Đó chính
là điều mà đến nay, Đảng
CSVN tác giả khởi xướng của
khái niệm này vẫn chưa có
một định nghĩa cụ thể và xác
đáng. Tuy vậy khái niệm định
hướng XHCN nếu nhìn dưới các
góc độ khác nhau thì xuất
hiện những ý tưởng mới lạ và
rất đáng quan tâm. Như cách
nhìn nhận của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng mới đây về
khái niệm định hướng XHCN,
rằng: "Còn định hướng
XHCN là Nhà nước sẽ dùng
chính sách, dùng công cụ,
dùng nguồn lực của mình để
điều tiết, để phân phối,
phân phối lại, bảo đảm cho
tiến bộ công bằng xã hội,
xóa đói giảm nghèo… ”
là quan niệm rất đáng chú ý.
Quan niệm cũ: đảm bảo để
không bị chệch hướng
Khái
niệm Kinh tế thị trường định
hướng XHCN chính thức xuất
hiện ở Việt nam từ năm 1986,
sau khi nhà nước Việt nam
tiến hành đổi mới kinh tế
chuyển từ nền kinh tế tập
trung kế hoạch hóa sang nền
kinh tế thị trường kiểu tư
bản. Cái đuôi định hướng
XHCN, khi đó hoàn toàn chỉ
nhằm mục đích biện minh cho
sự vi phạm nguyên tắc kinh
tế học của học thuyết của
Chủ nghĩa Marx-Lenin của
Đảng CSVN, đó là công hữu
hóa toàn bộ về tư liệu sản
xuất. Đồng thời nhằm để
chứng tỏ rằng việc đổi mới
kinh tế của Đảng CSVN hoàn
toàn không bị chệch hướng
hay xa rời lý tưởng cộng
sản, mà vẫn kiên định với
Chủ nghĩa Marx -Lenin.
Trên
thực tế thì việc thay đổi
quan điểm kinh tế lần này
của Đảng CSVN đã thừa nhận
kinh tế thị trường với nhiều
thành phần kinh tế, kể cả
kinh tế tư nhân. Đây là việc
gián tiếp thừa nhận sự trở
lại của chế độ người bóc lột
người, đây là sự vi phạm
nghiêm trọng học thuyết Chủ
nghĩa Marx- Lenin của Đảng
CSVN. Theo GS Nguyễn Đức
Bình, một trong những nhà lý
luận chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam, nguyên Ủy viên
Bộ Chính trị khóa VII, VIII,
nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý
luận Trung ương, nguyên Giám
đốc Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh đã từng
khẳng định: "Trước sau
tôi vẫn không đồng ý quan
điểm trong Đảng có thể có tư
bản tư nhân", vì theo Hồ Chí
Minh và cũng là chủ nghĩa
Marx-Lenin: "Không bóc lột
người. Đảng chống chế độ
"người bóc lột người". Lẽ tự
nhiên, ai bóc lột người thì
không thể làm đảng viên".
Điều đó cho thấy rằng việc
thay đổi đường lối kinh tế
của Đảng CSVN lúc đó cũng
chính là việc họ từ bỏ Chủ
nghĩa Xã hội theo học thuyết
Marx - Lenin và lý tưởng
Cộng sản.
Kinh
tế thị trường định hướng
XHCN được áp dụng ở Việt nam
tuy đã gần 30 năm, song một
cái định nghĩa đúng, đủ và
hoàn chỉnh cho khái niệm
Kinh tế thị trường định
hướng XHCN thì đến nay hoàn
toàn chưa có. Gần đây nhất,
ngày 28.2.2015 vừa qua, tại
Hà Nội, Hội đồng Lý luận TƯ
phối hợp với Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội VN tổ chức
tọa đàm “Nhận thức về
kinh tế thị trường định
hướng XHCN” đã cho biết
Đảng sẽ ra định nghĩa mới về
kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Điều đó cho thấy
trong vòng 29 năm qua nền
kinh tế Việt nam thực sự là
đã được Đảng CSVN dẫn dắt
một cách mò mẫm và thiếu cơ
sở lý luận khoa học.
