Thời Báo (Đức)
22-2-21

Nguyễn Phú Trọng sẽ “nhường ngôi” cho Vương Đình Huệ?

 Vương Đình Huệ là một trong 2 người mà ông Trọng đã nâng đỡ để vào Bộ Chính Trị năm 2013 nhưng thất bại, người kia là ông Nguyễn Bá Thanh thì nay đã không còn. Sau khi Nguyễn Tấn Dũng bị đánh bật ra khỏi Bộ Chính Trị thì ông Vương Đình Huệ trỗi dẫy và tiến thân rất nhanh. Vào cuối tháng 5 năm nay, khi Quốc Hội khóa đầu tiên được bầu lên thì ông Vương Đình Huệ sẽ là chủ tịch Quốc hội. Mọi chuyện đã được an bài rồi, việc bầu cử chỉ là vở kịch diễn cho xong.

Đại Hội 13 đã kết thúc. Ông Trọng tiếp tục giữ ghế Tổng bí thư. Điều trước tiên có thể nói là việc ông tiếp tục giữ được chiếc ghế này không phải do uy tín của ông hay người ta yêu quý gì ông, chỉ đơn giản là ông là thế lực mạnh nhất mà không ai có thể truất phế được. Người ta nói, hiện nay ông Trọng chọn ai kế vị thì tương lai người đó được đảm bảo. Liệu rằng sự thật có phải là như vậy không?

Vương Đình Huệ xuất hiện có lẽ cậy nhờ ông Nguyễn Phú Trọng nhiều hơn là giúp ích cho ông Trọng. Khi ông Trọng chiến với Nguyễn Tấn Dũng, ông Vương Đình Huệ âm thầm né tránh để một mình Nguyễn Bá Thanh chịu trận. Ông Huệ là dân Kế toán, Tài chính, có lẽ vì thế mà ông giỏi tính toán chăng? Điều này không biết có đúng hay không, nhưng rõ ràng ông Vương Đình Huệ là một con người giỏi tính toán. Hiện nay có tin ông Nguyễn Phú Trọng ngồi ghế tổng bí thư 2 năm rồi nhường lại cho Vương Đình Huệ.

Có thể ông Trọng ở lại, vì người mà ông chọn thay ông chưa đủ vững nên cần một thời gian để đủ độ chín. Tuy nhiên ông Vương Đình Huệ cần chú ý là ông là ông Đinh Thế Huynh cũng từng được ông Trọng chọn làm hạt giống thay ông giữa nhiệm kỳ nhưng cuối cùng ông Trọng không nhường ghế cho ông Huynh mà còn làm cho ông Huynh bị bệnh mất trí một cách khó hiểu. Chính trị là con dao 2 lưỡi, rất dễ đứt tay.

Lại có tin Võ Văn Thưởng cũng là hạt giống

Việc ông Võ Văn Thưởng được giao chức thường trực ban bí thư trung ương cũng làm rộ lên tin đồn là ông Thưởng cũng là một hạt giống để thay ông Nguyễn Phú Trọng giữa nhiệm kỳ. Điều này cũng có thể đúng vì ông Thưởng tiến thân cũng rất nhanh khi về Ban Bí Thư của ông Nguyễn Phú Trọng. Có tin cho rằng Võ Văn Thưởng là người mà ông Nguyễn Phú Trọng cài vào Đảng bộ TP HCM bị Lê Thanh Hải đánh bật ra, quay trở ra trung ương và được ông Trọng giao cho Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo. Chờ đến lức rồi truyền ngôi.

Có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng nuôi cả hai và để đến khi sắp trao quyền thì ông sẽ chọn người mà ông tin cẩn nhất để trao quyền. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ trao quyền cũng không thuyết phục cho lắm, bởi ai cũng biết ông Trọng là con người sống chết vì quyền lực. Vào ngày 14/4/2019 ông đã bị đột quị tại Kiên Giang và sau đó sức khỏe của ông vô cùng yếu ớt ông cũng không chịu nhường ghế cho ai thì bây giờ bảo ông sẽ nhường ghế cho Võ Văn Thưởng hay Vương Đình Huệ là một cách giải thích không được thuyết phục cho lắm.

Vừa già yếu vừa giữ chiếc ghế quyền lực nhất nước, ắt hẳn quanh ông Trọng không thiếu những người nịnh bợ chìu chuộng để được ông chiếu cố. Giữa ông Trọng và thế hệ kế cận có một quãng cách xa. Võ Văn Thưởng so với ông Trọng giống như cha với con, khoảng cách tuổi tác khá xa trong khi đó ông Vương Đình Huệ so với ông Trọng như anh em. Trong mắt ông trọng, Võ Văn Thưởng vẫn chỉ là măng, chưa đủ cứng. Còn phải thử thách, bồi dưỡng và uốn nắn.

