NGƯỜI VIỆT
Tố Hữu,
vai kép nịnh trong tuồng chèo!
Huy
Phương
Có hai lý do để
cho Việt Nam ngày nay là một đất nước có nhiều tượng đài và nhà lưu niệm
nhiều nhất trên trái đất này, thứ nhất là để lưu lại những vết tích của
những người Cộng sản, sợ rồi một ngày kia sẽ mai một, hai là chủ trương
“có làm có ăn” của viên chức đảng ngày nay.
Như dư luận đã
từng kêu ca về tượng đài Hồ chí Minh ở Sơn La, hay khu lăng mộ cho cán
bộ cao cấp Cộng sản, tất cả đều không dưới 1.4 nghìn tỉ (600 triệu đô
la,) trong khi đất nước còn nghèo, nợ công cao, trường học và bệnh viện
còn nhếch nhác. Bây giờ Việt Nam lại bỏ ra 25 tỉ đồng (khoảng 8.3 triệu
đô la) để xây một nhà lưu niệm cho Tố Hữu quả là một điều phí phạm,
không “khốn nạn thì cũng thần kinh!(*)
Chúng ta nên nhớ
rằng hiện nay Tố Hữu đã có một nhà lưu niệm tại Hà Nội, khánh thành năm
2009, vì sao Thừa Thiên lại khùng điên dựng thêm một nhà tưởng niệm nữa?
Nhưng trước hết
Tố Hữu là ai?
Tư Lành Nguyễn
Kim Thành sinh năm 1920 gốc
ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế. Người ta xem Tố Hữu
như một nhà thơ tiêu biểu cho Cộng Sản Việt Nam, và tự cổ chí kim chưa
có ai nhờ thơ mà “ăn nên làm ra” như Tố Hữu. Ông đã từng là Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Phó Thủ Tướng.
Trong nước hô
hào cho rằng “việc xây dựng nhà lưu niệm Tố Hữu là một việc làm “mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc đối với sự nghiệp cao quý của nhà thơ!” Sự nghiệp
cao quý đó là gì? Nhà văn Nguyễn Trọng Khang trong nước đã ca tụng rằng:
“Thứ khiến hậu thế nhớ về họ, làm hậu thế mê say cả khi người viết nó
không còn trên thế giới này nữa, đấy chính là những tác phẩm. Chỉ cần
tác phẩm sống thì nhà văn còn sống, dẫu nơi lưu trữ những tác phẩm ấy có
trong một cung điện, một viện bảo tàng hay chỉ trong căn nhà nhỏ trên
một ngọn đồi hoang vu đi nữa.”
Thật sự là những
bài thơ của Tố Hữu còn sống không? Hình tượng Staline, Lenin đã bị chôn
vùi bên kia trời Âu. Ở Trung Cộng người ta công nhận Mao Trạch Động đã
mắc phải lỗi lầm khi cầm quyền và đã làm nhiều tội ác trong cuộc Cách
Mạng Văn Hóa. Hồ Chí Minh đã phơi bày nhiều tội ác và các bản chất xấu
xa, phàm tục và dối trá của y. Những bài thơ tanh mùi máu của một thời
chém giết, đấu tố, của Tố Hữu ngày nay không còn ai muốn nhớ nữa! Những
tác phẩm ấy thực sự đã chết, thì nhà thơ này cũng đã chết theo. Người ta
thường nói Tố Hữu là người học trò thân cận của Hồ Chí Minh, và là người
làm thơ ca tụng Hồ Chí Minh nhiều nhất. Trong thế giới Cộng Sản, những
người viết văn, làm thơ này được gọi là “văn công”, “văn nô” không còn
chút liêm sỉ. Ca tụng làm cho chính người được ca tụng, cũng phải lấy
làm ngượng.
Thợ nịnh, trên
đời này, khó có ai qua mặt Tố Hữu. Trong thơ Tố Hữu, trên thân thể “bác
Hồ” từ sợi tóc trên đầu cho đến ruột gan, đôi dép râu đi dưới chân “bác”
đều là những thứ thơm tho, siêu phàm.
Tóc- “Bác về tóc
có bạc thêm – Năm canh, bốn biển có đêm
nghĩ nhiều.”
