NHIỀU ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ “VẠN THỊNH PHÁT”
Thiện Tùng
13/10/2022
I.- VẠN THỊNH PHÁT LÀ CÁI THÁ GÌ VÀ VÌ SAO CẦN BIẾT VỀ NÓ?
Vạn Thịnh Phát (VTP) là Tập đoàn kinh tế do bà Trương Mỹ Lan sáng lập ở
TP Hồ Chí Minh, ra đời đến nay đã 32 năm (1990-2022). Thanh thế và sự
nghiệp của nó có một không
hai ở Việt Nam…
Khi nói về Tập đoàn VTP thì không thể không nói đến Trương Mỹ Lan. Khi
nói đến Trương Mỹ Lan thì cũng nên biết bà nầy có tên khai sinh là
Trương Muội, người Việt gốc Hoa, sinh năm 1956 trên đất Sài Thành được
mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
1) “Giận dao chép thớt”
Việc nhà cầm quyền Trung Quốc ủng hộ Bắc Việt Nam hay việc Trung Quốc
cùng bọn tay sai Pôn-Pốt xâm
lược biên giới Việt Nam chẳng can dự gì đến người Việt gốc Hoa hay Hoa
lai Việt. Thế mà suốt 36 năm trời (1954-1990), hết Việt Nam Cộng
hoà đến Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều định kiến và phân biệt đối xử với
người Việt gốc Hoa hay Hoa lai
Việt, xem họ là “đạo quân thứ 5” của Trung Quốc. Trước
thảm cảnh, người Việt gốc Hoa hay Hoa lai Việt, một số tìm cách đào tẩu
ra nước ngoài, số còn lại phải đồng cam cộng khổ, sống lăn lóc cho qua
ngày đoạn tháng, trong đó có gia tộc Trương Muội.
2) Người Việt gốc Hoa được thăng hạng
Từ lâu, Việt Nam sống theo kiểu “đu dây” giữa Liên Xô và Trung Quốc. Khi
Liên Xô sụp đổ, Việt Nam chới với, phải sa vào Trung Quốc, khởi đầu bằng
cuộc mật nghị Thành Đô năm 1990 giữa lãnh đạo Việt
Nam và Trung Quốc. Đã là
mật nghị, nội dung luôn giấu kín, người ngoại cuộc làm sao biết được. Có
điều, dầu cố che, nhưng sau mật nghị Thành Đô nầy ai cũng thấy định vị
giữa 2 quốc gia: Việt Nam thủ vai em (kèo dưới),
Trung Quốc thủ vai anh (kèo trên). Từ đó, lãnh đạo Trung Quốc là
lãnh đao nước lớn, dân Trung Quốc là dân tộc nước lớn, người Việt gốc
Hoa hay Hoa lai Việt cũng được
thăng hạng theo định vị nầy.
3) Từ hai bàn tay trắng, Trương Muội ngoi lên bằng lừa đảo
“Vạn Thịnh Phát”
là những từ ghép có nghĩa “phát đạt, thịnh vượng vạn lần”. Đó là
ước mơ và cũng là tham vọng của Trương Muội.
Nhân lúc Trung tâm Thương mại cỗ phần An Đông của Ngân hàng CP
Việt Hoa lập dự án gặp khó khăn về nợ ngân hàng do tiểu thương không góp
cỗ phần. Lãnh đạo TP HCM buộc Việt Hoa phải trả nợ cho ngân hàng. Không
còn cách nào khác, Việt Hoa phải sang lại mảnh đất vàng khu An Đông nầy.
“Buồn ngủ gặp chiếu manh”, bà Muội nhờ quan chức thân quen môi
giới, vay vốn ngân hàng sang lại mảnh đất An Đông béo bở nầy.
Vào đầu năm 1990, trên phần đất An Đông vừa được sang nhượng, bà Muội
với danh xưng Trương Mỹ Lan, cùng thân tộc thành lập Công ty TNHH Vạn
Thịnh Phát, kinh doanh du lịch và nhà hàng, lợi nhuận thu được cũng
chỉ đủ sống đắp đổi qua ngày.
