ĐỜI SỐNG VĂN
NGHỆ Nguồn: Văn nghệ (1992)
DƯỚI NHỮNG GÓC NHÌN KHÁC NHAU
THẢO PHƯƠNG
Một may mắn tình cờ đã đưa tôi về lại Hà Nội sau sáu năm xa nhà - và
thế là tôi trở thành "NGƯỜI - THƠ" duy nhất ở thành phố Hồ Chí Minh
có may mắn được tham dự buổi Hội thảo chuyên đề "THƠ HÔM NAY" do Hội
Nhà văn Việt Nam (Ban sáng tác, Hội đồng Thơ) - Tuần báo Văn nghệ
- Tạp chí Văn nghệ quân đội - Viện Văn học và Trung tâm Văn
hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám kết hợp tổ chức vào ngày 24-2-1992 tại Văn
Miếu.
Về đặc
điểm Thơ hôm nay, bản đề dẫn của Ban Tổ chức cho rằng Thơ đã có
những bước tiến mới, đã trở về với chính nó. Hình thức thơ phong
phú, có biến động ở các thể thơ truyền thống cổ truyền và ở cả các
hình thức thể nghiệm mới. Đồng thời, thi ca đã phải trả cái giá tất
yếu của sự cách tân: đó là sự rối loạn tất yếu...
Một vấn
đề được nêu ra là có sự khác nhau giữa thơ phía Bắc và thơ phía
NGUYỄN
LƯƠNG NGỌC (Trường viết văn Nguyễn Du) nói đến: "Những tín hiệu khởi
sắc từ cội nguồn" của thơ, nhất là trong lớp thơ trẻ. TRẦN NINH HỒ
bày tỏ "Những sự mừng và những sự lo" về thơ trong những năm gần
đây: đó là 3 cái mừng (sự xuất hiện thoải mái ấn phẩm thơ, giọng
điệu đa dạng, sự mở rộng góc nhìn, góc cảm nhận cho cả những người
biên tập, người xuất bản) - Cùng 3 nỗi lo (Có dấu hiệu rối loạn thẩm
mỹ, diễn đàn bình thơ u tịch quá. Và hiện trạng dễ tạo ảo tưởng, ngộ
nhận, tự mãn...).
NGÔ THẾ
OANH cho rằng phải chăng "Thơ miền
NGUYỄN
ĐỨC MẬU thấy cần phải chú trọng hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng phê
bình thơ, nhất là trên báo chí. LÊ QUANG TRANG đòi hỏi phải "vươn
tới sự sang trọng gần gũi (?) của thơ".
Theo VŨ
ANH TUẤN thì hiện nay không còn "đội ngũ" các nhà thơ mà chỉ còn các
"cá thể thi ca". PHẠM XUÂN NGUYÊN có 2 nhận xét: thơ hiện nay còn
nhiều lỗi quá! Thơ đã thật sự có cá tính chưa? Và, phải chăng thơ
càng hiện đại thì càng gần với phương Đông?
Đáng
tiếc là sự tham gia của các nhà thơ phía
Riêng tôi - với góc độ người sáng tác - thấy không có gì phải lo
ngại về hiện trạng thơ. Nó cũng đa dạng phong phú và có mạch ngầm
mạnh mẽ như cuộc sống đang vận động quanh ta. Nó chịu tác động của
sự đào thải và chọn lọc để chỉ còn lại những gì đáng còn cho Văn học
Sử. Thơ là một cuộc chơi nghiêm túc và hết mình của người thơ, cũng
vì vậy, nó phụ thuộc nhân cách, văn hóa, và tài năng, tất nhiên. Đòi
hỏi, thơ phải thế này, phải thế kia - cũng lại chỉ là một cách nói!
Thêm nữa: mỗi công chúng đều có quyền có nhà thơ của họ - và, nếu có
một công chúng bình dân "Cóc, ổi"... thì họ cũng có quyền bình đẳng
với những người đang ngồi dưới mái Văn Miếu này. Miễn là cái đem đến
cho họ phải là "Thơ đích thực". Việc còn lại là của các nhà lý luận,
các nhà phê bình, các viện...
Nguồn: Văn nghệ (1992) 14-7-19 |