VIỆT NAM THỜI BÁO
Sài Gòn, đóng chợ và hoảng sợ
Người Tân Định
(VNTB) - Có lẽ đợt dịch thứ 4 này đã đến lúc đánh dấu chấm hết cho sự
may mắn của chính phủ Việt Nam trong ba lần trước... Dịch
covid-19 bắt đầu lan rộng từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương ra toàn quốc
và Sài Gòn nay là điểm nóng nhất với số người bệnh cao nhất, nhiều người
từng xem trận dịch này như sự đe dọa từ xa không dính gì đến họ, hoặc
tin vào khả năng dập dịch nhanh chóng của nhà nước thì bây giờ thật sự
hoảng sợ.
Thông tin từ Ban quản lý chợ Tân Định (Q.1, tp.HCM) cho biết chợ bắt đầu
đóng cửa cách ly theo quy định trong vòng 14 ngày, bắt đầu từ ngày 4-7
do có người bán hàng tại chợ dương tính với COVID-19. Chợ đầu mối Hóc
Môn (tp.HCM) tiếp tục tạm dừng các hoạt động, đóng cửa thêm 11 ngày so
với kế hoạch đóng cửa trước đó là từ ngày 28-6 đến 4-7. Chợ
Tân Định, quận Nhất Sài Gòn, nằm trên đường Hai bà Trưng là nơi quen
thuộc với người viết bài này từ ngày biết theo mẹ đi chợ. Những hàng
quán sạch sẽ trong chợ với lối đi rộng rãi dần dần biến mất, nhường vào
đó là những lối chật hẹp có khi phải lách mình qua tránh đụng phải hàng
hóa bạn hàng kê chật hai bên lối đi với rất nhiều thứ để bán chất đống
cao, có khi phải bước qua người bán hàng nằm co ro trên sàn chợ vào buổi
trưa vắng khách. Rất chật chội, bí hơi và nóng nực. Khách vào chợ sẽ cảm
thấy ngột ngạt, đổ mồ hôi sau ít phút, vệ sinh nơi khu ẩm thực ăn uống
trong và ngoài bìa chợ đều không bảo đảm. Tình trang của hầu hết các chợ
khác cũng vậy. Việc
đóng cửa chợ cho đến ngày 18 tháng 7 ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của hàng ngàn chủ tiểu thương trong chợ, và hoang mang cho cả vùng Tân
Định, nhà chức trách đã lập danh sách hộ kinh doanh các mặt hàng thiết
yếu trên toàn tuyến đường Mã Lộ, đường Nguyễn Văn Nghĩa và trong nhà
lồng chợ Tân Định, những người có tiếp xúc, trao đổi mua bán với chủ sạp
145 bị dương tính bệnh dịch covid-19 và thông báo về nơi cư trú để xét
nghiệm y tế và gửi kết quả xét nghiệm về ban quản lý chợ. Theo
cách truy tìm đến cùng các F0, F1 của Việt Nam, ngoài bạn hàng tại chợ
Tân Định, những người buôn bán tại chợ Bình Điền nơi vợ chồng chủ sạp
buôn cá và dân chúng ngụ tại ấp Tân Thạnh, xã Phước Lại, huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An, nơi cư trú của hai người này, cũng phải xét nghiệm.
Sáng 6 tháng 7 chợ Bình Điền nợi hoạt động buôn bán của khoảng 20 ngàn
tiểu thương đã bị đóng cửa, Hàng hóa trong chợ phải chuyển ra chậm nhất
là 8 giờ tối. Cùng ngày chợ Nhị Thiên Đường quận 8, chợ Xã Tây quận 5
cũng bị đóng cửa.
Không chỉ chợ Tân Định, Hóc Môn, hay những chợ kể trên, chợ búa Sài Gòn
gần như bị đóng cửa hầu hết. Đi từ chợ Xóm Mới, Gò Vấp, Hạnh Thông Tây
qua các chợ Thủ Đức, chợ Bến Thành. Chợ Dân Sinh 104 Yersin Q1, chợ Phạm
Thế Hiển… đều thấy tứ bề bị căng dây, chận ngõ. Tp.
