THỜI BÁO (Đức)
Sài Gòn sắp choảng nhau to! Số phận Nguyễn Thành Phong sẽ về đâu?
Đánh nhau giành ghế mà thậm chí còn thuốc nhau để loại đối thủ ra
khỏi xã hội nhằm chiếm ghế là chuyện không có gì xa lạ. Mỗi lần có một
chiếc ghế trống để lại thì một nhóm đông đảo cách phe phái đánh nhau chí
tử để giành ghế là điều không thể tránh khỏi. Tin
về ông Trần Lưu Quang rời ghế phó bí thư thường trực thành ủy TP. HCM là
thông tin rất khả tín, vấn đề là chỉ còn chờ thời gian nhận quyết định
để hợp thức hóa nữa mà thôi. Đó là một bước tiến lớn của ông Trần Lưu
Quang, tuy nhiên vấn đề là ghế mà ông Trần Lưu Quang để lại là một chiếc
ghế mà rất nhiều người thèm muốn. Rồi sẽ có nhiều nhân vật nổi lên đấu
đá để giành lấy chiếc ghế béo bở này. Vị
trí phó bí thư thường trực là vị trí số hai sau vị trí bí thư thành ủy
về mặt đảng. Nếu ngồi vào vị trí này thì cơ hội Bộ Chính Trị rất lớn.
Chuyện ông Trần Lưu Quang ra Hải Phòng là vấn đề thời gian. Ai muốn
tranh cơ hội vào Bộ Chính Trị khóa sau thì phải tranh cho được chiếc ghế
này. Vị
trí này dưới thời Lê Thanh Hải là Nguyễn Văn Đua nắm, sau đó Nguyễn Văn
Đua bị đá văng và Võ Văn Thưởng trám vào thì sau đó Võ Văn Thưởng vào Bộ
Chính Trị. Sau Võ Văn Thưởng là đến Tất Thành Cang, tuy nhiên vì Tất
Thành Cang bị dính sai phạm nên bị loại và mục đích của ông Nguyễn Phú
Trọng đưa Trần Lưu Quang về đây chỉ là để thử thách năng lực rồi sau đó
tính sau. Việc ông Trần Lưu Quang đưa được Lê Hồng Nam về làm giám đốc
công an TP. HCM là một thành tựu xuất sắc. Và tiếp tục ông Nguyễn Phú
Trọng đưa Trần Lưu Quang ra Hải Phòng để thử sức, nếu Trần Lưu Quang
hoàn thành tốt nhiệm vụ ở Hải Phòng thì xem như Trần Lưu Quang nắm chắc
suất ủy viên Bộ Chính Trị nhiệm kỳ sau.
Chuyện Trần Lưu Quang xem như sẽ không còn liên quan gì đến chính trị
thành phố HCM nữa. Việc bây giờ là chiếc ghế mà ông Quang bỏ lại sẽ được
chia cho ai đó là việc không hề đơn giản.
Nguyễn Thành Phong đang gặp khó khăn?
Người gần chiếc ghế phó bí thư thường trực thành ủy nhất là ông Nguyễn
Thành Phong, Ủy Viên trung ương đảng 2 khóa và là đương kim chủ tịch ủy
ban nhân dân thành phố. Ông Nguyễn Thành Phong cũng là phó bí thư thành
ủy, tuy nhiên về mặt đảng ghế Nguyễn Thành Phong vẫn là đứng sau ghế ông
Trần Lưu Quang để lại. Bù lại là về kinh tế thì ghế ông Nguyễn Thành
Phong mạnh hơn. Ông
Nguyễn Thành Phong hiện nay rất muốn vào bộ Chính Trị. Mà vào Bôh Chính
trị có thể bằng 2 cách, cách thứ nhất là giành ghế bí thư thành ủy của
Nguyễn Văn Nên, điều này rất khó vì Nguyễn Văn Nên là người được ông
Nguyễn Phú Trọng bổ vào. Có Nguyễn Phú Trọng chống lưng thì có thể nói
khả năng Nguyễn Thành Phong lật Nguyễn Văn Nên là gần như không thể. Ông
Nguyễn Văn Nên là thế lực Tây Ninh, nếu ông Nên có rời ghế thì khả năng
cao ông ta sẽ giới thiệu đồng hương của ông vào ghế thì thư chứ ông sẽ
không chọn người như Nguyễn Thành Phong. Như
vậy, Nguyễn Thành Phong muốn vào Bộ Chính Trị thì chỉ còn con đường
tranh thủ ngồi vào ghế phó bí thư thường trực mà ông Trần Lưu Quang để
lại. Cách này là khả dĩ hơn hết. Tuy nhiên đang có cái khó là, ghế chủ
tịch thành phố quá béo bở bỏ là rất uổng. Không biết ông Nguyễn Thành
Phong sẽ chọn hướng nào? Ngồi lại ghế cũ hay tham gia giành lấy chiếc
ghế của ông Trần Lưu Quang để lại? Có
nguồn tin rò rỉ cho rằng ông Nguyễn Thành phong không dám mạo hiểm bỏ
ghế chủ tịch tranh ghế phó bí thư thường trực. Bài học Nguyễn Xuân Phúc
còn rất nóng hổi, ông Phúc bỏ ghế thủ tướng tranh ghế tổng bí thư, cuối
cùng ghế tổng bí thư cũng không đoạt được mà ghế thủ tướng cũng không
giữ nổi. Hiện
nay đang có luồng ý kiến, có thế lực đang muốn đẩy Nguyễn Thành Phong ra
khỏi ghế chủ tịch thành phố để chiếm luôn chiếc ghế béo bở này. Ông
Nguyễn Thành Phong đã là Chủ tịch thành phố từ tháng 12 năm 2015 tới
nay. Đang
có những thông tin nói về khả năng điều chuyển ông Phong thời gian tới.
