Phong trào Phật giáo miền Trung – Huế từ Chấn hưng đến Dấn thân
Chu Sơn
Phần Hai
Phong trào Phật giáo Miền Trung - Huế
thời kỳ dấn thân
(1954-1966)
*****
Chương I
-
Chương II Chương V - Chương VI - Chương VII
Chương VII
Cuộc
dấn thân lần thứ năm
Đấu
tranh chống quân phiệt và đường lối chiến tranh
Ngày 14. 6.1964,
Hội đồng Quân lực quyết định thành lập:
- Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do trung
tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch (tổng thống hay quốc trưởng).
- Ủy ban Hành pháp Trung ương do thiếu
tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch (thủ tướng).
Ngày 16.6.1965, Tòa án Mặt trận Nha
Trang tuyên phạt từ 2 đến 16 năm tù cho những người là thành viên của
Hội đồng Nhân dân Cứu quốc Bình Định và Phan Thiết vì có hành vi bạo
động trong phong trào chống Hiến chương Vũng Tàu và bài trừ Cần Lao bị
bắt từ tháng 9.1964.
Ngày 19. 6.1965, một Ước pháp mới được
ra đời gồm 7 thiên, 25 điều
là giềng mối để thiết lập Đại hội đồng Quân lực VNCH, Ủy ban Lãnh đạo
Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Thượng Hội đồng Thẩm phán. Các
tướng Thiệu, Kỳ, Chiểu được xác nhận là thành viên của Ủy ban Lãnh đạo
Quốc gia, còn Hội đồng Quốc gia Lập pháp cũ giải tán. Chính phủ Nguyễn
Cao Kỳ ra đời với nhiều nhân vật dân sự tên tuổi như bác sĩ Trần Văn Đỗ
(tổng ủy viên ngoại giao), luật sư Lữ Văn Vi (tổng ủy viên tư pháp),
giáo sư Trần Ngọc Ninh (tổng ủy viên văn hóa giáo dục), thẩm phán Trần
Minh Tiết (bộ trưởng nội
vụ).( Theo Đỗ Mậu, sđd trg 549).
Phật giáo miền Trung đứng trước một cục
diện mới: Cuộc chiến tranh của Mỹ và những cơ cấu quyền lực nội địa mà
họ (Phật giáo) hy vọng có thể chuyển hóa theo đường lối của mình: Trong
Hội đồng Quân lực, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi là hai tướng mà họ
cho là mạnh nhất, lại có “
khuynh hướng thân Phật giáo ”, chính phủ Nguyễn Cao Kỳ tuy được gọi là
nội các chiến tranh, nhưng các thành viên lại là “những nhân vật dân sự
tên tuổi.” Chính quyền dân sự và chế độ dân chủ sẽ hình thành thông qua
tuyển cử tự do là sức mạnh đoàn kết dân tộc theo “ý thức hệ Quốc gia và
trong tinh thần đạo Phật” sẽ có tiếng nói mạnh mẽ và chính danh
đủ sức thuyết phục Mỹ và miền Bắc chọn lựa giải pháp hòa bình, tạo điều
kiện thuận lợi cho Mỹ giải kết và rút lui trong danh dự. Trong chừng mực
nào đó, đến thời điểm này (1965), nhà sư Thích Trí Quang và bộ tham mưu
của ông còn tin vào thiện chí, lý tưởng tự do dân chủ của Mỹ, tình tự
dân tộc cùng ý thức trách nhiệm công dân của các nhà lãnh đạo đảng Cộng
Sản.
Do lập trường và sách lược chính trị như
vậy nên suốt năm 1965, đến 2 tháng đầu năm 1966, phong trào Phật giáo
miền Trung – Huế chỉ lo
củng cố và phát triển lực lượng, nhưng kìm hãm các cuộc đấu tranh với hy
vọng Mỹ và hai Tương Kỳ – Thi ủng hộ đường lối và sách lược của mình.
Mỹ đỗ quân từ đầu tháng 3, đến cuối năm
1965 quân số của Mỹ có mặt tại miền
Ngày 20.7.1965, tại Sài Gòn, tại Bến Hải
– Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi tổ chức họp mặt, hội thảo, hô hào Bắc
tiến. Sinh viên các trường đại học được mời tham dự. Sinh viên Công
giáo, đảng phái và thân chính nồng nhiệt hưởng ứng. Sinh viên phật tử và
sinh viên cộng sản, thân cộng hay tả khuynh thì bức xúc, né tránh, dửng
dưng, lạnh nhạt. Trong khuôn
viên các trường Đại học Huế diễn ra bầu không khí sôi nổi các
hoạt động hội thảo, tranh luận, phát thanh và báo chí. Ở đây tiếng nói
ủng hộ chiến tranh, chống Cộng nhỏ yếu và thiểu số. Lập trường chống
chiến tranh, tư tưởng hòa bình và quyền dân tộc tự quyết được phổ biến
công khai, mạnh mẽ trong các diễn đàn này. Bởi tương quan lực lượng giữa
các khuynh hướng chính trị trong sinh viên (tỷ lệ và lãnh đạo) thuộc về
các sinh viên phật tử, việt cộng hay thân cộng (núp dưới chiêu bài Phật
giáo hay các nhóm biến tướng). Tại Tổng hội Sinh viên, chủ tịch là Trần
Xuân Kiêm (phật tử), tổng thư ký là Hoàng Phủ Ngọc Tường (Việt Cộng).
Tại Hội đồng Sinh viên Liên khoa, chủ tịch là Nguyễn Hữu Giao (phật tử),
phó chủ tịch là Bảo Cự (Việt Cộng). Vì ở trong tư thế bất hợp pháp và
yếu thế hơn nên các các sinh viên việt cộng thường phải nép dưới ngọn cờ
Phật giáo. Do vậy tương quan lực lượng trong các tổ chức sinh viên vào
thời điểm này lại nghiêng về phía phật tử. Các sinh viên phật tử nhận
mệnh lệnh từ thầy Trí Quang và chùa Từ Đàm. Do đó hành động chính trị
của phong trào đấu tranh năm 1965 vẫn được quyết định từ phía Phật giáo.
Chống Thiệu – Kỳ, chống chiến tranh, kêu đòi dân chủ, hòa bình và quyền
tự quyết dân tộc, nhưng chống và kêu cầm chừng trong phạm vi đại học,
chưa được phát động thành phong trào quần chúng. Một khi các tổ chức như
Gia đình Phật tử, Sinh viên Phật tử, Học sinh Phật tử, Tiểu thương Phật
tử, Giáo chức Phật tử, Công chức Phật tử, Công nhân Lao động Phật tử,
Cảnh sát Phật tử, Quân nhân Phật tử…chưa được lệnh các Thầy thì phong
trào quần chúng đấu tranh không nổ ra được, cho dù người của Mặt Trận
trong các Ban chấp hành Tổng hội,
Hội đồng Sinh viên Liên khoa, hay trong các tổ chức công khai hợp
pháp và các tổ chức biến tướng có “nóng sốt” đến đâu. Trước tình hình đó
nhà sư Thích Trí Quang và các lãnh tụ Phật giáo bị người của Mặt Trận
trong Phong trào Đô thị qui kết là “thỏa hiệp”, thậm chí còn nhiều từ
ngữ nặng nề hơn.