HCM thực hiện việc đóng của chợ rất nhanh nhờ ban quản lý chợ, lực lượng
dân phòng, công an phường. Khi phát hiện có người trong chợ bị dương
tính covid-19, lệnh khẩn cấp ban ra, lập tức các ngõ ra, vào chợ bị chặn
lại, hàng rào được dựng nên, mọi người hốt hoảng nhốn nháo. Trừ những
sạp cố định trong chợ không thể di chuyển, tất cả những người buôn
thúng, bán mẹt, bán hàng rong trên xe trong chợ vội vàng di tản sang lề
các con đường trước chợ. Họ có thể bán tại đó cho đến khi bị chủ nhà hay
dân phòng, công an đuổi. Trường hợp họ chẳng may bị lây nhiễm trong chợ
thì không loại trừ họ có thể lây lan qua người khác, bạn bè, người quen,
gia đình, người mua hàng và ngay cả người nhà họ đậu nhờ để bán hàng,
cho đến khi họ bị phát hiện âm tính covid thì đã quá trễ cho những người
từng tiếp xúc. Họ không thể xét nghiệm có mắc bệnh hay không vì chi phí
rất cao. Rất
nhiều người dân Tp. HCM có nhu cầu xét nghiệm COVID-19 tự nguyện nhưng
không biết đến đâu, chi phí bao nhiêu. Đại diện Bảo hiểm xã hội tp.HCM
cho biết hiện nay BHYT chưa thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 tầm
soát diện rộng ngoài cộng đồng, chỉ thanh toán cho những bệnh nhân nhập
viện có chỉ định theo quy định của Bộ Y tế. Bộ Y
tế đề nghị áp dụng mức giá của dịch vụ xét nghiệm COVID-19 đối với
trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR:
734.000 đồng/mẫu. Xét nghiệm test nhanh giá tối đa 238.000
đồng/mẫu. Tuy nhiên có bệnh viện lấy giá đắt hơn, như Bệnh viện Quân y
175 cho biết bệnh viện này triển khai thực hiện xét nghiệm COVID-19 theo
yêu cầu, giá test nhanh 350.000 đồng/mẫu và xét nghiệm PCR có giá
734.000 đồng/mẫu. Với giá này khó lòng cho người lao động có thể tự đi
xét nghiệm Tổng
hợp tin tức trên các tờ báo chính thức tại Tp. HCM cho thấy nhiều
bệnh viện tư triển khai xét nghiệm COVID-19 (test nhanh và PCR)
tự nguyện cho người dân có giá từ 2 đến 4 triệu đồng/mẫu. Bệnh viện Quân
dân y miền Đông test nhanh COVID-19 theo yêu cầu với giá 238.000 đồng,
không xét nghiệm PCR và ưu tiên các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ
sau khi sàng lọc tại bệnh viện. Tuy nhiên, do rất nhiều người đến bệnh
viện test nhanh COVID-19 nên bệnh viện đã thông báo hạn chế tiếp nhận để
tránh tình trạng tập trung đông người. Không ít bệnh viện, như bệnh viện
quân y 175, bắt tất cả người bệnh cũng như thân nhân đến khám và điều
trị nội trú tại đây phải test nhanh để ngăn COVID-19 lây vào bệnh viện. Chỉ
có 5 nhóm người được xét nghiệm COVID-19 miễn phí Theo
nội dung công văn số 5028/BYT-KHTC của Bộ Y tế về việc hướng dẫn nguồn
kinh phí chi trả cho xét nghiệm virus SARS-CoV-2, đó là bệnh nhân nội
trú; người bệnh ngoại trú sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội
trú; cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám, chữa bệnh;
người chăm sóc bệnh nhân được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại; người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã
hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc các nhóm nêu
trên. Chi
phí xét nghiệm COVID-19 được chi trả dựa trên 2 nguồn là quỹ bảo hiểm y
tế (BHYT) và ngân sách nhà nước. Quỹ BHYT chi trả với những người có thẻ
BHYT. Một giám đốc bệnh viện công ở Saigon cho biết lúc này bệnh viện
cũng khá lúng túng khi có nhiều đơn vị, cá nhân muốn được làm xét nghiệm
PCR để có thể di chuyển từ Tp.HCM đến vùng khác nhưng bệnh viện công
chưa thực hiện được.
Facebooker Nguyễn Thị Thanh Hoa viết: Bộ rapid test nước ngoài họ bán
đại trà, giá tầm 20K, để dân tự test. Việt
Nam thì không bán mà bắt dân vô cơ sở Y Tế test với mức phí 300k/ 1 lần
(có chỗ cao hơn gấp đôi, gấp rưỡi). Mà
ai cũng sợ đói nên chấp nhận mất phí. Nghiệt cái là cái giấy thông hành
âm tính ấy chỉ có giá trị 3 ngày - 5 ngày thôi, tùy địa phương (thực tế
chỉ có giá trị ngay thời điểm xét nghiệm thôi, vì nó là virus mà!).
Nghĩa là dân nghèo cứ phải xét nghiệm liên tục nếu không muốn đứt bữa.
Nghĩa là những đồng tiền còm cõi cuối cùng của dân nghèo cứ tự động chảy
vào túi của ai đó. Lợi
dụng vào sự bần cùng của dân nghèo là một sự tán tận lương tâm.
Thiếu nơi xét nghiệm, và tiền xét nghiệm quá cao, cho nên người dân
không dám đi xét nghiệm khi cảm thấy chưa cần. Hình ảnh hàng trăm, hàng
ngàn người sợ hãi, chen chúc chồng lấn lên nhau để lấy đơn xét nghiệm
tại các địa điểm xét nghiệm khị họ được yêu cầu là chuyện thường thấy
trên báo chí. Ngày 5 tháng 7 báo Sài Gòn Giải Phóng chạy video clip cho
biết tại Long An, người dân chen chúc xin làm xét nghiệm đánh nhau khiến
2 người chết. Bản tin và video này đã bị gỡ xuống, Tình
trạng dịch covid 19 lan rộng và nhanh trên địa bàn tp.HCM nói riêng và
trên toàn quốc vào đợt thứ 4 này, cộng với sự luống cuống lo sợ của
chính quyền làm người dân thật sự hoảng sợ. Có lẽ đợt dịch thứ 4 này đã
đến lúc đánh dấu chấm hết cho sự may mắn của chính phủ Việt Nam trong ba
lần trước như tờ New York Times đã nói cuối tháng 6 vừa qua, Được
biết Việt Nam với khoảng 2%
dân số được tiêm ngừa covid-19 là nước có tỷ lệ tiêm phòng
thấp nhất khu vực Đông Nam Á. |