Mắt- “Đôi mắt
Bác hiện lên cười phấn khởi – Ta lớn cao lên bay bỗng diệu kỳ”
Tay và Trán-
“Trông đàn con đó vẫy hai tay – Cao cao vừng trán ngời đôi mắt”.
“Trán mênh mông thanh thản nụ cười …”.
Mắt- “Nhớ ông cụ
mắt sáng ngời- Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.”
Bàn tay- “Bàn
tay con nắm tay Cha – Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng”.
Máy đánh chữ-
Chiếc gậy- “Máy chữ thôi reo nhớ ngón đàn – Thong dong chiếc gậy gác bên
bàn.”
Đôi dép râu-
“Còn đôi dép cũ mòn quai gót – Bác vẫn thường đi giữa thế gian!”
Áo- “Bác Hồ đó
chiếc áo nâu giản dị .”
Cho đến thanh gỗ
trong nhà sàn, chiếc chiếu, cái tủ cũng là đề tài cho Tố Hữu: “Nhà gác
đơn sơ một góc vườn. Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn. Giường mây chiếu
cói, đơn chăn gối. Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.”
Cả con cá trong
ao: “Cá ơi! Em có biết không. Trọn đời Bác nặng một lòng vì dân!”
May mà Bác không
thích nuôi chó!
Đó là xu nịnh
trong thơ. Còn ngoài đời Tố Hữu là tay nịnh hót có hạng.
Sách chép, trong
một buổi hội, Hồ Chí Minh yêu cầu Tố Hữu ngâm một bài thơ tặng hội nghị.
Tố Hữu khôn khéo nói rằng: – “Thưa Bác, thưa các đồng chí. Bác chỉ thị
cho tôi đọc một bài thơ với các đồng chí, nhưng mà tôi nghĩ chúng ta vừa
được nghe bài thơ hay nhất, những lời nói rất là ấm áp của Bác với tất
cả chúng ta hôm nay. Vì thế nên bất cứ câu thơ nào có vần có nhạc cũng
đều vô duyên trong lúc này!”
Trong một lần
khác, Hồ Chí Minh nói với Tố Hữu:
– “Chú không
được sùng bái cá nhân.”
Tố Hữu: – “Dạ,
chỉ sợ sùng bái không đúng thôi, nhưng mà sự sùng bái của chúng ta là
lòng kính yêu vô hạn của tất cả chúng ta đối với Bác là hoàn toàn chính
đáng!”
Những lời lẽ
tâng bốc này được các cán bộ cao cấp đứng chung quanh nham nhở vỗ tay
hoan hô nhiệt liệt y như lúc Hồ Chí Minh sàm sỡ ôm nữ diễn viên Trà
Giang trước mặt “triều đình” vậy.
Không phải Tố
Hữu chỉ nịnh Hồ Chí Minh mà là tên nịnh quốc tế, ca ngợi các lãnh tụ
phong trào Cộng sản thế giới như Liên Xô của Stalin (Yêu biết mấy nghe
con tập nói, Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!) Trung Cộng của Mao Trạch
Đông (Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ, Quê Hồng quân vạn lý trường
chinh! Hôn các anh xưa, những người chiến sĩ. Đầu đỏ ngôi sao, không sợ
thác ghềnh), Cuba của Fidel Castro (Lởn vởn ngoài khơi những bóng ma.
Hai con tàu Mỹ ngó dòm ta. Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy! Chẳng thấy Cu-ba
đứng đấy à?) và cả Ba Lan (Em ơi, Ba Lan mùa
tuyết tan.Đường bạch dương
sương trắng nắng tràn. Anh đi, nghe tiếng
người xưa vọng. Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn!)
Vì nhu cầu của
đảng, Tố Hữu kể lại, khi làm bài thơ “Bà má Hậu Giang” năm 1941 và bài
“Lá thư Bến Tre” năm 1962, ông chưa từng đặt chân đến Nam Bộ, chưa hề
biết đất Bến Tre. “Nghĩ đến phong trào đấu tranh trong đó, muốn góp một
tiếng nói đồng cảm mà thôi… Lúc bấy giờ cứ nghĩ Bến Tre chắc phải rất
nhiều tre, không ngờ sau này đất nước thống nhất, vô mới hay ở đó chỉ có
dừa!”