Những dòng tự sự sau đây của Hoàng Văn
Giàu, người tự khẳng định vai trò, vị trí “quan trọng” của mình trong
phong trào Phật giáo, giúp chúng ta hiểu biết thêm vì sao năm 1965 phong
trào đấu tranh của nhân dân miền Trung không dậy sóng, và tại sao đến
tháng 3 năm 1966, sau khi cuộc khủng hoảng Thi –
Thiệu Kỳ bùng nổ, Phật giáo mới tiếp nối làm nên cái mà dân gian
quen gọi là Biến Động Miền Trung .
“Vì lo ngại Thiệu trở thành thế dựa cho tàn dư của chế độ cũ khai thác
chiêu bài chủ chiến đấu thầu chống cộng để trồi lên lại nên một mặt
chúng tôi tỏ cho Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi là chúng tôi không có
ác cảm gì với họ và cũng chẳng chống đối những vận dụng quyền lực của cả
hai trong tương lai. Sau khi Kỳ được chỉ định làm chủ tịch Ủy Ban Hành
Pháp Trung Ương, tôi và anh Bùi Tường Huân đã cất công vào tận Tân Sơn
Nhất gặp Kỳ. Qua câu chuyện, tôi có lưu ý Kỳ về âm mưu dùng người Việt
làm Lê Chiêu Thống để Mỹ hóa chiến tranh của Mỹ và khổ nhục kế xấu mồi
ngồi dai của Thiệu. Kỳ trả lời là không bao giờ Kỳ làm đầy tớ Mỹ, rằng
Kỳ sẽ thực hiện lý tưởng cách mạng 1963 là dân chủ tự do. Kỳ quả quyết
đủ sức cho Thiệu ở là ở, bảo Thiệu đi là đi vì Kỳ tự nhận mình là cái dù
che chở nắng mưa cho Thiệu. Tôi nói đùa: Thiếu tướng coi chừng, ông là
cái dù nhưng Thiệu tìm cách làm cái cán thì phiền đó. Tôi nghĩ Kỳ thấy
được thiện chí của chúng tôi, cho nên trước khi hoàn thành nội các chiến
tranh Kỳ đã nhờ Phạm Văn Liễu ra Huế bốc chúng tôi vào Sài Gòn tham khảo
ý kiến. Gia chủ cho cuộc họp này là anh Ngô Trọng Anh. Anh Ngô Trọng Anh
và anh Bùi Tường Huân đã đồng ý tham gia nội các của Kỳ... Phạm Văn Liễu
Tổng giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, là người giao liên giữa Kỳ với Thi,
giữa Kỳ và phe tranh đấu Miền Trung trong khi anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt
là người giao liên giữa phe tranh đấu Miền Trung với Thi.”
Và Phật giáo, nhân
“phản ứng của dân chúng và chính
quyền miền Trung” trước sự kiên
“Tướng Thi bị bãi chức,” đã
dấy động phong trào 1966 nhằm tiếp tục thực hiện
chủ trương cố hữu của Thành Phần Thứ Ba vì các mục tiêu: Chế Độ
Dân Chủ, Hòa Bình Dân Tộc, Độc Lập Quốc Gia và Cách Mạng Xã Hội (Hoàng
Văn Giàu – tài liệu đã dẫn).
Có lẽ nguyên nhân dẫn đến sự
“cay cú của Tướng Thi đối với
Thiệu – Kỳ và với cả Mỹ nữa” còn nhiều. Dư luận ở Huế vào thời điểm
ấy cho rằng tướng Thi là người bộc trực, thẳng thắng và trong sạch, đã
nhiều lần công khai bày tỏ sự bất bình trước tình hình tập trung, củng
cố quyền lực và tham nhũng của hai Tướng Thiệu – Kỳ. Ngược lại, tướng
Thi, theo qui kết của Thiệu – Kỳ, “phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về
tình trạng chiến đấu không hữu hiệu của binh lính thuộc quyền chỉ huy
của ông tại Thừa Thiên và quân khu I”. Cũng có dư luận cho rằng tướng
Thi ngày càng xích lại gần hơn với “phe Phật giáo đấu tranh”. Những cái
này kết hợp với câu chuyện
- Ngày 11. 11.1960 , lúc còn là đại tá
Tư lệnh binh chủng dù, Nguyễn Chánh Thi cầm đầu cuộc đảo chính chống
Diệm. Đảo chính bất thành, ông chạy trốn và tị nạn bên Cam Bốt. Sau đảo
chính 1.11.1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Dương Văn Minh cầm quyền, ông
về nước được bổ nhiệm làm phó tư lệnh quân Quân đoàn I, dưới quyền Đỗ
Cao Trí, rồi Nguyễn Khánh.
- Ngày 30.1.1964,
Nguyễn Chánh Thi giúp Nguyễn Khánh làm đảo chính lật đổ Dương Văn
Minh. Nguyễn Khánh cầm quyền, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh sư đoàn I
trú đóng tại Huế – bản doanh của phe Phật giáo đấu tranh.
- Ngày 13. 9.1964, Nguyễn Chánh Thi về
Sài Gòn cùng Nguyễn Cao Kỳ và Hội đồng Quân lực dẹp yên cuộc đảo chính
do các Tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát cầm đầu. Nguyễn Khánh tiếp
tục cầm quyền, ông được thăng thiếu tướng và được bổ nhiệm tư lệnh quân
đoàn I và đại biểu chính phủ tại miền Trung..
- Ngày 19. 2.1965 , Nguyễn Chánh Thi, từ
quân đoàn I bay về Sài Gòn đảm nhiệm chức Tư lệnh Giải phóng Thủ đô,
cùng Nguyễn Cao Kỳ và Hội đồng Quân lực dẹp yên cuộc đảo chánh do Tướng
Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo chủ trương. Ông trở thành nhân vật
có thanh thế tại Hội đồng Quân lực, trở lại Đà Nẵng tiếp tục làm tư lệnh
Quân đoàn I, kiêm nhiệm đại biểu chính phủ tại Trung Phần.
Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này đã dễ làm gì được nhau?
Chọc trời khuấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!
- Tại Đà Nẵng, nhiều ngàn người bao gồm
mọi thành phần: quân nhân, công chức, sinh viên, học sinh, dân thường
tập họp trước doanh trại Quân
đoàn I làm mít tin, biểu tình kêu đòi Nguyễn Chánh Thi trở lại
chức vụ tư lệnh. Đà Nẵng là nơi Quân đoàn I đóng bản doanh. Đà Nẵng –
Quảng
-
Tại Huế: Phát xuất từ trường Quốc Học, lan qua trường Đồng Khánh,
rồi các trường trung học trong thành phố, học sinh bãi khóa theo
sự vận động của “Ủy ban Quân dân Đấu tranh vùng I chiến thuật”. Mục tiêu
đấu tranh là:
1. Kêu đòi tướng Thi về lại vùng I.
2. Phản đối tình trạng đấu đá xâu xé
nhau giữa các tướng.