Đến hôm nay 1/5, đây vẫn còn là một giả thiết được đề cập, vì cũng có
những nguồn cho rằng ông Nguyễn Thành Phong sẽ vẫn là chủ tịch thành
phố. Nếu
xảy ra việc đẩy Nguyễn Thành Phong ra khỏi vị trí chủ tịch thành phố,
thì TPHCM sẽ có hai vị trí lãnh đạo mới cần người thay.
Những ứng viên Có
thông tin cho biết, hiện nay đang có 3 người đang là ủy viên trung ương
đảng, đều gốc miền Nam, là ứng viên hàng đầu cho hai vị trí ở TPHCM.
Người thứ nhất là ông Nguyễn Hồng Lĩnh, sinh năm 1964, quê quán tỉnh
Long An, nổi tiếng ở vị trí Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2016 tới
2020. Tháng 8 năm 2020, ông được điều ra Hà Nội làm Phó ban Dân vận
Trung ương để chờ bố trí vị trí tốt hơn.
Người thứ nhì là ông Phan Văn Mãi, sinh năm 1973, hiện là Bí thư tỉnh ủy
Bến Tre. Ông Mãi từ Ngày 11 tháng 3 năm 2014, ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy
Bến Tre. Ông làm việc chung với ông Nguyễn Thành Phong hơn 1 năm.
Người thứ ba là ông Nguyễn Văn Thể, sinh năm 1966, quê Đồng Tháp, từng
là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng và đang là Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Ông
Nguyễn Văn Thể là một bộ trưởng mang rất nhiều tai tiếng. Quốc
hội hiện nay là Quốc hội khóa XIV, cuối tháng 5 sẽ bầu Quốc hội khóa XV
và Quốc hội khóa mới sẽ lại bầu bầu chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch
Quốc hội vào tháng 7. Vì thế, nếu quyết định thay đổi Chủ tịch thành phố
thực sự diễn ra, việc này có thể xảy ra trong thời gian từ nay tới lúc
có tân chính phủ vào tháng 7. Dù
vậy, trong hệ thống chính trị Việt Nam, vị trí lãnh đạo quan trọng nhất
của thành phố luôn là Bí thư Thành ủy. Người đang giữ chức vụ này, ông
Nguyễn Văn Nên, được trông đợi sẽ tóm được Lê Thanh Hải và những người
tòng phạm với ông cựu bí thư thành ủy này. Quy
định mới nhất hiện nay, là Quy định 105-QĐ/TW “về phân cấp quản lý
cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử” do Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng ký ngày 19 tháng 12 năm 2017. Điều
4 của Quy định này nêu rõ Bộ Chính trị “quyết định phân công công tác
đối với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương“. Phần
phụ lục của Quy định này cũng nêu cụ thể từng chức danh do Bộ Chính trị
quyết định, là: Các
tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương – Bí
thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương. –
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tranh giành Từ
nay đến tháng 7 còn 2 tháng nữa. Tromng giai đoạn này sẽ có những tranh
giành khốc liệt. Nguyễn Hồng Lĩnh, Phan Văn Mãi, Nguyễn văn Thể ai sẽ là
người chiến thắng ai sẽ là người bị loại. Hai chiếc ghế, một chiếc là bí
thư thường trực một chiếc là chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, tuy cả
hai chỉ cần ủy viên trung ương đảng nhưng rõ ràng vị trí này cao hơn
những vị trí ủy viên trung ương đảng khác. Nếu loại bỏ Nguyễn Thành
Phong thì 3 người giành 2 ghế thì của thắng sẽ cao hơn, còn nếu Nguyễn
Thành Phong không bị loại thì3 người chỉ giành một ghế xem ra cơ hội rất
ít cho mỗi người. Lá
bài tốt nhất hiện nay là 3 ứng cử viên này hợp sức đá Nguyễn Thành Phong
ra khỏi ghế bí thư thành ủy rồi sau đó 3 người sẽ đấu nhau để tranh 2
ghế. Nguyễn Thành Phong là lực lượng cũ, đã từng được Lê Thanh Hải cất
nhắc, rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho loại bỏ Nguyễn Thành Phong
để rộng đường đưa người ngoại tỉnh vào mới dễ dàng xử lí bộ tam Lê Thanh
Hải – Lê Hoàng Quân – Nguyễn Văn Đua. Lẽ
ra Nguyễn Thành Phong có thể thay thế cho Nguyễn Thiện Nhân ở đại hội
13, nhưng việc ông Nguyễn Phú Trọng đưa Nguyễn Văn Nên về thay
Nguyễn Thiện Nhân xem như ông Nguyễn Phú Trọng đang không muốn Nguyễn
Thành Phong tiến xa hơn. Tuy nhiên để loại Nguyễn Thành Phong ra khỏi vũ
đài chính trị không phải dễ, phải làm từu từ. Nếu lần này ông Nguyễn Phú
Trọng nhổ được Nguyễn Thành Phong thì chính trường Việt nam bớt khốc
liệt hơn. Nếu không nhổ được, việc đấu đá nội bộ ĐCS sẽ còn rất căng
thẳng.
Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp) |