Nhà thơ Xô Viết
Mayakovsky có trường ca “Lê Nin” nổi tiếng viết về vị lãnh tụ Cộng Sản,
thì Tố Hữu có trường ca “Theo chân Bác” được viết năm 1970. Trong khi
đánh giá về vai trò lớn lao của nhà thơ Mayakovsky, Stalin đã từng nói:
“Mayakovsky là nhà thơ ưu tú nhất của chủ nghĩa xã hội!” nhưng Hồ Chí
Minh, dù được tâng bốc lên mây xanh,
chưa bao giờ khen thơ Tố Hữu! (Nguyên Hạnh) Chính Tố Hữu cũng
công nhận điều này.
“Trong tập phê
bình tiểu luận ‘Chân dung và đối thoại’, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói rằng
Tố Hữu đã thừa nhận “Bác chưa bao giờ khen thơ tôi”. Điều này như có vẻ
hơi lạ!
Qua nhận định
của Trần Đăng Khoa thì:
“Tố Hữu thường
tự hào cho mình là người giác ngộ sớm, giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách
mạng và có nhãn quan chính trị tốt. Tệ hơn, ông tin rằng người lãnh đạo
cộng sản nào cũng vĩ đại. Sai lầm lớn nhất của ông là lớn tiếng khen
Stalin và Mao. Trong khi đó, Hồ Chí Minh có vẻ không hề đánh giá cao Mao
và Stalin, chưa từng nhắc đến tên hai vị này trong bất cứ bài nói hay
bài viết nào.”
Trong bài “Sáng
tháng Năm,” Tố Hữu ca ngợi Hồ Chí Minh nhưng kết thúc ông làm một câu
làm Hồ Chí Minh phật lòng:
“Việt Nam có Bác
Hồ. Thế giới có Stalin. Việt Nam phải tự do. Thế giới phải hòa bình!”
Hồ Chí Minh luôn
là người cao ngạo, tự cho mình là anh hùng, đâu muốn đứng sau Stalin!
Không phải làm
thơ ca tụng máu, Tố Hữu, trong thời gian làm Ủy viên Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam, cầm đầu công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi
là đao phủ thủ không nương tay, mang món nợ máu với nhóm Nhân Văn–Giai
Phẩm.
Y đã lên án:
“Lật bộ áo “Nhân Văn – Giai Phẩm” thối tha, người ta thấy ra cả một ổ
phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư
sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn,
sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm.”
“ Nhóm “Nhân Văn
– Giai Phẩm” phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi
“trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ”, thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn
nghệ vào tay bọn phản cách mạng.” Một đặc điểm chung là hầu hết bọn
chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động,
và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình
chống lại cách mạng và chế độ!”
Phan Khôi, Trần
Duy, Thụy An, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê
Đạt… đã bị mạt sát, trù dập đến chết hay thân tàn, ma dại… ngày nay chưa
bao giờ được phục hồi danh dự, Cộng Sản lại muốn vinh danh Tố Hữu, dựng
lên cái xác chết thối tha, bị dân tộc nguyền rủa, để làm gì?
Sau này khi làm
Phó Thủ Tướng đặc trách kinh tế, Tố Hữu đã có một “sáng kiến để đời” là
phát hành tờ giấy bạc $30.00. Dư luận cho rằng một ông Phó Thủ Tướng mà
chưa biết hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10) là hệ đếm dùng số 10 làm cơ số.
Tố Hữu thể hiện
khuôn mặt của vai kép nịnh trong gánh tuồng chèo, với hình dung của một
kẻ tiểu nhân, chuyên luồn cúi (tâng bốc nịnh bợ lãnh tụ) để thăng tiến
và dèm pha người trung trực (vụ nhân văn giai phẩm.)
Xác chết như thế
tưởng đã được chôn sâu dưới ba thước đất, nay lại được chế độ này dựng
lại thây ma, tổ chức đình đám, kèn trống giữa thái độ lạnh nhạt, coi
khinh của quần chúng! Đó là
những chuyện không lạ vẫn thường xảy ra trong chế độ Cộng Sản!
(*) Chữ dùng của
GS. Ngô Bảo Châu |