3. Yêu cầu các tướng ra mặt trận.
. …(LSPTĐTH –
nhiều tác giả – nxb Trẻ 2015)
Như thế, các cuộc đấu tranh xảy ra tại
Đà Nẵng, Huế và cả Quảng
-
Tại Sài Gòn: Viện Hóa Đạo công bố lập trường, kêu gọi 3 điều:
1. Chính phủ đoàn kết.
2. Các tướng tham gia cách mạng
1.11.1963 phải được trở lại quân đội.
3. Bầu cử quốc hội.
- Tại Huế: –
Lực lượng
Nhân Dân Tranh Thủ Cách Mạng được thành lập tại chùa Từ Đàm do
Bửu Tôn là chủ tịch.
– Tổng hội Sinh viên và Hội đồng
Sinh viên Liên khoa thành lập Hội đồng Sinh viên Tranh thủ Cách mạng,
chủ tịch là Nguyễn Hữu Giao.
- Hình thành chính phủ đoàn kết.
-
Thực hiện dân chủ.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Bầu cử quốc hội.
- Phục hồi chức vụ cho các tướng có
công trong cách mạng 1.11.1963.
- Thiệu – Kỳ – Có từ chức.
Ngày
16. 3.1966:
- Tại Sài Gòn, Hội đồng Quân lưc quyết
định đưa Nguyễn Chánh Thi ra Đà
Nẵng để làm dịu tình hình. Cùng đi với Nguyễn Chánh Thi có đại tá Phạm
Văn Liễu, tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, và trung tá Nguyễn Ngọc Loan,
giám đốc An ninh Quân đội. (Đoàn Thêm. Viêc Từng Ngày 1966, tr 45).
-
Tại Mỹ, tổng thống Johnson đã ban hành luật cho phép chi tiêu 4 tỷ 8 về
chiến cuộc Việt Nam, sau khi quốc hội chấp thuận ( chỉ có 6 phiếu chống
tại 2 viện) (Đoàn Thêm, VTN 1966).
Ngày 22.3.1966, tại Huế:
- Hội Đồng Sinh Viên Tranh Thủ Cách
Mạng tổ chức hội thảo. Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế –
Trần Xuân Kiêm – đọc một tham luận nẩy lửa tố cáo sự can thiệp
trắng trợn của Mỹ vào Việt
- Giáo chức tại Huế thành lập Lực lượng
Tranh thủ Cách mạng tuyên bố chống sự can thiệp của Mỹ và sự lệ thuộc
ngoại bang của chính quyền Thiệu – Kỳ.( LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb
Trẻ Tp HCM – 2015).
-Hội đồng Sinh viên Liên khoa Huế tổ
chức hội thảo chống Mỹ – Thiệu –
Kỳ. Sau hội thảo, sinh viên kéo đến chiếm Đài phát thanh, tổ chức phát
thanh bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp.
-Trên quảng trường Thương Bạc,
khoảng 7000 người họp mít tin tố cáo Mỹ biến miền
Ngày 27. 3:
Tại Huế, một cuộc mít tin vĩ đại gồm bảy
tám chục ngàn người đủ mọi tầng lớp nhân dân, kể cả quân nhân và cảnh
sát diễn ra tại chùa Diệu Đế kêu đòi cải thiện đời sống nhân dân, thực
thi dân chủ, bầu cử quốc hội, giảm thiểu sự lệ thuộc ngoại bang. Gần như
cả tỉnh Thừa Thiên – Huế đình chỉ mọi hoạt động thường ngày. Dân chúng
hưởng ứng đấu tranh: chợ không đông, tiệm buôn không mở , trường học
đóng cửa, xe cộ không lưu thông…(LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ
TpHCM).
Tại Sài Gòn: Thượng tọa Thích Tâm Châu
kêu gọi dân chúng bình tĩnh, chờ chính phủ thực hiện các lời hứa. Mặc dù
vậy, một cuộc mít tin chống chính phủ gồm vài chục ngàn người đã diễn ra
(ĐT,VTN,1966).
3/ Nguyễn Cao Kỳ quyết dùng biện pháp mạnh để
dẹp yên vụ Miền Trung.
- Tại Đà Nẳng, hơn 2000 người đã tập họp
trước trại quân Mỹ để phản đối hành vi khiêu khích của lính Mỹ. Một sĩ
quan đại diện trại ra xin lỗi đồng bào. ( LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb
Trẻ Tp HCM - 2015).
- Tại Sài Gòn, sinh viên, học sinh và
dân chúng làm mít tin “Giỗ tổ Hùng Vương,” gắn biển đồng vào tượng Quách
Thị Trang, tuyên bố chống Mỹ – Thiệu – Kỳ, kêu đòi tự do báo chí, gấp
rút tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến (ĐT,VTN1966)
Ngày hôm sau, tướng Chiểu trở lại Sài
Gòn mang theo Thông điệp của Lực lượng Nhân dân Đấu tranh Cách mạng.
Thông điệp có nội dung :
- Đả đảo Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia
- Quần chúng muốn có ngay một quốc hội
và một chính phủ dân cử
- Đả đảo Thiệu – Kỳ– Có .
(LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM - 2015)
- Phản đối chính phủ thối nát Thiệu –
Kỳ – Có
- Phản đối Mỹ can thiệp vào nội tình
Việt
- Chủ quyền Việt
- Không sợ chính quyền đe dọa, khủng
bố.
Sau mít tin, đoàn biểu tinhg tuần hành
qua các đường phố, đến trước tòa Lãnh sự Hoa Kỳ đưa tuyên ngôn bao gồm
các nội dung trên nhờ tòa Lãnh sự chuyển tới tổng thống Mỹ và tổng thư
ký Liên Hiệp Quốc (LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM – 2015).
Ngày 6.4.1966, tại Huế, Đoàn Sinh viên
Quyết tử được thành lập, do sinh viên Nguyễn Đắc Xuân làm trưởng đoàn.
Các sinh viên Quyết tử được các quân nhân ly khai huấn luyện quân sự.
Đây là tổ chức đấu tranh bán vũ trang của sinh viên. Nhà sư Thích Trí
Quang phản đối sự thành lập này. Nhưng Đoàn vẫn tồn tại cho đến cuối
tháng 4, đã chi viện tinh thần cho lực lượng ly khai ở Quảng Trị, Đà
Nẵng, Quảng
Ngày 9. 4, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia cử
trung tướng Tôn Thất Đính ra Đà Nẵng làm tư lệnh quân đoàn I, thay thiếu
tướng Nguyễn Văn Chuân. Đây là thủ đoạn “một bước lùi” của chính quyền
Trung ương: Các tướng có công tham gia Cách mạng 1.11.1963 được trở lại
quân đội theo yêu cầu của Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Cách mạng.