Không vừa lòng với hiện tại, dựa vào chỗ quen thân, bà Muội nhờ
bà Hai Liên, bí thư tỉnh uỷ Đồng Nai (Biên Hoà) làm môi giới để
kết thân với bà Linda Tan Woo (Nguyễn Thị Dung), Việt kiều ở Hồng
Kông đang đầu tư ở Đồng Nai để bung ra “làm ăn lớn”.
Nhân lúc nhà nước Trung Quốc có tổ chức cuộc gặp doanh nhân người Hoa ở
nước ngoài, bà Linda cùng bà Lan sang Trung Quốc tham gia cuộc gặp gỡ
đó. Do có mối quan hệ thân quen từ trước giữa bà Linda với ông
Ted Song (nhà tư sản người Hoa nổi tiếng ở Indonesia), bà Linda giới
thiệu bà Lan làm quen với ông Ted Song để cùng hợp tác đầu tư.
Từ mối quan hệ đó, bà Lan mời ông Ted Song tham gia đầu tư vào dự án
Trung tâm thương mại An Đông. Hợp đồng được cam kết với nội dung: “Trách
nhiệm của bà Lan là phải hoàn thiện thủ tục đầu tư theo đúng quy định
của pháp luật. Riêng bà Linda có công môi giới được hưởng cỗ phần
trong dự án Trung tâm thương mại An Đông nầy”.
Khi bà Lan thực hiện đúng cam kết, ông Ted Song 3 lần chuyển tiền đủ 6
triệu USD theo giao kết vào tài khoản của bà Trương Mỹ Lan ở ngân hàng.
“Được chim quên ná, được cá quên nôm”,
khi nhận được số tiền béo bỡ nầy, Trương Mỹ Lan “xào nấu” thế nào mà thủ
tục đầu tư không phải do ông Ted Song đứng tên, và phủ định công
môi giới của bà Linda. Chưa vừa, bà Lan còn “đâm bì thóc thọc
bì gạo” thế nào đó, đẩy bà Linda vào tù. Nhờ luật sư Trần
Đình Triển dùng lời lẽ xác đáng giải cứu bà Linda ra khỏi trại giam.
Luật sư Trần Đình Triển viết đăng trên báo điện tử Tiếng Dân:
"Sau khi đã gửi đủ 6 triệu USD, nhưng Ông Ted Song không nhận được giấy phép đầu tư vào Trung tâm thương mại An Đông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, Ông Ted Song đã nhiều lần từ Indonesia bay sang TP Hồ Chí Minh gặp bà Trương Mỹ Lan yêu cầu làm thủ tục đầu tư hoặc trả lại tiền gốc kèm theo lãi suất. Bà Lan tìm mọi cách lãng tránh hoặc từ chối. Do Ông Ted Song tuổi cao sức yếu đi lại nhiều quá vất vả, nên uỷ quyền cho con gái là Jen-Ni-Ca khởi kiện đến Toà Kinh tế – Toà án Nhân dân TP Hồ Chí Minh để yêu cầu Bà Lan làm thủ tục đầu tư, hoặc trả lại 6 triệu USD kèm theo lãi suất
Toà án TP Hồ Chí Minh thụ lý và xét xử vụ kiện này. Ông Ted Song nguyên
cáo, bà Lan bị cáo. Một Giám đốc một doanh nghiệp có quen biết với ông
Ted Song nhờ tôi biện hộ
giúp cho ông Ted Song, tôi nhận lời. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho ông Ted Song chỉ có một mình tôi; còn bảo vệ cho bà Lan có đến 4
luật sư thuộc Đoàn luật TP Hồ Chí Minh.
Vụ án về nội dung và chứng cứ quá rõ và giản đơn, nhưng Thẩm phán thụ lý
vụ án cố tình kéo dài thời gian, ngâm như ngâm dấm, xử rồi hoãn, hoãn
rồi xử,… Còn bà Lan tìm mọi cách trì hoãn. Cô Jen-Ni-Ca từ nước ngoài
bay vào, tôi từ Hà Nội bay vô, hết sức chán nản với vị Thẩm phán và bài
bản của bà Lan.
Đùng một cái, tôi được vị Thẩm phán gọi điện thông báo: “Toà án ra Quyết
định tạm đình chỉ vụ án, chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra; vì
bà Trương Mỹ Lan làm đơn tố cáo Ông Ted-Song vi phạm pháp luật về đầu
tư”.