Đó
cũng là lý do giải thích cho
thắc mắc của Thứ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn
Chí Dũng khi đã thổ lộ tâm
tư cá nhân như vậy tại hội
thảo khoa học “Xây dựng thể
chế kinh tế thị trường trong
bối cảnh hội nhập: Kinh
nghiệm quốc tế và gợi ý đối
với Việt Nam” do Ngân hàng
Thế giới, và Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM) tổ chức ngày
22.12.2014, đã nói rằng:
“Tôi cứ suy nghĩ mãi một
điều, nếu chúng ta đi mà
không rõ đi đâu, bằng cách
nào, bao giờ đến… thì không
bao giờ chúng ta đi nhanh và
bền vững được”. Điều đó
cũng khá trùng hợp với suy
nghĩ của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Bùi Quang
Vinh đã cho rằng: “Chúng
ta cứ nghiên cứu mô hình đó,
mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì
có cái thứ đó mà đi tìm"
khi nói về thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN.
Một thời gian dài,
quan niệm về Kinh tế của
Đảng khác của Chính phủ.
Cho
dù cho đến nay, chính Đảng
CSVN vẫn thừa nhận rằng về
lý luận vẫn chưa có nhận
thức rõ, cụ thể và đầy đủ về
thế nào là nền Kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Vì
theo họ, hệ thống kinh tế
này là hoàn toàn mới, chưa
có tiền lệ trong lịch sử và
đây là sự sáng tạo mang tính
đặc thù của Đảng CSVN.
Khái
niệm Kinh tế thị trường định
hướng XHCN của Đảng trong
suốt một thời gian dài với
chủ trương kinh tế nhà nước
đóng vai trò chủ đạo, thực
chất chỉ có tác dụng nhằm
khẳng định rằng Đảng CSVN
vẫn kiên định và không đi
chệch hướng. Điều đó trái
với nguyên tắc cơ bản của
nền kinh tế thị trường, đó
là kinh tế tư nhân phải nắm
vai trò chủ đạo, hay nói một
cách khác "Nhà nước sẽ
không làm những gì mà tư
nhân có thể làm được",
là nguyên nhân đã kìm hãm sự
phát triển của kinh tế Việt
nam. Và hậu quả của sự sai
lầm đó đã mang lại là sự lỗ
lã không lồ với sự đổ vỡ của
các "quả đấm thép" của kinh
tế Nhà nước như Vinashin,
Vinaline... Đến nay, nhìn
lại sau gần 30 năm đổi mới,
thì thấy rõ do sai lầm về
chính sách kinh tế mà các
nhà lãnh đạo Việt nam vẫn
chưa tạo ra một động lực cần
thiết để thúc đẩy cho nền
kinh tế Việt nam có thể cất
cánh thành Rồng, thành Hổ
như các nước khác.
Chỉ
có tiến hành một cơ chế kinh
tế thị trường hoàn chỉnh với
kinh tế tư nhân đóng vai trò
trung tâm, để dẫn dắt và vai
trò chủ đạo trong nền kinh
tế. Vì chỉ có nền kinh tế tư
nhân mới có đủ những động
lực để thúc đẩy nền kinh tế
chung phát triển. Kinh tế
Nhà nước không thể giữ vai
trò chủ đạo trong một nền
kinh tế được, nó chỉ giữ một
vai trò có tính chất phù trợ
nào đấy mà thôi. Đây chính
là lý do vì sao mà Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi
Quang Vinh cho rằng:
“Chỉ có xây dựng khu vực
doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp nhỏ và vừa của Việt
Nam lớn mạnh cả về số lượng
và chất lượng thì mới tạo ra
triệu triệu công ăn việc làm
cho đất nước và doanh nghiệp
tư nhân có thể phát triển ở
mọi nơi, mọi ngõ ngách của
cuộc sống, tạo ra nhiều sản
phẩm có ích cho xã hội và
làm cho chúng ta bớt lệ
thuộc hơn vào các nền kinh
tế khác”
Trái
lại với quan điểm của Đảng
về vấn đề kinh tế, người
đứng đầu chính phủ là Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ
trương cần phải xây dựng một
nền kinh tế thị trường đúng
nghĩa. Ông Thủ tướng cho
rằng: “Tất cả phải đi
vào kinh thế thị trường và
đã là thị trường thì phải
thực hiện đầy đủ các quy
luật của kinh tế thị trường,
trước hết là giá cả, phân bổ
nguồn lực phải theo thị
trường. Và đã thị trường thì
phải công khai, minh bạch,
bình đẳng”. Và theo đó,
Thủ tướng yêu cầu các thành
viên chính phủ cần phải quán
triệt vần đề cơ bản, đó là
cần phải hiểu rõ và phân
biệt “Kinh tế thị trường
là thế nào, định hướng xã
hội chủ nghĩa là thế nào,
phải nói cụ thể, đã đến lúc
không thể chung chung nữa”.