Ngày 12. 4. 1966:
- Tại Sài Gòn, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia
triệu tập Đại hội Chính trị Toàn quốc gồm đại diện các đảng phái, tôn
giáo, các phe nhóm chính trị và các Chủ tịch Hội đồng Tỉnh thị (Công
giáo và Phật giáo không dự). Kết thúc Hội nghị (ngày 16. 4), trung tướng
Nguyễn Văn Thiệu công bố sắc luật 14/66 về việc tổ chức bầu cử Quốc hội
Lập hiến. Trong dịp này chủ tịch Nguyễn Văn Thiệu khẳng định rằng “Ủy
ban Lãnh đạo Quốc gia chấp thuận 10 đề nghị Dân chủ hóa do Hội nghị
Chính trị đưa ra. Đây cũng là bước lùi thứ hai của hai ông Thiệu – Kỳ.
- Tại Huế, Lực lượng Nhân dân Tranh thủ
Cách mạng họp mít tin trên quảng trường Thương Bạc. 20.000 người tham dự
phản đối Hội nghị Chính trị do Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia tổ chức tại Sài
Gòn vì cho rằng: hai ông Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ không là đại
diện chân chính của nhân dân mà do người Mỹ lựa chọn đưa lên. Hội nghị
do hai ông tổ chức là trò bịp làm kế hoãn binh. Mít tin đề nghị nên
thành lập một chính phủ lâm thời, người Mỹ phải tôn trọng quyền tự quyết
của nhân dân Việt Nam.(LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ tp HCM 2015).
Đề nghị này của nhà sư Trí Quang bị phản
đối bởi các thành viên chủ trương đấu tranh quyết liệt trong Lực lượng
Nhân dân Tranh thủ Cách mạng. Khuynh hướng bạo động ngày một gia tăng
trong tương quan lực lượng của các tổ chức đấu tranh. Mệnh lệnh của nhà
sư Trí Quang không còn có giá trị tuyệt đối. Những lãnh tụ Phật tử trẻ
(như Hoàng Văn Giàu, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Xuân Kiêm…) mỏi mòn lần tinh
thần bất bạo động. Những người lính ly khai thích dùng súng đạn hơn cầu
nguyện và tuyệt thực. Người của Mặt trận Giải phóng đấu tranh dưới “Ngọn
Cờ Phật Giáo”(như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan…) lên án nhà
sư Trí Quang thỏa hiệp, họ chờ cơ hội để đốt nóng phong trào. Sinh viên
học sinh và thanh niên lao động sẵn sàng tiến lên làm ngòi pháo.
Ngày 1.5.1966, thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ
tuyên bố trước báo chí là sẽ dùng các biện pháp thích ứng để giải quyết
dứt điểm các vụ lộn xộn. (LSPTĐTH – nhiều tác giả - nxb Trẻ Tp HCM –
2015).
Ngày 7.5.1966, thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ
cho báo chí biết là Chính phủ quân nhân sẽ cầm quyền thêm một năm nữa,
Quốc hội Lập hiến sẽ bầu vào tháng 10 (thay vì tháng 8 như đã hứa trước
đây) và Quốc hội Lập pháp sẽ bầu trong năm sau. (LSPTĐTH – nhiều tác giả
- nxb Trẻ tp HCM – 2015) )
Phe tranh đấu phản ứng mạnh trước những
lời tuyên bố của tướng Kỳ. Nhiều cuộc mít tin biểu tình liên tiếp diễn
ra khắp các tỉnh miền Trung.
Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ dứt khoát dùng
những biện pháp mạnh.
Các ngày 14, 15, 16 tháng 5. 1966, bằng
các phương tiện vận chuyển của Mỹ, 40 xe tăng và thiết vận xa, 5 tiểu
đoàn lính dù – thủy quân lục
chiến được chính phủ Trung ương đưa tới Đà Nẵng. Súng đã nổ giữa quân
chính phủ và lực lượng ly khai. Nhiều người chết và bị thương. Đài phát
thanh Đà Nẵng bị quân chính phủ chiếm lại chỉ sau một tiếng đồng hồ.
Quân ly khai rút lui. Trung tướng Tôn Thất Đính chạy ra Huế. Thiếu tướng
Huỳnh Văn Cao được cử ra Đà Nẵng làm tư lệnh
Ngày 17.5, thiếu tướng Huỳnh Văn Cao ra
Huế thị sát tình hình. Tại phi trường Tây Lộc, hàng ngàn người thuộc phe
ly khai bao vây ông tư lệnh mới. Thiếu úy Nguyễn Đại Thức đã bắn vào máy
bay trực thăng do phi công Mỹ lái chở Tướng Huỳnh Văn Cao đang cất cánh.
Xạ thủ đại liên người Mỹ trên trực thăng bắn chết thiếu úy Thức và làm
bị thương 6 quân nhân khác. Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao thoát nạn về Đà
Nẳng, xịn thôi chức vụ. Thiếu tướng Cao Văn Viên được cử ra Đà Nẵng làm
tư lệnh quân chính phủ đàn áp quân ly khai. Trước sức tấn công hùng hậu
của quân Dù và Thủy quân Lục chiến, quân ly khai nhanh chóng bị đánh
bại. Ngày 23.5 đơn vị ly khai cuối cùng cố thủ tại chùa Tỉnh hội Phật
giáo Đà Nẵng (đường Ông Ích Khiêm) đầu hàng. Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn và
Đại tá Đàm Quang Yêu (nguyên tư lệnh đạc khu Quảng Đà) bị bắt cùng 2000
quân nhân, cảnh sát, công chức dưới quyền. Tại Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Nha
Trang, Đà Lạt,…các đơn vị chính phủ (cảnh sát và quân đội) cũng đã đánh
dẹp xong các lực lượng đấu tranh trong các ngày 21,22,23. Riêng tại Đà
Lạt, phe đấu tranh đã chống trả quyết liệt. Có người chêt và nhiều người
bị thương. Chính quyền ban lệnh giới nghiêm 24/24, thành phố trở nên
tiêu điều.
Ngày 24.5 tại rạp Thống Nhất Sài Gòn,
chính phủ triệu tập Đại hội Quân dân để báo cáo về tình hình Đà Nẵng và
miền Trung – Huế.
4/ Dẹp yên Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung khác, quân chính phủ tập trung
lực lượng tiến ra Huế.
Ngày 16.5, “Nhiều đơn vị Thủy quân lục
chiến được điều ra Huế”. Ngày 18.5, “Nhiều đơn vị Nhảy dù và Thủy quân
lục chiến khác tiếp tục lên đường. Quân Chính phủ phải dừng lại trên đèo
Hải Vân. Quân chống đối chính phủ dàn ở trước mặt. Thiếu tướng Kỳ tuyên
bố nếu cần sẽ dùng vũ lực” (ĐT,VTN – 1966),
Cùng ngày, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất tuyên cáo trách chính phủ, đòi rút quân khỏi Huế, Đà Nẵng,
đồng thời xác nhận không tin tưởng các tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn
Cao Kỳ; ủng hộ cuộc đấu tranh ở miền Trung; kêu gọi tăng ni, phật tử sẵn
sàng tranh đấu. 24 Tuyên úy Phật giáo tuyệt thực 24 giờ. Hàng ngàn người
biểu tình tại Viện Hóa Đạo”. (ĐT,VTN – 1966).
Ngày 23.5.1966, tại Huế: “Lực lượng đấu
tranh Huế báo động. Đoàn Sinh viên Quyết tử (sau khi nhà sư Trí Quang ra
lệnh giải tán, tổ chức này đổi tên Sinh viên Phụng sự Xã hội), học sinh,
giáo chức ứng chiến, trực gác ngày đêm bảo vệ trường học, công sở.