Đồng thời, họ tung tin đến ông Ted Song: “Nếu ông Ted Song vào Việt Nam
sẽ bị khởi tói bắt tạm giam; còn các thành viên trong gia đình ông Ted
Song vào Việt Nam sẽ bị ra lệnh cấm xuất cảnh để làm rõ vụ án”. Chính vì
vậy mà gia đình ông Ted Song không ai giám vào Việt Nam nữa và 6 triệu
USD bà Lan chiếm đoạt, đến nay giải quyết thế nào tôi không được biết,
mặc dù tôi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Ted Song
trong vụ kiện này "
(hết trích)
Tước đoạt được số vốn kết xù, để an toàn trên xa lộ, Trương thị Mỹ Lan
tiến hành kinh doanh đồng thời cả kinh tế và chính trị.
4) Vạn Thịnh Phát dựa vào lãnh
đạo Việt Nam
Để có sự bảo bọc của giới lãnh đạo TP HCM, dầu tin đồn nhưng đáng tin
cậy, bà Lan tìm cách kết thân với người cùng họ là bà Trương Thị Hiền,
vợ của ông Lê Thanh Hải, Bí thư TP HCM. Bà Hiền là Phó Giáo sư, Tiến sĩ,
Chủ tịch Hội Nữ Trí thức, Giám đốc Học viện Cán bộ TP HCM, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Quận 2. Bà Trương Thị Hiền là em gái út của bà Trương Mỹ
Hoa, Phó Chủ tịch nước Việt Nam.
Vạn Thịnh Phát dựa vào lãnh đạo TP HCM (có thể hơn thế nữa), nhứt là ông
Lê Thanh Hải khi ông nầy
làm Chủ tịch rồi Bí thư Sài Thành.
Lê Thanh Hải là Hoa lai
(cha Hoa, mẹ Việt). Dư luận đồn không sai: Lê Thanh Hải không lấy họ
cha mà lấy họ me. Cha Thanh Hải là Hoa rặc, không phải họ Lê. Cha ông
Hải có cửa hàng tạp hoá ở chợ Mỹ Tho. Ông nầy có 2 vợ là chị em ruột (bà
lớn thứ Năm, bà nhỏ thứ Bảy). Bà thứ Bảy sinh ra Lê Thanh Hải (Hai
Nhựt), ra riêng ở xã Tam Hiệp (Chợ Bưng) thuộc huyện Châu Thành (Tân
Hiệp) tỉnh Mỹ Tho (nay Tiền Giang). Lê Thanh Hải đã xây xong Từ đường đồ
sộ ở xã Tam Hiệp.
Hai Nhựt, một con người nếu không nói tầm thường cũng chỉ bình thường.
Năm 2000, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM kiêm Trưởng ban
Chỉ đạo chương trình “Xóa đói giảm nghèo” của thành phố nầy. Nhưng dịp
may lại đến: ông Võ
Viết Thanh,
Chủ tịch UBND TPHCM, bất bình việc gì đó, xin từ nhiệm, Lê Thanh Hải lên
thay Võ Viết Thanh ngồi vào ghế Chủ tịch TP HCM. Ngày 28 tháng 6 năm
2006, sau khi Nguyễn Minh Triết, bí thư Thành Ủy TP HCM được bầu làm Chủ
tịch nước, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ký Quyết định bổ nhiệm ông Lê Thanh
Hải vào Bộ Chính trị Đảng CSViệt Nam, giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM
nhiệm kỳ 2005 – 2010. Đến Đại hội XI, ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng
Bí thư, ông Hải tái đắc cử Uỷ viên Bô Chính trị, tiếp tưc giữ chức Bí
thư TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015. Khi được ngồi vào ghế
Chủ tịch và Bí thư TP HCM, ông Hải tha hồ làm mưa làm gió, tha hồ
tạo vi cánh. Ngoài quan hệ chặt chẽ với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ông còn
nâng đỡ, đề bạt những cán bộ Việt gốc Hoa và kéo cả gia tộc nội ngoại
của mình vào cơ quan công quyền. Họ Lê và họ Trương trở thành vua chúa
không chỉ ở TP HCM. Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) đã ghi rõ về gia
thế của Lê Thanh Hải:
<<Lê Thanh Hải sinh ngày 20 tháng 2 năm 1950, tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành (Tân Hiệp) tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Năm 1966, ông lên Sài Gòn làm thợ hàn và tham gia vào Đội võ trang tuyên truyền thuộc Khu Đoàn Sài Gòn Gia Định với bí danh Hai Nhựt.