Từ bây giờ đến 2 năm sau, chính trị Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi. Có quá nhiều người ngắm nghía chiếc ghế của ông Trọng. Nếu chẳng may ông Trọng có vấn đề sức khỏe thì rất có thể cuộc chiến cung đình át liệt sẽ xảy ra để tranh giành, còn nếu ông Trọng vẫn khỏe như bây giờ thì có thể chính trường Việt Nam sẽ êm hơn.

Có tin đường quan lộ của Vương Đình Huệ được Nguyễn Phú Trọng dọn sẵn

Có ý kiến cho rằng, ông Trọng chưa thể nghỉ, là việc ông Vương Đình Huệ chưa có thời gian để kinh qua các giai đoạn tu nghiệp. Ông phải từng là bí thư, đứng đầu một tỉnh, và để tránh tiếng Tổng bí thư chỉ do Đảng cử, đảng bầu, không có được sự thừa nhận của đại diện quốc dân, Ông Huệ nhất định phải kinh qua bước làm chủ tịch Quốc Hội. Như vậy, ông Huệ phải trở thành bí thư Hà Nội, Ông Hoàng Trung Hải, đột ngột được nhắc tới khuyết điểm của nhiều năm trước, một khuyết điểm nhỏ trong hàng chục tội nghiêm trọng khác gắn với chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đủ để rút khỏi chân bí thư Hà Nội, nhường chỗ cho Vương Đình Huệ. Và chuyện ông Huệ sẽ được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội chỉ là việc thủ tục, và cũng chỉ làm cho có lệ, nghĩa là không phải cả nhiệm kỳ, để khi ứng cử chức Tổng bí thư, ông phải vẫn còn dưới 65 tuổi. Như vậy ông Trọng sẽ phải xin nghỉ hưu vào giữa nhiệm kỳ, và TƯ sẽ họp đột xuất bầu Tổng bí thư Huệ vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Chiếc ghế Chủ tịch Quốc Hội vốn được dọn sẵn cho bà Trương Thị Mai, không phải cho ông Huệ sẽ là chỗ ngồi tạm hai năm.

Những tin tức này chỉ là lời đồn, tuy nhiên với chính trị Việt Nam, lời đồn đôi khi còn đi trước thông tin chính thống rất xa, nên không thể nào phủ nhận lời đồn được.

Cho tới giờ, những dự định của ông Trọng nếu có thì nó vẫn có thể bị thay đổi vào phút chót. Có lẽ giải pháp thay thế chỉ xảy ra khi sức khỏe ông Trọng không cho phép, chứ ông còn sức khỏe thì khó lòng mà ông nhường ghế lại cho ai. Ông Trọng vẫn nuôi tham vọng cầm quyền suốt đời như ông Hồ Chí Minh, điều đó không khó để nhận ra.

Có điều rất dễ thấy là, ông Vương Đình Huệ hoàn toàn không như ý ông Trọng. Trước đây ông Trọng nâng đỡ Đinh Thế Huynh với mục đích tiếp quản chiếc ghế tổng bí thư thì bản thân ông Huynh là người lý luận chủ nghĩa  Mác, nghĩa là ông Huynh cũng thuộc trường phái bảo thủ như ông Trọng. Ông Huệ thì khác, ông Huệ dân kinh tế không phải dân theo chủ nghĩa Mác. Ông Huệ cấp tiến hơn ông Trọng, đó là điều dễ nhận ra. Trong khi đó ông Võ Văn Thưởng đi lên từ ban tuyên giáo, cũng học chuyên môn về chủ nghĩa Mác. Vì vậy với ông Trọng, con người ông Vương Đình Huệ cũng chưa được ưng í cho lắm.

Ngã về Trung Quốc sẽ có thế mạnh

Với sức khỏe như hiện tại, người ta nghĩ ông Trọng không thế đủ sức để tiếp tục kiểm soát toàn bộ hệ thống thêm 5 năm nữa. Dưới thời cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã ba lần lùi khi đối mặt với các mối đe dọa và áp lực của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông. Vào tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã rút hơp đồng thăm dò dầu khí với Repsol của Tây Ban Nha tại khu vực Bãi Tư Chính. Vào năm 2019, sau cuộc đối đầu kéo dài 4 tháng tại Lô Phong Lan đỏ do Tập đoàn dầu khí của Nga Rosneft điều hành, Việt Nam đã hủy hợp đồng khảo sát với Tập đoàn Noble. Việt Nam đã hầu như không còn tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực này nữa. Từ bỏ chủ quyền cho TQ, ông Trọng đã tiếp tục chấp nhận thua thiệt lợi ích quốc gia cho lợi ích phe phái.