Giáo hội Phật giáo chỉ thị cho phật tử,
tăng, ni tăng cường bảo vệ chùa và các cơ sở khác của giáo hội”(LSPTĐTH
– nhiều tác giả - nxb Trẻ - tpHCM – 2015).
Ngày 24.6.1966, tại Mỹ: “Chủ tịch Thượng
viện Mỹ tuyên bố: Hoa Kỳ tiếp tục nhiệm vụ tại Việt
Cùng ngày (24.6.1966):
-Tại Sài Gòn, buổi sáng: “Tăng, ni, phật
tử biểu tình tuần hành qua nhiều đường phố, bị giải tán bằng lựu đạn
cay. Thượng tọa Trí Quang yêu cầu lần thứ ba tổng thống Johnson và Quốc
hội Mỹ đừng ủng hộ chính phủ Nguyễn Cao Kỳ nữa”. (ĐT,VTN,1966).
-Tại Huế, buổi chiều: “Lực lượng Nhân
dân Tranh thủ Cách mạng tổ chức Hội thảo tại giảng đường C, Đại học Khoa
học Huế. Hàng ngàn sinh viên, học sinh, đồng bào các giới, cảnh sát,
binh lính tham dự. Hội thảo lên án Thiệu – Kỳ
đàn áp nhân dân tại Đà Nẵng, Đà Lạt và các tỉnh khác; lên án Mỹ
hậu thuẫn cho Thiệu – Kỳ trong tất cả các hành động chống lại nhân dân
Việt Nam; lên án Văn hóa nô dịch và đồi trụy Mỹ. Sau hội thảo đoàn người
kéo tới đốt cháy Phòng Thông Tin Hoa Kỳ. Đây là lần thứ hai, sau 5
tháng, cơ quan văn hóa này hứng chịu sự phẫn nộ của quần chúng đấu tranh
Huế. Một lần nữa nhà sư Trí Quang lên tiếng phản đối các hành vi bạo
động này. Lời kêu gọi khẩn thiết của ông chìm trong lửa cháy và tiếng
gào thét của đám đông phẫn nộ.(LSPTĐTH, nhiều tác giả, nxb Trẻ, tpHCM
2015).
(1) Chính quyền phải kiểm soát đài
phát thanh và cho phép Lực lượng tranh đấu phát thanh mỗi ngày một giờ
với điều kiện bài vở phải được kiểm duyệt.
(2) Lực lượng đấu tranh phải giao nộp
các vũ khí bất hợp pháp đang sở hữu.
(3) Giải tán ngay các lực lượng dân sự
đang canh gác và hoạt động trong thành phố Huế.
(4) Chính quyền sẽ cho phép Lực lượng
đấu tranh hoạt động với tính cách thuần túy chính trị bất bạo
động.(LSPTĐTH, nhiều tác giả, nxb Trẻ tp HCM 2015).
-Tại Mỹ, tổng thống Johnson tuyên bố: “
Những hành động tuyệt vọng chỉ làm mờ tối con đường dẫn tới Quốc hội Lập
hiến ở Việt
-Tại Sài Gòn: Tổng đoàn Thanh niên Chí
nguyện Phật tử rút thăm cho một, hai người tự thiêu. (ĐT,VTN,1966).
-
Tại Huế: Lực lượng Tranh thủ Cách mạng “Phát động Phong trào bài Mỹ kịch
liệt, tẩy chay, bãi công, đốt phá” (ĐT,VTN,1966).
“ Hội đồng Sinh viên Tranh
thủ Cách mạng tổ chức hội thảo kêu gọi sinh viên, học sinh và đồng bào
tuyệt giao với Mỹ. Kết thúc hội thảo, sinh viên học sinh xuống đường
biểu tình, kéo tới đốt tòa Lãnh sự Hoa Kỳ. Đây là lần thứ 2 sau 5 tháng
cơ quan ngoại giao này bị đốt.
“ Nữ sinh Phật tử Nguyễn thị Vân tự
thiêu tại môt ngôi chùa trong thành nội để phản đối Mỹ leo thang chiến
tranh và Thiệu – Kỳ đàn áp
dã man quần chúng đấu tranh” (LSPTĐTH nhiều tác giả nxb Trẻ tpHCM 2015).
“ Đức Tăng thống và Viện
Hóa Đạo kêu gọi ngừng các vụ tự thiêu và biểu tình”. (ĐT,VTN,1966).
5/ Cuộc chiến giữa bạo lực Mỹ Thiệu Kỳ và bàn thờ Phật
Bàn thờ Phật, tăng, ni, phật tử xuống
đường là bạo động hay bất bạo động? Chính quyền cần phải cân nhắc cẩn
trọng trước khi ra tay.
-Tại Huế, tỉnh trưởng Phan Văn Khoa qua
các phương tiện truyền thông, kể cả máy bay gắn loa phóng thanh, kêu gọi
đồng bào phật tử dọn bàn thờ vào nhà và Lực lượng đấu tranh giải tán.
- Tại Sài Gòn, chính quyền vận động nhà
sư Thích Tâm Châu mở chiến dịch phản đối hành động “bêu riếu Phật giáo”
của nhà sư Thích Trí Quang và kêu gọi phật tử rước bàn thờ Phật vào
nhà.( ĐT,VTN,1966).
- Đồng thời, tướng Kỳ quyết định tăng
cường lực lượng để giải quyết dứt điểm nhóm quân nhân ly khai và Lực
lượng Tranh thủ nhằm vãn hồi an ninh trật tự tại Huế. Ngày “7.6.66, ba
tiểu đoàn vừa Nhảy dù, vừa Thủy quân lục chiến tới trường bay Phú Bài,
và đóng cách Huế 8 cây số”. Ngày “10.9.66, một tiểu đoàn Cảnh sát Dã
chiến được gởi tới Huế”. Ngày “12.9.66, “TQLC, một tiểu đoàn, được gởi
thêm ra Huế.”Ngày “13.6.66, 150 Cảnh sát Dã chiến được gửi ra thêm”.
(ĐT,VTN,1966).
Ngày 8.6.1966, nhà sư Thích Trí Quang
bắt đầu cuộc tuyệt thực “cho đến chết” trước ban công Tòa Hành chánh
tỉnh Thừa Thiên. (Xem Hoàng Nguyên Nhuận (Hoàng Văn Giàu) –
giaodiemonline.com/2013/6).
Ngày 11.6, tại chùa Diệu Đế, Giáo hội
Phật giáo Thừa Thiên tổ chức kỷ niệm 3 năm ngày Hòa thượng Thích Quảng
Đức tự thiêu (11.6.1963 – 11.6.1966). Sau buổi lễ, cả mấy ngàn người
biểu tinh từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm mang theo những biểu ngữ có
nội dung:
- Đả đảo Thiệu – Kỳ đàn áp Phật giáo.
- Đả đảo chính quyền thực dân Johnson.
- Thiệu – Kỳ từ
chức.(LSPTĐTH nhiều tác giả nxb Trẻ tp HCM 2015)).