Vợ ông
Lê Thanh Hải
là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú
Trương Thị Hiền, Chủ tịch
Hội Nữ trí thức TP.HCM, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ TP. HCM, nguyên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2.
Trương Thị Hiền là em út của bà Trương
Mỹ Hoa,
nguyên Phó
Chủ tịch nước Việt Nam.
Con trai đầu là Lê
Trương Hải Hiếu (sinh
1981)
- Ủy
viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Quận 12, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII
nhiệm kỳ 2011-2016,
bị kỷ luật khiển trách tại hội nghị Thành ủy TP.HCM ngày 17/4/2018 vì
"có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo
với tổ chức".
(Lê họ cha, Trương họ mẹ, Hải tên cha, Hiếu tên mình -TT ).
Con trai
kế
là Lê Trương Hiền Hòa - Hiện
là một doanh nhân, Giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản
-
(Lê họ cha, Trương họ mẹ, Hiền tên mẹ, Hoà tên mình -TT).
Em của ông
Hải
là Lê Tấn Hùng, nguyên là Bí
thư đảng ủy, Tổng giám đốc công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Trong tháng 3
năm 2018, bị kỷ luật khiển trách vì liên quan hàng loạt sai phạm ở Tổng
công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri). Sai phạm của ông Hùng liên quan
việc ký khống, chi khống hơn 13 tỉ đồng cho hàng chục cán bộ, người lao
động học tập nước ngoài.
Ngày 12.6.2019, ông Hùng bị đình chỉ
chức vụ
tổng giám đốc, đến ngày 6/7/2019 ông bị cơ quan điều tra khởi tố và bắt
tạm giam do nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian đảm
nhiệm chức vụ Tổng giám đốc tập đoàn Sagri.
Hiện nay, ông
Lê Thanh Hải
cư trú tại 48A đường Trương Định, Phường 7 Quận 3, TP.HCM.
>>
5) Vạn Thịnh Phát dựa vào
Trung Quốc
Với Chính phủ Trung Quốc chưa có thông tin rõ ràng, chỉ biết chồng bà
Trương Mỹ Lan là ông Chu
Nap Kee, một doanh nhân kinh doanh bất động sản tại Hồng Kông, cùng họ
và là đệ tử ruột của Chu Vĩnh Khang, một lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, từng giữ chức trong Thường vụ Bộ Chính trị nhiệm kỳ thứ
17 Đảng CS Trung Quốc và là chủ nhiệm Ủy ban Chính trị kiêm Bộ trưởng Bộ
Công an, trùm mật vụ Trung Quốc. Lúc đương nhiệm cũng như khi nghỉ hưu,
mỗi khi sang Việt Nam, Chu Vĩnh Khang đều vào Sài Gòn, trước thăm Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát, sau đó thăm Lê Thanh Hải, bí thư và Tất Thành Cang,
phó bí thư Sài Thành. Ông Hải và Cang đều cha Hoa mẹ Việt (Hoa lai Việt
,” đầu gà đít vịt”). Ông Hải sinh ở TP Mỹ Tho (Trung Đô), còn ông Cang
sinh ở Chợ Lớn TP Sàigòn (Đông Đô) -
chính xác là như vậy. (Ở khu vực Nam bộ trước đây gọi: Sài Gòn là Đông
Đô, Mỹ Tho là Trung Đô, Cần Thơ là Tây Đô).
Trên đường lập nghiệp, bà Lan có chồng sau là Chu Nap Kee Eric,
kiến trúc sư công ty
Kent Lui,
chuyên kinh doanh bất động sản ở Hống Kông. Từ khi kết hôn với Chu Náp,
Tập doàn VTP của bà Lan kinh doanh chính yếu là bất động sản.
