Nguyễn Văn Nên mới kìm hãm sức mạnh của Phạm Minh Chính đối với khu vực nam bộ. Có Nguyễn Văn Nên, cùng lắm là Phạm Minh Chính ảnh hưởng đến khu vực miền tây, còn miền đông nam bộ thì sẽ nằm ngoài tầm với của ông Phạm Minh Chính. Đặc biệt là khu vực Tây Ninh,đây là vùng đất quê của Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang, ông Phạm Minh Chính không thể gây ảnh hưởng lên được.

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)