Ngày 13.6, nhà sư Trí Quang vẫn tiếp tục
tuyệt thực, sức khỏe của ông giảm sút nghiêm trọng.
“Một phái đoàn gồm 5 vị thượng
tọa cùng đức Tăng thống tới thăm thượng tọa Thích Trí Quang và yêu cầu
ngưng tuyệt thực, nhưng không kết quả”. (ĐT,VTN,1966).
Chắc là Lực lượng ly khai của sư đoàn I
đã không có hành động kháng cự rõ rệt. Từ sau khi Đà Nẳng “thất thủ”,
các quân nhân ly khai ở Huế cạn dần ý chí “ly khai.” Có nhiều khả năng
hơn, “Ly khai” chỉ là động tác giả theo như mưu lược của nhà sư Trí
Quang và tướng Nguyễn Chánh Thi.
“Theo lệnh của nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên, từ nay cảnh sát được phép
đột nhập các nhà chùa và các nhà dân sự để lùng bắt những người thuộc
lực lượng chống đối (…). Sáng sớm ngày 11 tháng 6, cảnh sát đã tiến vào
một ngôi chùa ở Huế để bắt một viên sĩ quan ly khai. Tin tức cũng cho
biết rằng tại Huế có từ 50 đến 100 người cầm đầu các lực lượng chống đối
đã bị bắt”.
Những ngày tiếp theo 12,13, 14, lực
lượng chính phủ vẫn tiếp tục các cuộc lùng bắt những người thuộc lực
lượng chông đối.
Ngày 16.6.1966, sau khi đã cơ bản thanh
toán gần hết các ổ đề kháng của quân ly khai thuộc sư đoàn I, các cánh
quân đáng sợ của chính phủ dưới sự điều động của đại tá Nguyễn Ngọc Loan
và trung tá Phan Văn Khoa quay trở lại càn quét các biểu hiện tranh đấu
bất bạo động của Phật giáo trên các mặt đường và trong các chùa.
Từng đơn vị khoảng một đại đội (100
người) gồm Thủy quân lục chiến, Nhảy dù, Cảnh sát dã chiến tua tủa súng
ngắn súng dài, lưỡi lê tuốt trần, khiêng, dùi cui, ma trắc, lựu đạn hóa
học, khắp người được che chắn bởi mũ đồng, mặt nạ, áo giáp, giày đinh
được tổ chức thành những khối bạo lực trông như những bức tường sẵn sang
phun lửa. Có khoảng mấy chục bức tường sẵn sàng phun lửa như thế từ các
doanh trại, các trung tâm hành quân, trong đêm khuya, bất thần
tiến ra các trục đường chính – nới có bàn thờ Phật và những tăng
ni, phật tử già trẻ, lớn bé đang ngái ngủ mệt mỏi sau hơn mười ngày kiên
trì bám mặt đường bảo vệ bàn thờ và kiên định các mục tiêu đấu tranh:
Hòa bình, Dân chủ và quyển Tự quyết Dân tộc. Sau lưng các bức tường lửa
ấy, còn có những xe GMC chở
đầy các đội viên Biệt chính, cán bộ Xây dựng Nông thôn, Cảnh sát và viên
chức của từng địa phương trung thành với chính phủ. Tất cả đều được
trang bị vũ khí và phương tiện phòng ngừa chất độc hóa học.
- Hoàng Văn Giàu, Trần Xuân Kiêm,
Nguyễn Ngọc Giao và nhiều thủ lãnh phật tử khác trốn thoát, ẩn núp trong
dân chúng một thời gian, sau đó về Sài Gòn tá túc rồi làm việc trong Đại
học Vạn Hạnh và Tổng vụ Thanh niên Phật giáo. (Hoàng Nguyên Nhuận –
giaodiemonline.com/1013/6)
- Lê Tuyên ra trình diện
- Nguyễn Đắc Xuân được Mặt trận mời
lên chiến khu.
- Bảo Cự bị bắt, sau thanh lọc, trở
lại đại học tiếp tục đời sinh viên.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ
Ngọc Phan được cán bộ hoạt động nội thành tổ chức đưa lên núi tiếp tục
kháng chiến trong môi trường
mới.
Nhóm nghiên cứu Lịch sử Phong Trào Đô
Thị Huế không tìm thấy tài liệu nào
“thống kê chính xác số người chết
và bị thương trong chiến dịch” kết thúc Biến Động Miền Trung,
“nhưng số người bị bắt giam giữ
chờ phân loại gồm khoảng 1000 quân nhân ly khai và 2000 người thuộc các
lực lượng dân sự”.
Thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh
Phật giáo năm 1966 và cuộc ly khai hụt của quân dân quân khu I, bắt nhốt
nhà sư Thích Trí Quang và hàng ngàn phật tử, đồng sự của ông, truy lùng
và vô hiệu hóa hang ngàn người khác, một lần nủa Mỹ và chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa đã đẩy một bộ phận không nhỏ quần chúng về phía Mặt trận
Giải phóng và làm tê liệt khả năng chiến đấu của một phần quân lực miền
Nam. Cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh đã thất bại từ lúc chưa băt đầu.
Trong tình thế đó, chống, hoặc ly khai
với Thiệu – Kỳ cũng có nghĩa là chống, và ly khai với Mỹ.
Nguyễn Chánh Thi chống Thiệu – Kỳ là
điều có thật. Nhưng Nguyễn Chánh Thi có chống và ly khai với Mỹ không?
Đặt câu hỏi như thế này là hoài nghi tiến trình cuả tam đoạn luận trên.
Vấn đề cốt lõi là mục tiêu nào trong sự
liên kết giữa Thích Trí Quang và Nguyễn Chánh Thi?
Câu hỏi sau cùng:
Cuộc ly khai do Thích Trí Quang và Nguyễn Chánh Thi phát động là
mục tiêu quân sự và chính quyền ly khai, hay chỉ là thủ pháp chính trị
trong đường lối đấu tranh vì mục tiêu dân chủ, hòa bình bất bạo đông?
Như chúng ta đã biết, Nguyễn Chánh Thi
gắn liền với Mỹ trong những biến cố to lớn của đời ông: Cuộc đảo chánh
Ngô Đình Diệm tháng 11 năm 1960, cuộc lật đổ Dương Văn Minh tháng 1 năm
1964, hai cuộc chống đảo chánh tháng 8.1964 và tháng 2.1965, cuộc lật đổ
Nguyễn Khánh tháng 2.1965. Sau khi cuộc xung đột Thi – Thiệu Kỳ xẩy ra,
một mặt người Mỹ cung cấp phương tiện cho Thiệu Kỳ đánh Thi, một mặt tổ
chức dàn xếp để Thi – Kỳ thương lượng nhằm giải quyết xung đột trong hòa
giải. Đâu là sự thật trong những hành động hai mặt nay? Cuối cùng Thi bị
Thiệu – Kỳ đánh bại, phải ra đi, Mỹ đã cưu mang ông. Những điều này
chứng tỏ Mỹ muốn loại bỏ Thi nhưng chưa đến độ tuyệt tình như đối với
Ngô Đình Diệm. Như thế, trong Biến Động Miền Trung, Thi chống Thiệu – Kỳ
là chính, nhưng chống trong sách lược của Phật giáo miền Trung:
vừa đủ để làm áp lực với Mỹ, chưa đến mức độ ly khai. Bởi vì hơn ai hết
Thi hiểu rằng vào thời điểm đó (1966), với địa lý miền Trung, ly khai
với Thiệu – Kỳ là ly khai với Mỹ, mà ly khai với Mỹ thì chỉ có chết:
Chết vì bị Mỹ giết. Chết vì hoàn toàn không có điều kiện và khả năng ly
khai tự lập (cơm áo gạo tiền và súng đạn đều nằm trong tay Mỹ). Trong
trường hợp đầu hàng Cộng sản thì hậu quả là một cái chết nhục nhã lâu
dài. Thi biết và đã không làm như thế. Người Mỹ biết Thi không làm như
thế nên cưu mang ông phần đời còn lại.