Chính nhờ những bước lùi đó mà thế lực của ông Trọng trong ĐCS trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Có lẽ ông Trọng làm thế vì tham vọng chính trị của ông. Đã 31 năm, quy luật người nào thân Trung Quốc nhất thì người đó làm tổng bí thư, người nào được Trung Quốc tín nhiệm nhất thì người đó vững vàng ở ngôi vị của mình nhất. Và đến hôm nay thế lực ông Trọng vẫn là mạnh nhất.

Ông Trọng là con người có tham vọng rất lơn. Phó tiến sĩ xây dựng đảng, Đại học Moskva, ông Trọng đã âm thầm nhiều năm cho vị trí Tổng bí thư. Và khi đã nắm được vị trí Tổng bí thư, ông phải chứng minh được rằng, tất cả phải do đảng lãnh đạo. Có nghĩa là do ông lãnh đạo. Ông chưa chết thì tất cả phải do ông quyết định. Và tất nhiên người kế vị ông trong chức tổng bí thư cũng sẽ do ông quyết định nốt.

Đừng bao giờ ảo tưởng sự tử tế của ông Trọng. Hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, dưới tay ông, Nguyễn Tấn Dũng, Bố già của Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà, Trầm Bê, Nguyễn Văn Bình, đã phải chịu bó gối về vườn làm người tử tế. Lê Thanh Hải hai mươi năm cát cứ, độc chiếm Sài Gòn bất khả xâm phạm, bị đánh bật ra khỏi ghế quyền lực. Đó là những đối thủ, còn với đồng minh như Đinh Thế Huynh thì ông còn lạnh lùng có lùi vào sau cánh gà của sân khấu chính trị. Với một con người ngã về Trung Quốc thân với Tập Cận Bình thì ông có sức mạnh đáng sợ như vậy, và khi quyền lực cao hơn ông càng nhẫn tâm hơn, càng lạnh lùng hơn. Nếu o bế Nguyễn Phú Trọng để hy vọng thừa hưởng chiếc ghế quyền lực thì có thể nói trong đó cũng đầy rủi ro chứ không dễ.

Muốn tạo sức mạnh cho riêng mình, ông Vương Đình Huệ cần phải học Phạm Minh Chính

Máu danh vọng chưa bao giời nguôi hay giảm trong người ông Trọng. Công lao đông đấu đá, công lao ông giành giật và công lao ông tạo mối quan hệ khăn khít với Bắc Kinh không dễ gì ông buông. Ông Vương Đình Huệ cần phải hiểu điều đó, bài học về một hạt giống Đinh Thế Huynh còn nóng hổi.

Hiện nay ông Phạm Minh Chính có mối quan hệ với Bắc Kinh rất tốt. Ông Chính là đối thủ nặng ký cho chức tổng bí thư sau 5 năm nữa. Với vai trò là chủ tịch quốc hội, ông Vương Đình Huệ cần tranh thủ tìm kiếm móc nối với Bắc Kinh để có thế lực ủng hộ thì tương lai ông Huệ sẽ đảm bảo. Còn bám ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể nói, nó không hề đảm bảo cho ông Huệ chắc suất kế thừa ngai vàng.

Thực tế cho thấy ông Huệ là người rất khéo léo ẩn mình chờ thời đợi đến lúc thời tới thì vương vai. So sánh giữa ông với Nguyễn Bá Thanh sẽ thấy nổi lên điều đó. ĐCS VN chưa thể thoát khỏi sự gắn kết với sự dẫn dắt của TQ, ông Huệ ắt hiểu ra điều đó. Và liệu ông Huệ có thừa hưởng được chiếc ghế tổng bí thư do ông Nguyễn Phú Trọng để lại hay không nó phụ thuộc vào những dự định của ông Huệ sẽ làm trong vai trò chủ tịch quốc hội sắp tới. Bắt tay với Trung Quốc đảm bảo quyền lực hơn là núp bóng ông Trọng. Những năm tới hãy xem ông Vương Đình Huệ sẽ làm gì. Hãy đợi rồi sau đó sẽ rõ.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)