talawas
1-12-07 Willy Lam
Lời cam kết trống rỗng của Hồ
Cẩm Đào
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tr. 18-22., bản dịch từ Tạp chí Kinh tế Viễn Đông số tháng 11/2007.
Trong bản báo cáo trình bày tại Đại
hội 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng trước, Tổng bí thư
Hồ Cẩm Đào đã lặp lại từ "dân chủ” 72 lần, từ "khoa học" hay
“mang tính khoa học" 70 lần, và "đổi mới" 57 lần. Trong một tuần
diễn ra đại hội, vị lãnh tụ tối cao 64 tuổi này của Trung Quốc
đã đưa ra những cam kết hậu hĩnh về "dân chủ trong nội bộ Đảng"
và "để mọi người hưởng quyền dân chủ một cách thực tế và rộng
rãi hơn”. Đưa ra vấn đề "quyền lực sẽ được thực hiện một cách rõ
ràng", ông Hồ cũng nhấn mạnh cam kết của Bắc Kinh trong việc
kiềm chế tham nhũng và các lạm dụng quyền lực khác. Ông Hồ đã
tái khẳng định việc thúc đẩy "công bằng xã' hội" và tạo "cơ hội
bình đẳng” cho tất cả mọi người. Những giá trị khuếch trương này
dường như là trụ cột của hai sáng kiến quan trọng của chính
quyền Hồ Cẩm Đào: Theo đuổi "triển vọng phát triển khoa học" và
"xây dựng một xã hội hài hòa".
Liệu tất cả những cụm từ đầy hứa hẹn này chỉ mang tính chất tuyên truyền? Ông Hồ và đồng minh tin cậy, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đã được tiếng tốt là những nhà lãnh đạo của quần chúng khi chụp ảnh chung với bệnh nhân AIDS và tới thăm các làng nghèo ở miền núi, những nơi trong hoàn cảnh rất khó khăn. Một sự thật là mô hình "dân chủ trong nội bộ Đảng” đã được đưa ra tại đại hội mà mục tiêu chính là thông qua Ban Chấp hành Trung ương mới. Hơn 2.200 đại biểu đã được phép loại bỏ 8% ứng cử viên, kể cả những ủy viên Bộ Chính trị sẽ nghỉ hưu, để bầu ra 204 ủy viên chính thức và 167 ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương. Các đại biểu về mặt nào đó có quyền bày tỏ sự không hài lòng của họ đối với những cán bộ tham nhũng và điều này đã được chứng tỏ bằng việc ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương được ít phiếu nhất là Giả Đình An. Vị tướng vênh vang này nguyên là người thân cận trong giới quân sự của cựu Chủ tịch không được lòng dân Giang Trạch Dân, chưa kể ông Giả còn bị cáo buộc liên quan tới tham nhũng. Số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương mới đã không được phép "bầu cử thực tế" để chọn ra ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên thường trực Bộ Chính trị trong số họ. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người thường ca ngợi các nhà độc tài như Fidel Castro và Kim Nhật Thành trong việc “duy trì không đổi giá trị của CNXH", gần đây đã nói với các đồng sự của mình rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể theo chân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc áp dụng cơ chế bầu cử rộng rãi hơn để lựa chọn lãnh đạo. Chương trình nghị sự của Đại hội đã được ban thường vụ Bộ Chính trị cũ cũng như những vị lãnh đạo lão thành còn ảnh hưởng quyền lực, trong đó có Giang Trạch Dân, sắp đặt hết sức chặt chẽ. Một nhượng bộ rõ ràng đối với cơ chế đặt ra trong nội bộ Đảng là việc Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng, một người cũng là lãnh đạo phe Thượng Hải như Giang Trạch Dân, đã nghỉ hưu ở độ tuổi qui định 68 đối với ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Tuy nhiên, tất cả ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đương nhiệm dưới độ tuổi 68, bao gồm cả những ủy viên không có năng lực, đều được liên nhiệm thêm 5 năm nữa. Độ tuổi trung bình của 25 ủy viên Bộ Chính trị khoá mới là 61,7, tăng hơn 1,1 tuổi so với khoá trước. Trong một cuộc