Về sự kiện giàn khoan HD-981 của Trung Quốc
Tôi đã theo dõi sát sao các diễn biến trong nước và quốc tế có liên quan đến sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nhận thấy rằng bản chất bá quyền, lấy mạnh ức hiếp yếu, lấy vị thế nước lớn để chè ép các nước nhỏ là hình ảnh khá đặc thù của ban lãnh đạo Trung Nam Hải. Trung Quốc đang không ngừng tăng cường sức mạnh kinh tế, quốc phòng, làm động lực nòng cốt cho chính sách hiếu chiến hiện nay. Phương thức “đò đã qua sông”, tìm điểm yếu, sơ hở của đối phương để lấn tới, để áp đặt “sự đã rồi” mọi nơi, mọi lúc và luôn thường trực trog cách hành sử của Trung Quốc với các nước láng giềng, từ Ấn Độ đến Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Hiện tượng giàn khoan HD-981 lại một lần nữa khẳng định chính sách này của Trung Nam Hải. Rõ ràng, sự kiện này không phải là một hiện tượng lạ, nhưng điểm “lạ” ở đây là Trung Quốc lại chọn Việt Nam là nơi thực hiện các phép thử trong một thời điểm mà ý thức hệ CNXH chỉ con tồn tại ở rất ít nước trên thế giới. Có thể nói, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia lớn nhất trong số các nước XHCN còn tồn tại trên thế giới. Hay nói cách khác là không gian sinh tồn giữa các “đồng chí theo chủ thuyết Mark – Lenin” trên phạm vi thế giới đã tới điểm giới hạn cuối cùng. Mặt khác, Việt Nam trong thời gian gần đây đã cố gắng hết sức để duy trì và bảo vệ mối quan hệ “đồng minh chiến lược” với người láng giềng Trung Quốc khổng lồ. Phải nói rằng chính sách kinh tế và ngoại giao của Việt Nam trong những năm gần đây đã giành cho Trung Quốc những sự ưu ái, vuốt ve vượt qua cả những thông lệ bình thường. Từ việc chấp nhận một thực trạng cán cân mậu dịch mất cân đối cực kỳ nghiêm trọng và liên tục trong một thời gian dài đến việc để cho các nhà thầu Trung Quốc tung hoành cả Bắc chí Nam, lũng đoạn nền kinh tế, làm xáo trộn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó chủ yếu là những người nông dân, những người lao động thấp cổ bé họng ít có khả năng tự vệ. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng người Việt Nam nhưng đảng và nhà nước Việt Nam lấy lý do “vì đại cục” đã cố tình xóa đi những tội ác nhơ bẩn của cuộc xâm lược này. Đảng và nhà nước Việt Nam đã cưỡng bức, cấm đoán người dân Việt Nam không được thực hiện những điều cần phải làm cho sự hy sinh và mất mát trong cuộc chiến tranh này. Rõ ràng, đây là một hiện tượng không tiền khoáng hậu có thể so sánh với tích sử “Việt Vương, Câu Tiễn” xưa kia. Vậy sự nhẫn nhục lạ thường này mang lại lợi ích gì cho dân tộc, cho đất nước?! Biết bao những ngôn từ đẹp đẽ mà lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Việt Nam giành cho nhau qua các cuộc tiếp xúc, hội đàm ở cấp cao đến cấp thượng đỉnh trong suốt những năm tháng qua, biết bao sự nhẫn nhục của lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc trong thời gian qua vẫn không tránh khỏi cú tát “HD-981”. Rõ ràng sự nhẫn nhịn, thậm chí nhẫn nhục của lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam đối với giới cầm quyền Trung Nam Hải không những không có giá trị gì và còn có tác dụng ngược lại. Nó đã chuyển tải cho các lực lượng hiếu chiến tại Trung Nam Hải rằng ban lãnh đạo đất nước nước Việt Nam hiện nay đang bạc nhược, yếu kém trước sự “trỗi dậy” của Trung Quốc. Sức mạnh quốc phòng của Việt Nam hiện nay được đánh giá rất cao trong khu vực, nhưng liệu có thực là yếu tố để các lực lượng hiếu chiến Trung Quốc chùn tay? Tôi nghĩ rằng một hành động của Trung Quốc với giàn khoan HD-981 cũng đủ nói lên nhiều vấn đề người Việt Nam và thế giới phải suy ngẫm và tỉnh ngộ. Mặc dù vậy, cho dù ban lãnh đạo và nhà nước Việt Nam hiện nay có yếu kém, nhu nhược đến đâu, tiềm lực quốc phòng Việt Nam có là con “hổ giấy” đi chăng nữa, tôi vẫn tin rằng sự kiện giàn khoan HD-981 sẽ là một cú tát ngược đối với lực lượng hiếu chiến, với những cái đầu thiển cận tăm tối tại Trung Nam Hải. Vì:
Mặc dù vụ giàn khoan HD-981 mới chỉ đang bắt đầu, nhưng tôi tin rằng nhiều người đã nhận thấy trước cái kết cục của nó. Song điều đáng quân tâm hiện nay là chung ta hãy quan sát cách hành xử của các bên liên quan trực tiếp mà trước tiên là ban lãnh đạo Trung Nam Hải và ban lãnh đạo Hà Nội.
|