Như chúng ta đã biết; Thích Trí Quang và
Mỹ có mối quan hệ cực kỳ phức tạp. Trong cuộc xung đột đưa đến chiến
tranh giữa Mỹ và Cộng sản miền Bắc, Thích Trí Quang và Phật giáo miền
Trung của ông muốn tìm hướng đi riêng. Không Cộng sản, cũng không Mỹ.
Ông và Phật giáo chống độc tài Ngô Đình Diệm và tưởng có thể là đồng
minh của Mỹ trong công cuộc ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản bằng chế độ dân
chủ, bằng xã hội công bằng,
phát triển trong tự do, và đặc biệt bằng con đường hòa bình, hòa giải
giữa hai ý thức hệ (Tự do – Cộng sản), giữa hai miền (Nam – Bắc), giữa
hai thế giới (Tư bản – Cộng sản). Tháng Tám năm 1963, nhà sư Thích Trí
Quang muốn có đủ thì giờ để nói cho người Mỹ hiểu những điều đó nên ông
chọn tị nạn tại Tòa Đại sứ (Mỹ) sau khi trốn thoát khỏi trại giam của
Ngô Đình Nhu ở Rạch Cát.
Cabot Lodge
(và những người Mỹ có thẩm quyền khác) lịch sự, chịu khó nghe ông nói
rất nhiều lần, nhưng không hiểu hoặc hiểu một cách lệch lạc, lờ mờ, thậm
chí nếu có hiểu chính xác những điều ông nói cũng chẳng bao giờ là đồng
minh của ông. Bởi con đường của Mỹ là chiến thắng Cộng sản bằng bạo lực
quân sự, chứ không phải là chế độ dân chủ, là hòa bình, hòa giải của dân
tộc Việt
Đai sứ Mỹ, Cabot Lodge, cố gắng thuyết
phục Thích Trí Quang và Phật giáo đi theo con đường chiến tranh của
mình. Thích Trí Quang và Phật giáo miền Trung kiên trì kêu gọi Mỹ ủng hộ
nhân dân Việt
Cuộc giằng co thuyết phục – kêu gọi lẫn
nhau kéo dài từ cuối hè 1963 đến cuối xuân 1966. Người Mỹ tiếp tục đi
tìm người hùng cho giải pháp chiến tranh. Phật giáo kiên trì đấu tranh
dân chủ và quyền dân tộc tự quyết theo con đường hòa bình và phương pháp
bất bạo động. Xem ra hai con đường không thể nhập làm một trong cuộc
đương đầu với Cộng sản miền Bắc và Mặt trận Giải phóng miền
Cũng như Cộng sản miền Bắc, Mỹ và cộng
đồng Thiên Chúa giáo Việt
Thích Trí Quang và Phật giáo miền Trung
lý luận rằng trong thế giới vô thường, đã có 1, ắc có 2, có 3. Nhưng vào
thời điểm này, trên thế giới này, trong đất nước này, Phật giáo là con
đường thứ ba đó. Con đường thứ ba có sứ mệnh hóa giải sự ngược chiều
sinh tử, hủy diệt dân tộc và nhân loại của hai con đường kia.
Cuộc đấu tranh của Phật giáo từ chống
độc tài Ngô Đình Diệm qua độc tài Nguyễn Khánh, độc tài Trần Văn Hương
đến độc tài Kỳ – Thiệu – Mỹ là
cả một cuộc hành trình. Đó là cuộc hành trình đầy khổ nạn giữa rất nhiều
lằn đạn.
Trước tình hình đó, Thích Trí Quang và
Phật giáo miền Trung có một người đồng hành, từng bước trở thành đồng
minh, đồng đạo là Nguyễn Chánh Thi và những quân – dân – cán – chính
miền Trung ủng hộ ông chống lại Thiệu – Kỳ.
Nguyễn Chánh Thi vốn là một người lính,
một tướng quân, sự nghiệp và sinh mệnh của ông trong một thời gian dài
gắn liền với hai cuộc chiến tranh không chính đáng của Pháp và Mỹ. Ông
cách xa Thích Trí Quang và Phật giáo trong những điểm này.
Nhưng, Nguyễn Chánh Thi còn là người
Việt
Cái cơ duyên để Thích Trí Quang và
Nguyễn Chánh Thi cộng nghiệp là trong quảng thời gian hai năm, Nguyễn
Chánh Thi trở về miền Trung – Huế
với chức vụ cầm đầu quân đội và chính quyền. Một nhà tu khát khao con
đường dân chủ, hòa binh, hòa giải dân tộc, và một tướng quân mệt mỏi,
giằng xé, bất mãn trong
cuộc chiến tranh khủng khiếp của Mỹ gặp nhau. Họ thu hẹp các khoảng
cách, để rồi xích lại gần hơn trên con đưòng thứ Ba của Phật giáo. Cuộc
ký kết
Ly khai là tranh chấp quyền lực là bạo
động, là con đường chết trong tương quan lực lượng và vị trí địa lý miền
Trung vào thời điểm đó như đã nhận định ở trên.
Con đường thứ Ba là con đường đấu tranh
dân chủ, là bất bạo đông, là hòa bình, là con đường sống trong những xã
hội đa nguyên và dân chủ.
Một khi con đường thứ ba kết hợp với “ky
khai” là con đường thứ ba đi vào chỗ chết. Người Mỹ chờ cơ hội này để
đánh Thích Trí Quang và Phật giáo miền Trung một lần cho dứt điểm.
Vậy thì có một chủ trương, một kế hoạch
ly khai thật hay chỉ là những động thái, những tuyên ngôn, những lời hô
hào cốt để làm áp lực với Mỹ?