thông báo kín đối với đại biểu, ông Hồ cho biết Chấp hành Trung ương mong muốn duy trì sự "hài hòa trong Đảng", một điều mà ông gọi là “điều kiện tiên quyết cho hài hòa trong xã hội". Điều này giải thích lý do Chủ tịch Chính hiệp Giả Khánh Lâm, 67 tuổi, người được cho là có quan hệ gần gũi với những trùm kinh doanh bất động sản bị nghi ngờ tại Phúc Kiến và Bắc Kinh, vẫn được giữ nguyên chức vụ thêm 5 năm nữa. Trong số những ủy viên Bộ Chính trị khác bị ảnh hưởng bởi sự chỉ trích về những vi phạm trong kinh doanh còn có Phó Thủ tướng Hồi Lương Ngọc và Chủ nhiệm Ban công tác mặt trận thống nhất Vương Triệu Quốc. Sự vi phạm tồi tệ nhất các qui định về minh bạch và cớ chế pháp định mà ông Hồ đang đẩy mạnh là việc một loạt các nhà lãnh đạo phe phái và lãnh đạo Đảng kỳ cựu đã đưa ra những quyết định về nhân sự cấp cao mà không có sự tham vấn với cán bộ cấp dưới, chứ chưa nói đến những đảng viên bình thường khác. Khẳng định quyền lực ngày càng tăng của mình, ông Hồ đã đưa các cựu cán bộ Đoàn thanh niên vào 20% số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Điều này hoàn toàn ngược lại một sự thật là những cán bộ. xuất thân từ Đoàn thanh niên, trong đó có cả người được ông Hồ ủng hộ lâu nay là Lý Khắc Cường hiện là Bí thư tỉnh Liêu Ninh, đều là những người có nghề nghiệp chỉ gắn liền với Đảng, không vượt qua khỏi các vấn đề lý luận của chủ nghĩa Marx, tổ chức Đảng và công tác tuyên truyền. Trong khi làm tỉnh trưởng rồi bí thư tỉnh Hà Nam từ năm 1998 tới 2004, ông Lý Khắc Cường đã không làm được gì cho hàng chục nghìn nông dân nghèo ở địa phương bị nhiễm AIDS do bán máu cho các trung tâm do các cán bộ tham nhũng ở địa phương dựng lên. Cảnh sát Hà Nam đã ngăn chặn các bác sĩ phi chính phủ và phóng viên dám điều tra về số phận của những nông dân này. Ngay cả người ngày càng có quyền lực cao như ông Hồ Cẩm Đào cũng phải có thoả hiệp để đưa Lý Khắc Cường vào ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Trong số hai cán bộ lãnh đạo thế hệ thứ năm chỉ có một người là Lý Khắc Cường, 52 tuổi là thân cận của ông Hồ. Ngôi sao thứ hai, bí thư Thượng Hải Tập Cận Bình, 54 tuổi, là một ứng cử viên trong bóng tối và đã vươn lên vị trí tối cao chỉ vì không có ảnh hưởng phe phái rõ ràng, và đây rõ ràng là một trường hợp thoả hiệp. Một phần do có kinh nghiệm trong lãnh đạo các tỉnh ven biển như Phúc Kiến, Chiết Giang và thành phố Thượng Hải, ông Tập Cân Bình đã nhận được sự ủng hộ của phe Thượng Hải. Ngoài ra, do bố của Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân, cựu chiến binh Vạn lý Trường chinh, là người gần gũi với hai người thầy của Hồ Cẩm Đào, nên ông Hồ đã có một nhượng bộ rất bất ngờ. Hiện tại, nhân vật đến sau Tập Cận Bình dường như sẽ là người thay thế Hồ Cẩm Đào trên cương vị Tổng Bí thư và Chủ tịch nước và Lý Khắc Cường sẽ thay thế Thủ tướng Ôn Gia Bảo, tại Đại hội 18 vào năm 2012. Vấn đề có tính bình đẳng nữa là việc lựa chọn ban lãnh đạo Đảng Cộng sản vào những vị trí của chính phủ trung ương, mà việc đề cử sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 3 năm sau. Ví dụ, Bí thư Quảng Đông Trương Đức Giang; người được cho là sẽ thay Phó Thủ tưởng Ngô Nghi phụ trách về thương mại. ông Trương, 61 tuổi, người phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ dịch SARS năm 2003. Chính quyền của ông Trương đã bưng bít thông tin về loại vi rút chết người này khi nó mới xuất hiện tại Quảng Đông vào cuối năm 2002. Trong những năm qua, ông Trương đã chỉ đạo một loạt cuộc đàn áp đẫm máu đối với các cuộc biếu tình của những nông dân bị mất đất nông nghiệp