RFA 6-3-14Ai chịu trách nhiệm vụ sập cầu treo Cha Va 6?
An Nhiên, thông tín
viên RFA
Dư luận trong nước mấy ngày qua đang bức xúc vụ đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 - xã Sơn Bình - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu khiến 8 người thiệt mạng và 38 người bị thương trong đó có 20 người bị thương rất nặng. Đến nay cũng chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ này. Công trình kém chất lượngCầu treo Chu Va 6 là một trong những dự án do Đan Mạch đầu tư và cấp vốn xây dựng. Nhưng các thông số kỹ thuật và đơn vị thi công, giám sát đều do phía chính quyền Việt Nam tự tiến hành và giám định. Cầu được khởi công xây dựng vào tháng 8/2012 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào tháng 12/2012, tính đến ngày cầu bị đứt dây treo thì được hơn một năm. Mục sư Vàng Pao, người Hmong đang phụ trách tất cả các hội thánh, điểm nhóm cả phía Bắc kể cho chúng tôi biết chuyện xảy ra lại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường vào sáng khoảng 8h30 ngày 24/2/2014: “Có Anh phó chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Xã ở Sơn Bình, đi liên hoan về, uống rượu, sỉn rồi đâm vào một cái cột điện, thì bị tai nạn chết nên được mang về, Ông này là cán bộ chính quyền xã Sơn Bình, nhưng lại là tín đồ theo đạo Tin Lành, tín đồ của Bản Chu Va 6, thì mang Ông ấy về Bản để làm theo lễ tang của Tin Lành, sau khi Lễ tang xong thì sáng ngày 24 lúc 8 giờ sáng, người ta khiêng cái quan tài đi qua cái cây cầu, người ta đi trên đó tổng cộng là trên khoảng 43 người, đi đến giữa cầu thì bị đứt cái neo, cái neo chốt ở cái cáp quan.” Sau khi tai nạn xảy ra được một tuần thì nhiều chuyên gia xây dựng cầu đường đã cho rằng công trình thi công quá ẩu, quá kém chất lượng dẫn đến tai nạn đáng tiếc. Một Anh kỹ sư trẻ bên ngành xây dựng cầu đường đang làm việc tại Hà Nội rất bức xúc và không đồng tình khi đọc báo thấy lý do cây cầu treo bị đứt là do quá trọng tải, Anh cho chúng tôi biết việc thi công chắc chắn đã bị lỗi, từ cái cột trụ bên trong đến cái cáp treo: “Nói về quá trọng tải thì tôi không đồng tình, tôi nghĩ là cái neo, cái chốt hay còn gọi là cái tăng đơ cần xem xét lại, nó chịu được lực đến hai tấn cơ mà, nhìn nó nhỏ như thế thì sao chịu đựng được.” Ông Giàng A Chu đang cư ngụ tại xã Sơn Bình - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu, nhà cách cây cầu treo gần 1 km cho chúng tôi biết chất lượng của các tăng đơ: “Chúng tôi rất là bức xúc khi thấy cái neo đó đứt, thuôc một loại sắt và gang, nhưng loại gang giòn cho nên khi cái lương cầu nó kéo căng lên nó sẽ bị nứt và đứt, theo người dân chúng tôi thấy là như vậy, vì cái tăng đơ móc dây này không đồng bộ với cái dây cáp treo của cầu.” Ông cho biết thêm về chất lương cái trụ của cây cầu treo và đã có báo cho trình quyền xã nhưng không ai tin lời của người dân Hmong nói: “Cột thép bê tông của hai cái trụ cầu, đợt trước thi công người ta đúc không được chuẩn, không đủ kích cỡ nên người ta xây thêm một hàng gạch. Khi họ xây thêm một hàng gạch xung quanh trụ, Anh Em người ta nhìn thấy mà không dám nói gì, cho nên là bây giờ dân người ta mới bức xúc bảo là: Cái cầu này không phải là tăng đơ móc neo mà còn liên quan đến cả cái trụ cột bê tông, cán bộ xã họ không tin là người ta làm gạch trong đó, mới đố người Hmong, Anh Em mới đập ra và thấy trong trụ cột có hàng gạch.” Theo báo điện tử Dân Trí vào sáng ngày 3/3/14, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình Ông Phong Vĩnh Cường khẳng định. “Kích thước của trụ bê tông cầu treo và việc xây bằng gạch nung có nằm trong bản vẽ thiết kế hay không phải căn cứ theo hồ sơ xây dựng cây cầu. Rất có thể đơn vị thi công đã đúc cột trụ bê tông nhỏ hơn rồi cho xây gạch nung bao quanh cho đủ kích thước. Tuy nhiên kết luận chính thức phải chờ phía cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng điều tra, giải quyết vụ việc.” Xem thường tính mạng người dân?Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có công văn khẩn cấp đến cấp Tỉnh, chính quyền địa phương tìm hiểu nguyên nhân đứt dây cầu treo Cha Va 6 và tìm cách khắc phục hậu quả. Qua sự việc này chúng ta thấy đến nay cũng chưa có ai nhận phần trách nhiệm. Cách quản lí công trình từ Tỉnh – thành phố xuống địa phương còn quá lỏng lẻo, không ai kiểm soát. Nếu được chính quyền quản lý một cách chặt chẽ thì lúc xảy ra sự cố đã xác định được trách nhiệm thuộc về ai, nhưng hơn một tuần nay cũng chưa có cơ quan nào chính thức xin lỗi người dân, đứng ra nhận trách nhiêm. Quá bức xúc, Ông Giàng A Chu đã cho chúng tôi biết: “Bà con đang bức xúc nói là, tại sao làm cái cầu làm hơn 1 tỷ đồng mới sử dụng được có một năm mà đứt lại như thế, do cái nhà thiết kế thi công này là không tính đến cái mạng người, bây giờ Anh Em muốn làm một cái đơn trình lên ủy Ban Tỉnh và chính phủ xem xét mạng người như thế nào thì bắt buộc cái doanh nghiệp đó phải đến bù.” Ông cũng cho biết chính quyền tỉnh Lai Châu và huyện Tam Đường có hỗ trợ cho những gia đình bị mất người thân nhưng đồng thời chính quyền cũng trách người dân ở nơi đây và họ đã không xin lỗi bất cứ ai: “Nơi công trình thi công, doanh nghiệp thi công người chịu trách nhiệm về cái cầu thì người ta chưa đến tận nhà người dân để xin lỗi, chỉ có cái đoàn giao thông vận tải của Đinh La Thăng, họ chỉ đến xem cầu rồi về. Nhiều người cán bộ họ trách người dân, biển để là 1,5 tấn, Bà con do không hiểu đi đông quá, nên không có từ gì xin lỗi cả. Bên tỉnh thì hỗ trợ 5 triệu 3 trăm nghìn đồng cho một nhà cho thân nhân bị chết và bên huyện hỗ trợ cho một quan tài cho một người chết.” Anh Kỹ Sư trẻ nói trên cho chúng tôi biết chính quyền địa phương nơi cây cầu xảy ra cũng phải chịu trách nhiệm: “Cây cầu nào cũng có quá trình thử tải, cho dù người ta cấm biển 1,5 tấn thì người dân biết là bao nhiêu, phải cấm biển người qua mới hợp lý hơn, toàn người dân tộc không à, với lại thứ hai tôi nghĩ là bên tư vấn giám sát mỗi lần làm gì đó phải có biên bản kiểm tra chất lương, biên bản đầu vào đầu ra, thí nghiệm vật liệu thế nào đấy.” Các chuyên gia kỹ sư xây dựng cầu đường tại Việt Nam chắc chắn rằng sẽ còn rất nhiều cây cầu tại các khu vực hẻo lánh kém chất lương và điều đáng tiếc sẽ còn xảy ra nữa, do đó cần phải có các đội công tác quản lí của chính quyền kiểm tra hướng dẫn, cảnh báo nguy hiểm… để người dân hiểu và có thể tránh được những tai nạn thương tâm. Điều đó có thể dễ dàng thấy điển hình qua các cây cầu nghìn tỷ tại Hà Nội và Thành phổ Hồ Chí Mình đang có nhiều dấu hiệu nứt dù mới xây dựng được một, hai năm. Được biết Chủ đầu tư dự án Cầu treo Cha Va 6 là UBND huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu; Công ty TNHH tư vấn công nghiệp Lào Cai là Tư vấn thiết kế; Nhà thầu thi công là Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa; Tư vấn giám sát là Ban QLDA huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về GTVT trên địa bàn là Sở GTVT tỉnh Lai Châu.
|