Tổng hợp từ nhiều nguồn tin
đáng tin cậy:
Ông Chu Náp lập chi nhánh Kent Lui tại khu biệt thự số 193 và 203 đường
Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP HCM. Nơi đây cũng là trụ sở
chính của Tận đoàn Vạn Thịnh
Phát.
Ngoài thiết kế cho những công ty con của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đến
năm 2010, công ty Kent Lui đã
thiết kế rất nhiều dự án cho Việt Nam như Thủ Thiêm, Cảng Sài Gòn, cảng
Bạch Đằng, Quảng Trường Times Square, đặc khu kinh tế Vân Đồn, Đặc khu
kinh tế Vân Phong. Chính công ty Kent Lui hiện nay đang thiết kế 3 đại
dự án cho Sunny World (công ty con của Vạn Thịnh Phát) tại Vân Đồn,
Quảng Ninh, trị giá lên đến hàng chục tỷ đô la.
Có vẻ như Vạn Thịnh Phát chỉ là cái vỏ cho một cánh tay nào đó từ nước
ngoài, bà Trương Mỹ Lan và con cháu của bà đứng tên pháp lý, người có
quyền lực thực sự ở tập đoàn này là ông Chu Nap Kee Eric, chồng bà Lan.
Chính ông này là cầu nối để những công ty có mối quan hệ với Bắc Kinh
sang hỗ trợ. Việc công ty
Kent Lui nhúng tay vào Thủ Thiêm, Vân Đồn và Vân Phong cho thấy công ty
này không đơn giản chỉ là doanh nghiệp thông thường. Có thể nó là một
bình phong cho thế lực chính trị thì mới hốt được những dự án nhạy cảm
như thế. Ai cũng biết, đụng tới Vân Đồn, Vân Phong và Thủ Thiêm là đụng
tới ổ kiến lửa lòng dân Việt Nam, rất rủi ro.
Sự lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát gắn liền với những ưu ái từ ông Lê Thanh
Hải. Từ thời ông Lê Thanh Hải làm bí thư Quận 5 cho đến Bí thư Thành ủy
thành phố. Cấp bậc của ông Lê Thanh Hải lớn lên thì Vạn Thịnh Phát cũng
lớn lên. Đáng chú ý là năm 2008, ông Chu Vĩnh Khang lúc đó là Bộ trưởng
Bộ Công an Trung Quốc tới thăm TP.HCM. Một ông Bộ trưởng đáng lý ra làm
việc với đồng cấp bên Việt Nam chứ thăm người đứng đầu chính quyền địa
phương làm gì?
Tiếp ông Chu Vĩnh Khang có Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang và Nguyễn Văn
Đua, ba nhân vật nầy gây ra nỗi oan khuất cho bà con Thủ Thiêm. Ông Chu
Vĩnh Khang được biết là trùm mật vụ của Trung Quốc, là cánh tay phải của
Hồ Cẩm Đào, tuy nhiên đến thời Tập Cận Bình, ông Chu bị thất sủng trong
chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập.
Càng ngày càng lộ ra, Vạn Thịnh Phát đang bị điều hành bởi thế lực nước
ngoài. Ông Lê Thanh Hải khi còn nắm quyền lãnh đạo thành phố cũng có mối
liên hệ với trùm mật vụ Trung Quốc, hỗ trợ hết khả năng đối với Vạn
Thịnh Phát. Mối liên hệ quyền – tiền này dường như không giới hạn trong
nước mà nó vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Việc bắt bà Trương Mỹ Lan
không hẳn là vụ án kinh tế. (kinh tế chỉ là lý do).
Liên quan đến Vạn Thịnh Phát có 3 cái chết mờ ám:
- Cái chết thứ nhứt:
Phạm Quý Ngọ, thư trưởng Bộ Công an. Tại phiên tòa ngày 7 tháng 1 năm
2014, bị cáo Dương Chí Dũng đã khai tại tòa là, vào năm 2010, ông đã
giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát ở TP Hồ Chí Minh chuyển
tiền hối lộ 1 triệu USD cho thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Không
lâu sau, ông Phạm Quý Ngọ chết rất kịp lúc vì bệnh “ung thư”.