do sự cấu kết giữa các nhà phát triển địa ốc với cán bộ địa phương. Việc thăng tiến của ông Trương dường như là một phần thưởng cho những cán bộ cơ hội lớp đầu tiên rời bỏ phe của Giang để tới với phe của Hồ vào đầu năm 2003. Tuy nhiên, thật khó mà tưởng tượng được việc ông Trương Đức Giang, một người cán bộ bảo thủ không biết tiếng Anh, được đào tạo tại trường Đại học Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng, lại có thể hoạt bát như bà Ngô Nghi trong đàm phán thương mại với các quan chức thương mại Mỹ và châu Âu. Về phía người dân, ban lãnh đạo Hồ - Ôn đã rất nhiều lần nhắc đi nhắc lại cụm từ “đưa người dân lên vị trí đầu tiên" trong các bài phát biểu của mình kể từ khi lên nhậm chức 5 năm trước đây. Ông Hồ cam kết tại đại hội lần này rằng thu nhập GDP bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ lên tới 3.000 USD vào năm 2020, và tất cả nông dân đều đủ tư cách để hưởng phúc lợi do thất nghiệp và tuổi già, cùng với bảo hiểm y tế và trợ cấp giáo dục. Hơn nữa, ông Hồ còn cam kết Đảng Cộng sản sẽ bảo đảm "quyền được biết, tham gia hoạt động chính trị, bày tỏ quan điểm và giám sát chính quyền" của người dân. Tuy nhiên, chưa có các dấu hiệu cho thấy những cam kết như vậy sẽ được cụ thể hoá thành hiện thực. Ngay sau khi lên cầm quyền, ông Hồ đã huỷ bỏ những kinh nghiệm được thực hiện tại một số tỉnh trong những năm cuối nhiệm kỳ của ông Giang Trạch Dân, về bầu cử mỗi người một phiếu nhằm lựa chọn ra lãnh đạo thị trấn. Hiện tại, Bắc Kinh chỉ cho phép bầu cử ở cấp làng, một việc đã được bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình năm 1979. Một sự thật là khoản chi tiêu khổng lồ trong ngân sách của chính phủ, dự tính lên tới 5.200 tỷ NDT trong năm nay, sẽ cho phép chính phủ của ông Ôn Gia Bảo đẩy mạnh việc chi trả cho những việc cần thiết và giải quyết sự bất bình trong nhân dân. Chi trả cho phúc lợi xã hội đã lên tới 11% tổng chi tiêu của chính phủ trong năm ngoái, tăng thêm nhiều so với 5,5% trong năm 1998. Tuy nhiên, nông dân và công nhân tiếp tục bị ngăn chặn tham gia vào hành lang quyền lực. Điều này thể hiện rõ trong thành phần của Ban Chấp hành trung ương khoá mới, khi mà phần lớn số ủy viên là cán bộ đảng, chính phủ và quân đội. Mặc dù có mối quan ngại rõ ràng về phúc lợi của quần chúng, cũng như sự “công bằng xã hội", ban lãnh đạo Hồ - Ôn vẫn tiếp tục theo đuổi phong cách chính trị của Giang bằng việc đưa các doanh nhân, giáo sư và người chuyên nghiệp vào đảng. Khoảng 20 ủy viên trung ương và dự khuyết trong khoá mới là lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế quốc doanh hoặc là nhà tư bản chuyển thành cán bộ. Không ai là nông dân hoặc công nhân trong Ban Chấp hành Trung ương. Trong bài phát biểu tại Đại hội, ông Hồ lần đầu tiên nhấn mạnh sự cấp thiết phải thực hiện "quyền lực mềm" của Trung Quốc; đặc biệt trong khung cảnh cần phải nâng cao uy tín của Trung Quốc tại các nước phương Tây. Mọi người đều biết rằng nhà chức trách Trung Quốc rất lo ngại trước nỗ lực của Washington, Tokyo, Canberra và New Dehli trong những năm qua nhằm thiết lập liên minh bốn bên dựa trên các giá trị về dân chủ và pháp chế được chia sẻ bởi bốn nước. Có thể vì lý do này, nên mặc dù bị đánh giá là người bảo thủ hơn ông Giang, ông Hồ vẫn quyết định đưa vấn đề "dân chủ” và "phát triển khoa học" lên ưu tiên hàng đầu của cuộc vận động tuyên truyền trong đảng. Tuy nhiên, với việc không có khả năng tạo cho quần chúng quyền bỏ phiếu, những cam kết rất cao của ông Hồ dường như sẽ chỉ là sự trống rỗng vì tính phi khoa học của những lời nói này.
|