Quan niệm mới: định
hướng XHCN một nhà nước phúc
lợi xã hội
Vừa
qua, khi đề cập đến những
đường hướng lớn nhằm tạo đột
phá, thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội năm 2015 và
những năm tiếp theo, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
nhấn mạnh rằng vấn đề mà Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh
giá là nội dung có ý nghĩa
quyết định, đó là “Tập trung
hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường”. Còn nhớ trước
đây chưa lâu, ngày 20.8.2014
tại Hội nghị triển khai Chỉ
thị số 22/CT-TTg và số
23/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Huy
Hoàng cho rằng “Hơn ai
hết, Bộ Công Thương phải xây
dựng kế hoạch theo kinh tế
thị trường, phù hợp quy luật
kinh tế thị trường”.
Đáng
chú ý, tại phiên họp Chính
phủ thường kỳ tháng 2.2015
vừa diễn ra, khái niệm định
hướng XHCN theo quan niệm
của Thủ tướng được cho là
"Nhà nước sẽ dùng chính
sách, dùng công cụ, dùng
nguồn lực của mình để điều
tiết, để phân phối, phân
phối lại, bảo đảm cho tiến
bộ công bằng xã hội, xóa đói
giảm nghèo… Thủ tướng lấy ví
dụ trong lĩnh vực y tế, giá
các dịch vụ phải được tính
đúng, tính đủ, còn người
nghèo, đối tượng chính sách
phải được chăm lo.".
Theo Thủ tướng thì cái gốc
của vấn đề là ở chỗ. đó là
“Định hướng xã hội chủ
nghĩa không phải là có bao
nhiêu bệnh viện của nhà
nước, không phải là quốc
doanh chiếm bao nhiêu, mà là
làm sao để tất cả mọi người
dân được hưởng những dịch vụ
xã hội cơ bản”.
Hơn
thế nữa, khi đề cập tới khái
niệm định hướng XHCN trong
kinh tế thị trường thì thủ
tướng nhấn mạnh rằng:
"Còn định hướng XHCN là Nhà
nước sẽ dùng chính sách,
dùng công cụ, dùng nguồn lực
của mình để điều tiết, để
phân phối, phân phối lại,
bảo đảm cho tiến bộ công
bằng xã hội, xóa đói giảm
nghèo…”Điều đó dễ làm
cho người ta liên tưởng đến
vấn đề xã hội chủ nghĩa dân
chủ, một mục tiêu của hệ tư
tưởng Dân chủ xã hội. Và đây
là một chế độ chính sách
liên quan đến một nhà nước
phúc lợi phổ cập và các đề
án thỏa ước tập thể nằm
trong khuôn khổ của chủ
nghĩa tư bản, là cách thường
được dùng để đề cập tới các
mô hình xã hội và chính sách
kinh tế nổi bật tại các quốc
gia Bắc Âu mà chúng ta quen
gọi là mô hình CNXH kiểu Bắc
Âu.
Với
quan niệm này đã cho thấy,
người đứng đầu Chính phủ đã
không còn quan tâm đến vấn
đề chệch hướng và xa rời lý
tưởng của Đảng CSVN, bởi về
thực chất Đảng CSVN đã chệch
hướng và xa rời lý tưởng
Cộng sản từ đã lâu rồi. Sự
chuyển đổi khái niệm từ Kinh
tế thị trường định hướng
XHCN trở thành Kinh tế thị
trường được định hướng bởi
một nhà nước phúc lợi xã hội
của Thủ tướng cho thấy,
chứng tỏ ông đã có một bộ
tham mưu rất tốt để có thể
tư vấn cho Thủ tướng trong
rất nhiều các quyết sách
quan trọng. Đồng thời nó còn
cho thấy quyết tâm cải cách
của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã được phản ảnh trong
thông điệp đầu năm 2014 của
Thủ tướng về cải cách thể
chế và thực hiện quyền tự do
dân chủ. Bởi vì đến nay,
việc Đảng CSVN chỉ còn cái
duy nhất cái danh xưng là
cộng sản chứ còn tất cả
đường lối, chủ trương hành
động của họ thì tuyệt nhiên
không còn chút gì là cộng
sản theo chủ nghĩa
Marx-Lenin nữa. Song họ cố
duy trì và níu kéo không
ngoài mục đích duy trì quyền
lực chính trị độc tôn của
một nhóm người có lợi ích và
bổng lộc từ chế độ hiện tại.