- Cái chết thứ hai:
Mới cách đây mấy ngày, Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch công ty
Chứng khoán Tân Việt và là thành viên Hội đồng Quản trị độc lập
Ngân hàng Thương mại Cỗ phần Sái Gòn ( Sacombank, viết tắt SCB)
“tự tử”. Ông này chết đột ngột trong khi có thông tin bà Trương Mỹ Lan
bị bắt. Sau khi bà Lan bị bắt và ông Thành chết, từng đoàn người kéo đến
ngân hàng SCB rút tiền không thể can nổi.
- Bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý cho bà Lan, là 1 trong 4 người bị bắt
giam hôm 08/10/10/2022 đã chết trong trại giam lúc 3 giờ chưa sáng ngày
09/10/2022.
Không phải vô cớ mà tướng Trương Giang Long, Viện trưởng Học viện Công
an Việt Nam khi lên lớp nói với học viên: “Trung Quốc đã cài hàng
trăm gián điệp vào Việt Nam, hàng trăm không phải một trăm mà trăm nầy
cộng với trăm kia, không phải chỉ ở cấp thấp mà có cả ở cấp cao”.
Có lẽ do ông Giang nói thẳng, nói thật nên bị cách chức, cho nghỉ
non.
6) Những vụ bê bối lớn của ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trước đây
Wikipedia ghi nhận về việc nầy như sau:
<< Vạn Thịnh Phát cấu kết với thế lực chính trị trong ngoài nước, tha
hồ chiếm đoạt công sản Việt Nam, nhứt là ở trung tâm Sài Gòn, trở thành
Tập đoàn giàu có nhứt và bí ẩn nhứt Việt Nam hiện nay. Nhầm bảo vệ an
toàn gia sản đồ sộ nầy, họ dùng “ít không được thì dùng nhiều tiền hơn”
để hối lộ, bịt miệng bất cứ
quan chức nào thích ăn, họ bám “thằng dài tóc, xem khinh thằng trọc
đầu”.
Bị cáo buộc hối lộ cho trung tướng Phạm Quý Ngọ:
Có mặt tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, với tư cách là một nhân
chứng, Dương Chí Dũng khai đã nhận của bà Trương Mỹ Lan 20 tỷ đồng (1
triệu USD) để chuyển cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công
an liên quan đến việc đưa hối lộ để "lót tay" cho việc chuyển đổi công
năng mục đích sử dụng khu đất Cảng Nhà Rồng- Khánh Hội (quận 4, TP.HCM)
sau khi Cảng Sài Gòn di dời.
Có tên trong hồ sơ Panama: Theo dữ liệu công bố trong Hồ sơ Panama vào
tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), cả hai thể
nhân Chu Nap Kee Eric và Trương My Lan đều là người thụ hưởng
(beneficiary) của EurAsia ID Concept Group Limited - công ty có địa chỉ
đăng ký tại "thiên đường thuế" British Virgin Islands và có liên quan
tới Multi-Check Limited. -
(vụ án rửa tiền thuộc hàng lớn nhứt thế giới) >>
7) Vì sao 10 gã đầu sỏ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nộp đơn xin thôi quốc
tịch Việt Nam rồi sau đó rút đơn xin ?
Về
việc nầy, Wikipedia viết:: “Giữa
năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình là
Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Trương Lập
Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Ngô Thanh Nhã, Lâm Thị Hoà đồng
loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Sau đó bà Lan và 9 thành viên gia đình này đã rút hồ sơ xin thôi quốc
tịch Việt Nam và đã được trả lại vào tháng 6 năm 2015. - (tức là
giữ lại quốc tịch Việt Nam)”.
Dư luận cho rằng: Tập đoàn Vạn Thịnh Phát kinh doanh
trên cả 2 lỉnh vực
Kinh tế
và
Chính trị. Vì lợi ích kinh tế vướn vào 2 sai phạm là hối lộ cho
tướng Ngọ và vụ rửa tiền trong vụ án Panama, từ đó Tập đoàn nầy bị núng
thế về chính trị. Vì sợ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa vào “lò thiêu”,
dòng tộc của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát toan tính tháo chạy bằng cách nộp
đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam – bỏ vai đàng Chú, “nhập Trung” thủ vai
đàng Bác thì Việt Nam chỉ còn bó tay?. Nhưng sau hơn 1 năm, thấy thế
chính trị còn vững, vẫn thấy an toàn trên “xa lộ” nên rút lại đơn xin,
tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam dễ làm ăn hơn. Họ cố bám trụ, moi móc
thêm, từng bước biến dần tiền của có được thành đô-la, vàng, kim cương…
gởi trước ra nước ngoài, khi thấy có rụt rịch bất lợi, vọt sang Trung
Quốc cũng chẳng muộn.