Như mọi người đều thấy: Có tuyên bố ly
khai từ biệt khu Quảng Đà của Đại tá Đàm Quang Yêu, từ Tòa Thị chính Đà
Nẳng của Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn. Có sự chuyển quân bằng phương tiện Mỹ
của Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Có sự dàn quân, có đánh nhau làm mấy trăm ngươi
chết và bị thương trong những ngày sôi động tháng Năm tại Đà Nẵng. Có tổ
chức quân nhân ly khai của sư đoàn I tham gia Lực lượng Tranh thủ Cách
mạng.Có Lực lượng Sinh viên Quyết tử. Có vụ tấn công Tướng Huỳnh văn Cao
tại phi trường Tây Lộc. Có chiến đoàn Nguyễn Đại Thức. Có các vụ đốt phá
phòng Thông tin Hoa Kỳ và tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế. Những sự kiện bạo động
này chưa đủ để kết luận Biến Động Miền Trung là một cuộc ly khai đúng
nghĩa. Bởi một cuộc ly khai đúng nghĩa bao giờ cũng có hai điều kiện
quân sự và kinh tế làm xương sống cho chính quyền ly khai. Phải có một
hậu phương lớn với khả năng chính trị và tiềm lực kinh tế dồi dào, một
chiến khu kiên cố và hiểm trở để tính kế lâu dài. Tại miền Trung - Huế
vào thời điểm đó biển trời, rừng núi, nông thôn đều do các bên lâm chiến
( Mỹ, Thiệu Kỳ và Cộng sản) chiếm đóng. Lực lượng thứ ba lấy gì để ly
khai? Trong lịch sử Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XVI có cuộc ly khai của
họ Mạc ở Cao Bằng và cuộc ly khai của chúa Nguyễn ở Thuận Quảng . Miền
Trung Huế, vào thời điểm 1966 đối với trung tâm quyền lực Mỹ – Thiệu –
Kỳ ở Sài Gòn, hoàn toàn không giống như Thuận Quảng, Cao Bằng đối với
chúa Trịnh vua Lê ở Tây đô và Thăng Long vào thế kỷ XVI – XVII. Tại Huế,
trong mấy tháng xuân hè năm 1966, nhà sư Thích Trí Quang vẫn tiếp tục
đấu tranh bất bạo động với những tăng ni, phật tử của mình; Nguyễn Chánh
Thi không kêu gọi sự trợ giúp của cường quốc thứ ba, không điều binh
khiển tướng trên chiến tuyến, cũng không đi lập chiến khu. Ông chỉ tuyên
bố thế này thế nọ trước báo chí. Ông còn đi gặp tướng Kỳ theo sự dàn xếp
của Mỹ. Ông chỉ đôi lần xuất hiện trước quần chúng mít tin, biểu tình để
bày tỏ lập trường đứng về phía nhân dân.
Nguyện vọng to lớn nhất, sâu thẳm nhất
của nhân dân hai miền Nam Bắc vào thời điểm đó là Hòa bình, quyền Tự
quyết Dân tộc và sự thống nhất đất nước.
Cuộc “ly khai” trong Biến Động Miền
Trung đích thật là cuộc ly
khai giả, là một thủ pháp chính trị. Mục đích thực sự của “ly khai” là
làm áp lực để Mỹ ủng hộ nhân dân Việt Nam, từ bỏ Thiệu – Kỳ và con đường
chiến tranh mà nhà sư Thích Trí Quang và Phật giáo miền Trung nhận định
rằng đó là con đường xấu xa nhất, tàn ác nhất, người Mỹ nhất định thua
nếu không từ bỏ.
Ba mục tiêu chính của phong trào Phật
giáo miền Trung 1966 là chế độ dân chủ, quyền tự quyết dân tộc và hòa
bình. Cả ba mục tiêu này đều trực diện đâu tranh với Mỹ. Mà trực diện
đấu tranh với Mỹ trong tình thế miền Nam năm 1966 thì thua là tất nhiên.
Có điều thua như thế nào là vấn đề cần thảo luận.
Trở lại cuộc đấu tranh chống Hiến chương
Vũng Tàu và độc tài quân phiệt Nguyễn Khánh cuối năm 1964: Cái làm mất
danh dự (từ và ý của hòa thượng Thích Tịnh Khiết) của Phật giáo biểu
hiện qua việc thành lập và đẩy mạnh các hoạt động của Hội đồng Nhân dân
Cứu quốc, đặc biệt Hội đồng Nhân dân Cứu quốc ở các tỉnh phía nam của
miền Trung, nơi mà khuynh hướng “Đỏ”trong Hội đồng mạnh hơn khuynh hướng
Phật. Hội đồng Nhân dân Cứu quốc là một thứ chính quyền. Trong tình thế
lúc bấy giờ chính quyền là bạo động. Mà bạo động là mâu thuẫn, là đi
ngược lại đường lối chủ trương bất bạo động của Phật giáo. Các vị lãnh
đạo cao nhất của Phật giáo miền Trung lúc bấy giờ đã kịp thời nhận ra
sai lầm đó nên thay vì ra lệnh tổ chức kỷ niệm một năm ngày chế độ độc
tài Ngô Đình Diệm bị lật đổ – Cách
mạng thành công; hòa thượng Thích Tịnh Khiết và thượng tọa Thích Trí
Quang đã nhân danh Giáo hội Phật giáo gởi Thông điệp và Thông cáo nhắc
nhở Phật giáo đồ: “Vì danh dự của Phật giáo mà noi gương tinh thần Thích
Quảng Đức, kiên trì đường lối đấu tranh bất bạo động”. Từ 1.11.1964 đến
13.3.1966 (ngày thành lập Lực lượng Tranh thủ Cách mạng) là gần tròn 14
tháng rưởi, các nhà lãnh đạo Phật giáo miền Trung đã quên bài học Hội
đồng Nhân dân Cứu quốc, đã vội vã liên kết với Nguyễn Chánh Thi làm cuộc
ly khai giả. Cuộc đấu tranh bất bạo động thật của nhà sư Thích Trí Quang
song hành cùng cuộc ly khai giả của Tướng quân Nguyễn Chánh Thi đã tạo
cơ hội vàng cho Mỹ – Thiệu – Kỳ điều động binh mã tiến hành cuộc đàn áp
đẫm máu như chúng ta đã thấy.
Giả định rằng các ông Nguyễn Chánh Thi,
Phan Xuân Nhuận, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Mẫn, Đàm Quang Yêu, và các sĩ
quan, binh sĩ, công chức quân khu I nhớ bài học Vũ Văn Mẫu (tháng 8.
1963 phản đối kế hoạch nước
lũ của Ngô Đình Nhu) đồng loạt cạo đầu đứng vào hàng ngũ đấu tranh bất
bạo động của ngài Thích Trí Quang thì chẳng biết thế sự sẽ ngã ngũ như
thế nào. Cho dù có thua cũng là một cái thua ngoạn mục, một cái thua vô
tiền khoáng hậu. Tuy nhiên giả định vẫn là giả định, là ý kiến nhanh
nhạy của kẻ ngoài cuộc, của
người đời sau.
Lấy mốc điểm từ Hội nghị
Ông Đoàn Thêm là một viên chức cao cấp
đã từng làm việc trong văn phòng phủ tổng thống Ngô Đình Diệm. Đến năm
1966, ông vẫn đứng trên lập trường của Việt Nam Cộng Hòa để ghi chép
Việc Từng Ngày. Do vậy Việc Từng Ngày có chuyện “Đại đức Thích Nhất Hạnh
được mời sang Hoa Kỳ…”, mà không có chuyện nhà sư Thích Nhất Hạnh bị Chủ
tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu cấm về lại Việt |