Gần đây dư luận đồn (chưa thể kiểm chứng): Uỷ Nam Kiểm tra Trung ương
Đảng CS Việt Nam định “hỏi thăm
sức khoẻ” Vạn Thịnh Phát thì Tập đoàn nầy sẵn sàng chi 45 triệu USD
để mua 5 triệu liều vaccine do Sinopharm của Trung Quốc
sản xuất với giá cao hơn vaccine Pfizer hoặc Moderna của Mỹ để
tặng cho TP HCM trong khi nơi đây quá thắt ngặt về vaccine ngăn ngừa
dịch COVID 19, coi như hối lộ để được bỏ qua tội về kinh tế. Với 45
triệu USD Vạn Thịnh Phát nôn ra chỉ khoảng bằng một phần triệu giá trị
công sản mà họ mánh mung, gian lận thâu tóm ở TP HCM – bỏ ít ký tép giữ
lấy đầm tôm ?.
Ở Việt Nam ngày xưa có câu
“Lê trào, Nguyễn chúa”.
Việt Nam hiện thời vẫn “Nguyễn
chúa”, nhưng không phải
“Lê trào” mà
“Trương trào”, thậm chí
hơn thế nữa, họ đang tranh giành quyền lợi mệt không nghỉ. Đông lắm, họ
tham chính chẳng những ở địa phương mà có cả ở cấp Trung ương. Chưa hết,
thời Trương Tấn Sang làm Bí TP HCM, nơi đây cũng đã xuất hiện băng cướp
lừng danh, kẻ cầm đầu có họ tên
Trương văn Cam.
II.- CHUYẾN ĐI ĐẦY BÍ ẨN CỦA ÔNG TRỌNG
Từ khi nhậm chức Tổng Bí thư đến nay đã hơn 13 năm, ông Trọng vào
Nam 2 lần: lần thứ nhứt, ông đến tỉnh Kiên Giang, quê hương của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chẳng may ông bị đột quỵ khiến chuyến công du
không đạt được mục đích như mong muốn. Rút kinh nghiệm lần đầu, lần thứ
hai nầy Ông dẫn phái đoàn hùng hậu vào Nam “thăm và làm việc với lãnh
đạo TP Hồ Chí Minh”. Vì tuổi cao sức yếu, Ông phải nhờ “thiện nam tín
nữ” diều vào phòng họp.
1) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào Nam lần thứ hai?
Để ngăn ngừa bất trắc có thể xảy ra, ông Trọng phải áp dụng yếu tố bất
ngờ bằng cách “dương Đông kích Tây”.
Ngày 22-9-2022, thông tin lan truyền: Đoàn của ngài Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng sẽ đến thăm và làm việc với lãnh đạo Đà Nẵng. Thế là, trên
khắp các ngã đường nội thành Đà Nẵng đều rải lực lượng an ninh chìm, nổi
dày đặc. Chờ mãi không thấy đoàn ông Trọng đến. Sáng hôm sau, tức ngày
23-9-2022, chuyên cơ đưa Đoàn ông Trọng bay từ sân bay Nội Bài thẳng đến
sân bay Tân Sơn Nhất để đến thăm và làm việc với lãnh đạo TP Hồ Chí
Minh. Đúng là “chinh Đông kích Tây” khiến cho Công an Đà Nẳng “quê” và
phí công vô ích.
Hộ tống ông Nguyễn Phú Trọng vào TP Hồ Chí Minh gồm có các quan văn - võ
song toàn:
– Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng;
– Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai;
– Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an;
– Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
– Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa;
– Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng
– Cùng lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành trung ương…
Với lý do bận chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6/khoá 13,
ông Trọng gặp và làm việc với lãnh đạo TPHCM chỉ trong ngày 23/9/2022.
2) Chuyện gì đang và sắp xảy ra sau chuyến đi nầy của ông Trọng?
Về công khai:
Chuyến đi vào Nam lần nầy của ông Trọng được truyền thông cho biết chỉ
“thăm và làm việc với lãnh đạo TP HCM”.
Về bí mật:
ông Trọng bàn những gì với lãnh đạo ở đây làm sao biết được?. Cho đến
giờ nầy chỉ rò rỉ thông tin không thể kiểm chứng từ những cựu sĩ quan an
ninh Quân đội và Công an tiết lộ: “khả năng đập nát môt đế chế thao túng
nền kinh tế và sẽ bắt giam một số cựu lãnh đạo cao cấp tại TP HCM là rất
lớn”.
Về công khai hệ thống truyền thông đại chúng thông tin thừa mứa, còn về
bí mật đã bắt đầu bật mí: Trao đổi với báo Người Lao Động, Trung tướng
Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết:
“Cục Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra vụ án “lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đó là công
ty An Đông (An Dong Group) phát hành ba lô trái phiếu trị giá chung
khoảng 50.000 tỷ Việt NamD. Công an phát lịnh khởi tố, bắt bà Trương Mỹ
Lan. Sau nhiều ngày câu lưu thẩm vấn, sáng ngày 8/10/2022, Bộ Công an
công bố chính thức, đã khởi tố bắt giam bà trùm giàu nhất Sài Gòn Trương
Mỹ Lan cùng với em gái và cộng sự là Trương Huệ Vân, Nguyễn Phương Hồng,
Hồ Bửu Phương về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nếu quả thật như tin đồn và ông Xô nói thì mục đích chuyến đi nầy của
ông Trọng để “hồi/khởi tố vụ án Vạn Thịnh Phát và đập nát đế chế từ lâu
bảo trợ nó, lập lại kỷ cương ở TP HCM?”. Vậy là lấn nầy ông Trọng vào
Nam tìm củi “đốt lò”?.
Mấy ngày qua, dư luận xã hội luận bàn không biết chán:
Vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát dính với đế chế Lê Thanh Hải
lộng hành suốt hơn 30 năm qua, lãnh đạo Việt Nam chỉ “vờn” chớ
không ra tay thực sự là do đâu? Giờ đây ông “vồ”, liệu có làm nên trò
trống gì không? – hãy chờ xem.
Sau khi Công an khởi tố Tập đoàn VTP,
dư luận xã hội vừa vui mừng vừa lo ngại trong vụ phá án VTP.
Vui mừng
vì
Vạn Thịnh Phát là một vụ án lớn nhứt, tồn tại lâu dài nhứt từ trước tới
nay ở Việt Nam. Phá được vụ án nầy là một kỳ công, sẽ thu hồi khối lượng
tiền tài, vật chất không nhỏ. Và xử trị được một số bọn sâu mọt nước.
Lo ngại
vì
“đánh trống sẽ động chuông, …”. Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có dính với
Trung Quốc. Xử tội nó sẽ làm phật lòng với lãnh đạo Trung Quốc, chắc gì
họ để cho Việt Nam yên?!
Theo tôi nghĩ:
vui mừng thì cứ vui mừng, nhưng đừng lo ngại, bởi vì:
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là vi cánh, là cơ sở hậu cần… của Chu Vĩnh
Khang, mà Chu Vĩnh Khang lại là người bị Tập Cận Bình hạ bệ trong chiến
dịch “đả hổ, diệt ruồi”. Hiện tại, phe ông Chu Nguyên Khang là một trong
các phe nhóm: Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Hồ Cẩm Đào, Lý Khắc
Cường đang tranh quyền với Tập Cận Bình trong Đại hội Đảng CS Trung Quốc
lần thứ 20 sẽ khai mạc vào ngày 16/10/2022 tới đây. Chắc chắn rằng, ông
Tập rất hài lòng khi thấy ông Trọng bẻ “càng nghoe” của ông Khang đúng
thời điểm mà ông Tập cần thiết. Ông Tập sẽ giơ cả tứ chi (tay và chân)
ủng hộ ông Trọng ngồi lại ghế Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam nhiệm kỳ 4
nếu ông Trọng thấy còn sức và còn muốn…
-/-
|